Diễn biến nhanh của Trung Quốc ở Biển Đông và ứng phó của Việt Nam

2023.05.24
Diễn biến nhanh của Trung Quốc ở Biển Đông và ứng phó của Việt Nam Tàu Trung Quốc áp sát tàu Cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông
Reuters

Trung Quốc trong gần cả tháng nay tăng cường hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Lâu nay, Việt Nam đã có những ứng phó như tìm cách đa dạng hoá nguồn cung vũ khí để đối phó với sự quấy nhiễu ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, hành động của Hà Nội liệu có thể bắt kịp chuyển động của Bắc Kinh?

Diễn biến mới nhất

Từ hôm 7/5 đến nay, Trung Quốc cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 vào hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong đợt khảo sát này, có thời điểm tàu Hướng Dương Hồng 10 cách đường cơ sở Việt Nam chỉ khoảng hơn 50 hải lý.

Hôm 13/5, con tàu này rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Hôm 15/5, tàu Hướng Dương Hồng 10 lại rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam một lần nữa và xuất hiện ở gần khu vực Đá Chữ Thập. Đến 17/5, nó bắt đầu quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam, vào ngày 18/5, lên tiếng phản đối Trung Quốc về những hoạt động gần đây của nước này tại khu vực Biển Đông, nói rằng “Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp phù hợp vi luật pháp quốc tế để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mình”.

Cập nhật về tình hình hiện tại, một nhà nghiên cứu Biển Đông, yêu cầu giấu danh tính cho biết, đến ngày 25/5, Trung Quốc vẫn duy trì tàu nghiên cứu khoa học Hướng Dương Hồng 10 cùng một tàu cảnh sát biển của nước này và một số tàu dân binh có mặt trong vùng biển đặc quyền của Việt Nam:

“Hôm nay lại đưa thông tin thêm là một tàu hải tuần của Trung Quốc đã đi vào trong khu vực gần Bãi Tư Chính.

Còn bên Việt Nam thì có một tàu cảnh sát biển và hai tàu kiểm ngư theo dõi, bám sát theo tàu này của Trung Quốc. Báo chí trong nước thì không được đưa tin về vấn đề này.

Có lẽ chính phủ Việt Nam một mặt muốn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc, thứ hai là chuyện Trung Quốc cho tàu vào quấy nhiễu vùng đặc quyền kinh tế từ lâu lắm rồi, cho nên họ cũng chấp nhận đó là một chuyện bình thường.”

Tương quan lực lượng

Vị chuyên gia giấu tên đánh giá rằng về tương quan lực lượng trên biển hiện nay giữa hai nước thì đương nhiên là Trung Quốc mạnh hơn nhiều. Không chỉ đối với Việt Nam mà tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á cũng không thể so sánh được sức mạnh về lực lượng tàu so với Trung Quốc. Tuy nhiên:

“Trong lúc này, không ai muốn mang hải quân ra cả. Các nước chỉ sử dụng những tàu gọi là hành pháp mà thôi, chứ nếu mang hải quân ra thì chắc chắn là hành động gây chiến rồi.”

Chuyên gia về quan hệ quốc tế, an ninh quốc phòng Nguyễn Thế Phương bình luận với RFA rằng hiện nay, trong quá trình hiện đại hoá quân đội, Việt Nam đang cố gắng phát triển đồng bộ vũ khí lục quân và hải quân, nhưng vẫn ưu tiên những vấn đề liên quan đến an ninh trên Biển Đông, vì đây là vấn đề lợi ích cốt lõi:

“Đối tượng tranh chấp trên biển Đông của Việt Nam hiện nay rõ ràng nhất là Trung Quốc. Nếu nhìn vào nguồn lực thì rõ ràng là nguồn lực của Việt Nam không thể bằng của Trung Quốc, và Việt Nam hiện tại cố gắng biến năng lực của mình càng hiện đại càng tốt, chứ việc đuổi theo năng lực của Trung Quốc là điều không thể.”

Ông Thế Phương cho biết, đơn thuần về mặt số lượng, vũ khí trên biển của Việt Nam chắc chỉ bằng một phần ba so với Trung Quốc, nhưng cũng cần phải tính tới hai yếu tố quan trọng khác. Thứ nhất là yếu tố con người và thứ hai là học thuyết.

Yếu tố con người là chuyện Việt Nam mua vũ khí rồi nhưng có đủ năng lực để sử dụng hay không. Còn học thuyết là những chỉ dẫn cách quân đội chiến đấu trong một cuộc chiến.

Hiện đại hoá quân sự chậm lại

Để đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam cần phải đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá quân sự. Tuy nhiên, theo ông Phương, quá trình này đang bị chậm lại.

Thứ nhất là do thiếu tiền; Thứ hai là do quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất là Việt Nam là Nga đang gặp khó khăn bởi cuộc chiến trang Nga - Ukraine.

Do đó, Việt Nam hiện buộc phải đi tìm các đối tác mới. Tức là, toàn bộ quá trình tương tác với đối tác mới phải làm lại từ đầu, phải đi xem người ta bán cái gì, các quy trình mua bán như thế nào, chưa kể là còn các yếu tố chính trị khác nữa…

“Mà trong khi tình hình trên biển đó lại diễn biến quá nhanh dẫn đến phản ứng chính sách Việt Nam chưa theo kịp. Nó khiến cho quá trình hiện đại hoá quân sự chậm lại khá nhiều.”

Lý giải thêm về diễn biến quá nhanh trên Biển Đông, ông Thế Phương lấy ví dụ, thứ nhất là cường độ hiện diện của Trung Quốc ngày càng nhiều, ngày càng dồn dập so với cách đây năm năm. Các tàu cá, hải cảnh, tập trận và các quốc gia khác cũng đưa tàu qua lại ở khu vực này rất nhiều:

“Thứ hai là quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc rất nhanh, không chỉ về mặt công nghệ mà còn về mặt tổ chức và cách triển khai lực lượng ở trên thực địa quá nhanh và nó khiến cho các nước nhỏ như Việt Nam, với nguồn lực như hiện nay không thể theo kịp.”

Đa dạng hoá nguồn cung

2023-04-24T035919Z_1345654096_RC2H1Y9RB2YE_RTRMADP_3_VIETNAM-CZECH-ARMS.JPG
Một gian hàng vũ khí của công ty an ninh Séc, tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2022 ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Do Nga đang bị các nước phương Tây bao vây, cô lập cho nên Việt Nam buộc phải đa dạng hoá nguồn cung vũ khí. Theo chuyên gia biển Đông giấu tên cho biết:

“Nguồn cung vũ khí cho Việt Nam đang gặp khó khăn thì Việt Nam phải tìm nguồn khác mà nó phải tương thích với hệ thống vũ khí đó, và Ấn Độ và Séc chính là hai  nước mà Việt Nam đang nhắm tới.”

Theo ông Nguyễn Thế Phương, với nhu cầu cp bách ở Biển Đông như hiện nay thì Việt Nam không thể nào không chỉ dựa vào vũ khí từ Nga. Cho nên gần đây, Việt Nam đã có động thái đàm phàn với Séc hay đi sang Hàn Quốc để các nước này bán vũ khí cho Việt Nam.

Hồi tháng tư vừa qua, Việt Nam đàm phán mua thêm khí tài từ Cộng hoà Séc. Nước này được xem có thể đáp ứng nhu cầu an ninh ngày càng tăng của Việt Nam, khi mà các hãng quân sự Séc có khả năng vượt trội trong cung cấp những khí tài cho vũ khí của Nga; cũng như sản xuất được những trang thiết bị mới tương thích vi các loại vũ khí thời Sô viết. Hiện kho vũ khí của Việt Nam có đến 80% là do Nga cung cấp.

Vào tháng 12/2022, lãnh đạo Việt Nam đến thăm Hàn Quốc để nâng cấp quan hệ hai nước. Bước tiến về ngoại giao này có thể và thúc đẩy đầu tư và bán vũ khí của Hàn Quốc cho Việt Nam, cam kết gia tăng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh hàng hải, trật tự - trị an và công nghệ.

Phòng tránh chiến tranh từ xa

Ngoài chuyện đa dạng hoá nguồn cung vũ khí, Việt Nam còn thực hiện một số biện pháp khác để đối phó với Trung Quốc.

Về mặt quân sự, ông Thế Phương cho biết Việt Nam đang tự chế vũ khí ở trong nước, đặc biệt là các loại vũ khí dễ làm để hạn chế nhập khẩu, để dành nguồn lực cho chuyện khác. Thứ hai là gia hạn các loại vũ khí đã cũ:

“Ví dụ như cái máy bay mới bị rớt. Đáng lẽ cái máy bay đó đã về hưu rồi, nhưng mà Việt Nam tăng hạn để dùng, nhưng khi tăng hạn đồ cũ thì rơi là một điều có thể kể dự tính trước, không có gì ngạc nhiên cả.”

Ngoài ra, từ năm năm trở lại đây, Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động giao lưu quốc phòng. Nó cũng tạo ra một cái thế giúp tăng cường kết nối, nâng cao năng lực của Việt Nam.

Về mặt ngoại giao, Việt Nam thực hiện chiến lược “ngăn chặn chiến tranh từ sớm từ xa”. Theo ông Thế Phương, đây là một vấn đề về mặt ngoại giao, Việt Nam phải làm sao cân bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

“Với một nước nhỏ như Việt Nam thì Việt Nam kỳ vọng những việc làm về mặt đối ngoại sẽ ngăn chặn một cuộc xung đột có thể xảy ra ở biển Đông, để không phải dùng tới lực lượng quân sự, vốn nói trắng ra là nếu đánh nhau là sẽ thua.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Nguyễn Văn
25/05/2023 12:03

Trang bị vũ khí là hiển nhiên và cần thiết để bảo vệ đất nước nhưng câu hỏi là cộng sản VN có muốn bảo vệ đất nước đối đầu với Tàu Cộng hay không?

Phải nói, tuy chủ quan, Tàu Cộng không dám gây chiến ở Biển Đông và Hoa Đông vì sẽ chuốc lấy thảm bại khi Mỹ và các nước có quyền lợi sẽ can thiệp. Tàu Cộng chỉ cần dùng sức mạnh áp đảo, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của VN nhưng không gây chiến tranh để chiếm đoạt. Nhưng cộng sản Hà Nội lại tránh, không dám đưa tin lên tiếng phản đối bất cứ sự kiện gì liên quan tới Tàu Cộng cho dân biết, điều này chứng tỏ Hà Nội đã khuất phục, chỉ phản ứng bằng hành động theo dõi mỗi khi quốc tế đưa tin.

Nhìn lại những mốc thời gian trôi qua trong quá khứ, thấy rõ ràng đất nước VN bị người cộng sản anh em chiếm mất nhiều phần lãnh thổ, đảo, và lợi ích trên biển nhưng cộng sản VN vẫn chỉ ngậm bồ hòn che giấu tất cả để được yên thân, tiếp tục nắm quyền lực lo tham nhũng làm giàu. Đất nước bây giờ không quan trọng bằng đô la, và tổ quốc không bằng một cái đảng nhỏ vài triệu đảng viên chỉ lo tranh giành quyền lực hơn là chuyện quốc gia an nguy. Người dân bị che đậy tất cả và chỉ biết lo cho cuộc sống kiếm ăn mỗi ngày. Lòng yêu nước đã bị đảng cộng sản kìm kẹp không cho bày tỏ. Có mua vũ khí Nguyễn Phú Trọng cũng không dám chống Tàu xâm lược mà chỉ để bọn chúng chia chác và tham nhũng.

Mỹ luôn chìa bàn tay ra trợ giúp vì lợi ích hai nước nhưng cộng sản VN luôn từ chối vì sợ mất quyền lực và chế độ sụp đổ. Họ thà mất nước hơn mất đảng. Họ đã khuất phục từ lâu rồi. Tàu Cộng cứ thản nhiên xâm phạm chủ quyền VN và chiếm đoạt những gì họ muốn.
nv

Nguyễn Trần Anh Khôi - Bến Vân Đồn Q4
26/05/2023 16:54

VN ngoại giao cây tre gãy và đu dây thì chịu rồi

Anonymous
26/05/2023 21:23

Đảng CS Tầu, là thầy của đảng CSVN, nên có cho Vàng Tấn thì đảng CSVN cũng không dám gãi chân Thầy mình . Ngược lại đảng CSVN một mực tuân lệnh Quan Thầy Tầu Cộng dẫn dắt , sai bảo . " Tuị bay phải cố sức chống tuị tao chỉ bằng mồm , và hãy ve vãn khối tây Phương cũng bằng mồm, để hưởng chút tiện nghi chúng đang dư thừa, chúng sẽ cho..! Hãy nhớ chống lại THầy, thì coi như đảng mất đấy..!

Việtcộng HàNội VIỆTNAM
29/05/2023 09:23

“Đi với Tàu mất nước, đi với Mỹ mất đảng” quí vị đã chọn con đường đi với Tàu, đã dâng cho Tàu khoảng 1.000 cây số vuông đất biên giới, hơn 20.000 cây số vuông vùng biển vịnh Bắc Bộ, đảo Hoàng Sa và một phần của đảo Trường Sa v.v… Quí vị đã quên 2 điều :
1.- Lòng tham con người vô đáy.
2.- Nước mất thì nhà tan.
Đến giờ phút này quí vị mới bắt đầu hiểu được điều thứ nhất khi bọn Tàu Cộng vẫn chưa thỏa mãn những gì quí vị hiến dâng mà còn tham lam muốn chiếm hết cả Biển Đông nhưng quí vị chưa hiểu được điều thứ 2 vì chưa từng nếm qua như chúng tôi, những người lính Miền Nam Việt Nam, đã cay đắng bao phen với nỗi niềm mất nước.
Nay chúng tôi tuổi đã già đang sống bình yên và tìm vui bên nhau với tình huynh đệ chi binh ở tận trời Tây với tấm lòng không hề hổ thẹn với non sông và con cháu, con cái chúng tôi đã hội nhập và thành danh trên miền đất lạ, chỉ có những kẻ vô ý thức trong chúng tôi mới mong áo ấm về làng hay lom khom bên cạnh quí vị để được ngồi hưởng những bữa ăn thịnh soạn bên những cặp mắt thèm thuồng của bà con lối xóm hay của đám ăn mày rách rưới vây quanh.
Quê hương Việt Nam đã xa vời vợi từ địa lý lẫn trong tâm hồn, người dân Việt Nam cũng không còn cùng chung nhịp đập với kẻ tha hương hàng chục năm và lẽ dĩ nhiên quí vị chỉ còn là những tên bán nước hèn với giặc ác với dân trong con mắt của những kẻ già xa xứ. Nhưng chúng tôi vẫn muốn có vài hàng để nói lên vài ý kiến trước tình hình đất nước lâm nguy vì không muốn 80 triệu dân Việt Nam đi vào con đường đau đớn mà quí vị đã từng dẫn chúng tôi đi qua, con đường nô lệ và mất nước.
Sau khi đi với Tàu không được tôi lại thấy quí vị đang muốn đi theo Mỹ hay dựa vào Mỹ để chống lại Tàu. Hành động này của quí vị là một hành động ngây thơ trong một thời gian ngắn vì thế chiến lược vì mưu mô thủ đoạn và quyền lợi của Mỹ và Tàu quí vị có thể đưa đất nước thêm một lần nữa vào vòng bi thảm. Không cần phân tích và giải thích nhiều quí vị cũng sẽ biết rằng chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ đem tài sản và xương máu dân Mỹ tham chiến để bảo vệ một nước cộng sản. Trái lại, họ còn mong hai nước cộng sản đánh nhau để Tàu Cộng sa lầy và họ hưởng lợi nhờ bán vũ khí cho một vùng Đông Nam Á đầy lo sợ. (Theo TG Nhất Hướng)