Tàu hải cảnh của Trung Quốc bị đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam

Một tàu của Trung Quốc và một tàu của Việt Nam đã áp sát nhau một cách nguy hiểm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
2023.03.27
Tàu hải cảnh của Trung Quốc bị đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông, ngày 14/5/2014.
Reuteurs/Reuteurs TV

Theo dữ liệu của trang theo dõi tàu thuyền Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), một tàu hải cảnh của Trung Quốc và một tàu kiểm ngư của Việt Nam rõ ràng đã có một cuộc chạm trán căng thẳng vào cuối tuần qua ở Biển Đông. Hai tàu này đã áp sát, tới mức chỉ cách nhau 10m.

Một chuyên gia nghiên cứu ở California cho biết, theo dữ liệu dựa trên tín hiệu của Hệ thống Nhận diện Tự động (AIS) từ hai tàu này, tàu Hải cảnh Trung Quốc CCG5205 và tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã tiến “gần nhau một cách điên rồ” vào lúc khoảng 7h sáng Chủ Nhật (giờ địa phương hay nửa đêm giờ UTC).

Theo dữ liệu theo dõi, đến khoảng chiều thứ Hai (giờ địa phương), tàu hải cảnh CCG5205 đã đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia sau khi rời vùng biển của Việt Nam - nơi trước đó đã bị tàu Kiểm ngư 278 bám đuổi từ ngày 24/3/2023 mặc dù tàu này của Trung Quốc to hơn tàu Việt Nam một cách đáng kể.

Có thời điểm, hai tàu này chỉ cách nhau chưa đầy 10 mét - ông Ray Powell, người đứng đầu dự án Myoushu (Biển Đông) ở Đại học Stanford – người đầu tiên phát hiện ra vụ việc trên biển này.

“Mặc dù có sự khác biệt về kích cỡ nhưng tàu Việt Nam khá táo bạo. Tàu Trung Quốc to gấp đôi tàu Việt Nam” – ông Powel nói.

“Chắc chắn đã có một cuộc chạm trán rất căng thẳng”.

Vụ việc xảy ra ở vùng biển cách Bãi Tư Chính 50 hải lý (92.6km) về phía nam – nơi được biết đến như một điểm nóng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông.

Khoảng 90 phút sau, tàu Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nơi nó đã ở đó từ tối thứ Sáu (24/3).

Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một quốc gia cho phép quốc gia đó có tiếp cận độc quyền đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển và dưới đáy biển của nó.

2.jpeg
Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã bám sát tàu hải cảnh Trung Quốc CCG5205. Ảnh: Maritime Traffic

Tháng trước, tàu hải cảnh này của Trung Quốc đã bị lên án vì đã tiến đến gần, chỉ cách tàu hải cảnh của Philippines khoảng 137m và chiếu đèn laser vào thủy thủy đoàn của Philippines, khiến họ bị "mù" tạm thời.

Cảnh sát Biển Philippines vào ngày 6/2/2023 cho biết tàu Trung Quốc đã “rọi đèn laser cấp độ quân sự” hai lần vào tàu BRP Malapascua đang trên đường vận chuyển thực phẩm và nhu yếu phẩm cho quân đội đóng ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Biển Đông.

Manila đã gửi công hàm phản đối và Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố ủng hộ “các đồng minh Philippines của chúng tôi”.

Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc, nói rằng tàu Philippines đã “xâm nhập vùng biển” ngoài khơi quần đảo Trường Sa mà “không có sự cho phép của Trung Quốc” và tàu hải cảnh Trung Quốc đã “ứng xử một cách chuyên nghiệm và kiềm chế”.

"Quá gần để cảm thấy thoải mái”

Dữ liệu theo dõi của Marine Traffic cho thấy trong cuộc chạm trán sáng Chủ Nhật, tàu CCG5205 và tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã gần đến mức chúng có thể đã va chạm.

“10 mét giữa hai tàu là quá gần để được thoải mái trong di chuyển” ông Collin Koh, một nhà phân tích hàng hải khu vực làm việc tại Singapore nói.

“Tùy thuộc vào trạng thái biển, nguy cơ va chạm là khá cao” – ông Koh nói với Đài Á Châu Tự do (RFA).

Một sĩ quan hải quân cao cấp đã nghỉ hưu của Việt Nam nói với RFA với điều kiện không tiết lộ danh tính do tính nhạy cảm của vấn đề rằng: Hai tàu này chắc chắn đã thoát được một vụ va chạm trong gang tấc nhờ đi ngược chiều nhau và ở tốc độ rất chậm.

“Nếu chúng đi cùng chiều thì đã không thể tránh khỏi va chạm vì khoảng cách giữa hai tàu là quá gần và quá nguy hiểm” – vị sĩ quan này nói.

Trong quá khứ, tàu Trung Quốc đã từng cố tình đâm vào tàu tuần tra của Việt Nam nhưng điều này không diễn ra trong những năm gần đây – ông nói.

Tàu CCG5205 rời Tam Á thuộc đảo Hải Nam để bắt đầu hải trình hiện tại vào ngày 11/3/2023 và đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 12/3/2023.

Sau đó, nó di chuyển đến khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa các quốc gia ở Biển Đông và vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia trước khi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một lần nữa vào ngày 21/3 trong vài giờ. Tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần thứ ba vào ngày 24/3 và bị tàu Kiếm Ngư 278 bám đuổi.

3.jpeg
Vào khoảng nửa đêm giờ UTC ngày 26/3/2023, tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam và tàu hải cảnh CCG5205 của Trung Quốc đã áp sát một cách nguy hiểm. Ảnh: Maritime Traffic

Tàu Kiểm ngư 278, tên chính thức là Tàu Giám sát Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam KN-278, thuộc quân số tỉnhVũng Tàu, phía nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Tàu này rời căn cứ vào ngày 13/3/2023 và đeo bám chặt chẽ theo tàu hải cảnh Trung Quốc kể từ đó.

Trong tháng 7/2021, tàu Kiểm Ngư 278 đã bám theo tàu CCG5202 - một tàu hải cảnh khác của Trung Quốc bị Việt Nam cáo buộc là đã quấy rối các hoạt động thăm dò khí đốt của nước này.

Hiện có sáu bên có tuyên bố chủ quyền đối với các phần của Biển Đông và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng biển này trong đó yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là lớn nhất. Bắc Kinh đã và đang cố gắng cản trở các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước khác trong vùng biển nằm trong đường chín đoạn mà họ tự tuyên bố chủ quyền.

Theo dữ liệu Maritime Traffic, tàu Hải Dương Địa chất 4 – một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung Quốc – đã lai vãng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 9/3/2023 cho đến ngày 25/3/2023 khi tàu này tắt Hệ thống Nhận diện Tự động

Hiện chưa có thông tin về hành tung của tàu này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

ĐẶNG Đình Cung
27/03/2023 18:27

“Mặc dù có sự khác biệt về kích cỡ nhưng tàu Việt Nam khá táo bạo. Tàu Trung Quốc to gấp đôi tàu Việt Nam” – ông Powel nói.
Nếu tải-trọng là một nhân-tố sức-mạnh của một chiến-hạm thì phải sợ những tầu chở container của các hãng vận-tải hàng-hải như Evergreen, Hyundai hay CMA CGM.

Anonymous
27/03/2023 21:30

Tinh thần bất khuất ,1000 năm chống giặc Tầu phương bắc của người VN đang trỗi dậy .! Thế giới đang âm thầm đứng sau lưng dân tộc VN.

Bình Luận nhé:
28/03/2023 07:32

Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam kiện Trung Quốc ra Toà Án Quốc Tế về Quần Đảo Hoàng Sa Trường Sa sẽ Thua Kiện vỉnh viễn. Vì: ( 1 ). 20-07-1954 Hiệp Định Geneva được hiệu lực và áp dụng chia đôi đất Nước Việt Nam do 2 Chính Phủ: Ông Henri Delteil Chánh Phủ Pháp Tổng Ủy Viên Pháp tại Đông Dương và Hồ chí minh Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ký tên đóng dấu trong Bảng Tuyên Bố Hiệp Định Geneva 1954 đồng ý ký tên đóng dấu chia đôi đất nước Việt Nam. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nằm trên Vị Tuyến 17, không cai trị Quần Đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền sở hửu Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hoà, Miền Nam, Việt Nam. Bảng Hiệp Định Geneva ngày 20-07-1954 còn lưu giử trong Thư Viện Quốc Tế Pháp. Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/1954_Geneva_Conference https://en.wikipedia.org/wiki/France–Vietnam_relations https://danlambaovn.blogspot.com/2020/05/hiep-inh-geneve-khong-quy-inh-tong.html

( 2 ). 12-04-1953 ông Hoàng Tùng, Chánh Văn Phòng Trung Ương đảng, Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam mở Họp Báo Quốc Tế công khai tuyên bố mặt báo: Thà giao Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Ba Bình, các Đảo Việt Nam, Nước Việt Nam cho Trung Quốc và Nước cùng phe Xã Hội Chủ Nghĩa anh em làm chủ quyền sở hửu, còn hơn để Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam là tiền thân Việt Nam Cộng Hoà chủ quyền sở hửu. Xem: http://fi.china-embassy.org/eng/xwdt/t1170262.htm

( 3 ). 15-06-1956 ông Ung Văn Khiêm, Thứ Trưởng Ngoại Giao, Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam mở Họp Báo Quốc Tế công khai tuyên bố lên mặt báo: Công Nhận Văn Thư trước mặt Ông Lý Chí Dân Toà Đại Sứ Trung Quốc đăng Lịch sử Việt Nam: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Ba Bình, các Đảo Việt Nam không thuộc chủ quyền sở hửu Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam. Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Ba Bình, các Đảo Việt Nam về lịch sử thuộc sở hửu Trung Quốc có Lịch Sử trên 1,000 năm. Xem: http://www.bjreview.com/World/201607/t20160713_800062259_1.html

( 4 ). 15-6-1956 ông Lê Lộc, Vụ Trưởng Á Châu Bộ Ngoại Giao, Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam mở Họp Báo Quốc Tế công khai tuyên bố trước Báo Chí Quốc Tế: 100% xác định Nước Việt Nam, Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Ba Bình, các Đảo Việt Nam, thuộc chủ quyền sở hửu Trung Quốc thời Nhà Tống, gồm Bắc Tống (960 – 1127), Nam Tống (1127 – 1279). Xem: https://www.documentcloud.org/documents/1341822-declaration-of-the-government-of-the-prc-on.html

( 5 ). Bảng Tuyên Bố Thủ Tướng phạm văn đồng có Ba phần chính: ( 1 ) - 14.9.1958 Thủ Tướng phạm văn đồng ký tên đóng dấu Ghi Nhận, Tán Thành Bảng tuyên bố Chánh Phủ Trung Quốc ngày 04.09.1958 Lãnh hải và Đảo Việt Nam ở Biển Đông thuộc chủ quyền sở hửu Trung Quốc. ( 2 ) - Thủ Tướng phạm văn đồng ký tên đóng dấu Ghi Nhận, Tán Thành 12 hải lý đo từ mép đất và lằng mức nước biển trên Đảo ra biển thuộc chủ quyền sở hửu Trung Quốc. ( 3 ) - Thủ Tướng phạm văn đồng ra lệnh cấp dưới thi hành ngay ( phần 1 và phần 2 ). Xem: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:1958_diplomatic_note_from_phamvandong_to_zhouenlai.jpg#:~:text=North%20Vietnam%27s%20prime%20minister%2C%20Pham,)%20on%20September%2022%2C%201958.
http://fi.china-embassy.org/eng/xwdt/t1170262.htm
https://www.documentcloud.org/documents/1341822-declaration-of-the-government-of-the-prc-on.html
http://www.bjreview.com/World/201607/t20160713_800062259_1.html

( 6 ). 09-05-1965 Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam mở Hợp Báo Quốc Tế tuyên bố phản đối: Tổng Thống Mỹ, Ông Nixon lập khu tác chiến tại vùng biển Việt Nam rộng 100 hải lý và 1 bộ phận Lãnh Hải thuộc Quần Đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) thuộc sở hửu chủ quyền Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Đây là: Sự đe dọa trực tiếp an ninh Biển Đông của Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa việt nam và Nước láng giềng là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

( 7 ). Năm 1974 Sách Địa lý lớp 9, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội xuất bản sách Giáo Khoa ngay trong Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam ghi rỏ dạy học sinh toàn Quốc: Vòng cung các Quần Đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Ba Bình, các Đảo vn ở Biển Đông là Lãnh Hải thuộc sở hửu chủ quyền Trung Quốc.

( 8 ). hồ chí minh năm 1953 tuyên bố công khai trên báo Quân Đội Nhân Việt Nam: Quần Đảo Hoàng Sa là: Bải chim ỉa, Trung Quốc đánh chiếm Quần Đảo Hoàng Sa là trở về Chủ Sở Hửu củ Trung Quốc.

( 9 ). 20-05-1976 Báo Sài Gòn Giải Phóng đăng tin toàn Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam: Trung Quốc vĩ đại là đại ân nhân, anh hùng trong lòng đảng cộng sản Việt Nam , đồng chí tốt, người thầy tin cẩn, đã cung cấp Tiền, Vũ Khí, Hậu Cần và nhiều Quân Đoàn Lính Trung Quốc sang Việt Nam giúp đánh thắng giải phóng Điện Biên Phủ và Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà. Nhiều Quân Đoàn Lính Trung Quốc hy sinh anh dũng oanh liệt tại Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam. Vì vậy: Vòng cung Quần Đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Ba Bình, các đảo Việt Nam ở Biển Đông là: Lãnh Hải, Lãnh thổ thuộc sở hửu chủ quyền Trung Quốc hoàng toàn đúng 100%.

( 10 ). 14-03-1988 Trung Quốc đem Tàu Chiến bắn giết chiếm Quần đảo Trường Sa { Nam Sa } tại Biển Đông gồm có 7 đảo thuộc sở hửu Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam: Gạc Ma, Chữ Thập, Xu Bi, Huy Cơ, Ga Ven, Châu Viên, Cô Lin. Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa vn im lặng đồng ý, run sợ không dám lên viết thư lên tiếng phản đối gửi Liên Hiệp Quốc. Bộ đội Cu hồ có vũ khí trên tay nhưng 4 lãnh đạo Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghỉa Việt Nam, Quốc hội và Bộ chính trị ra lệnh Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng lê đức anh không nổ súng bắn giết Người Trung Quốc ruột thịt. Tất cả Bộ Đội Cu hồ đứng làm Bia cho Lính Trung Quốc tàn sát bắn giết. Xem: http://www.icj-cij.org/en/list-of-all-cases https://www.youtube.com/watch?v=bT1faqNmdcs

( 11). Trước 1975 Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam không có Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các Đảo miền nam. Sau 1975 Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghỉa Việt Nam xâm Chiếm: Đất Việt Nam Cộng Hoà và Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các Đảo Miền Nam. Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng liền: Có hiệu lực, có giá trị tại Toà Án Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc vì: Trung Quốc có giấy Bằng Chứng do Chu Ân Lai và Thủ Tướng phạm văn đồng ký tên đóng dấu. Vì vậy: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng Ký Tên Đồng Ý ngày 14.9.1958 rất có Hiệu Lực, có Giá Trị, rất Quan Trọng tại Toà Án Quốc Tế và Liên Hiệp Quốc.Xem: http://conghambannuoc.tripod.com/ bảng dịch Bảng Tuyên Bố Chu Ân Lai từ Tiếng Tàu sang Tiếng Việt Nam và Tiếng Anh

( 12 ). Luật Estoppel Toà Án Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc, Quốc Gia Tư Bản dùng ngăn chận: Nguyên cáo, Bị cáo không được thay đổi lời nói, hành xữ, hành động, đã nói, hứa trong Quá Khứ. Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Estoppel. Liên Hiệp Quốc: http://www.un.org/en/index.html . Toà Án Quốc Tế: http://www.icj-cij.org/en/list-of-all-cases/introduction/desc

( 13 ). 1946 - 1954 Chính Phủ hồ chí minh, phạm văn đồng mở Họp Báo Quốc Tế công khai công bố: Không Công Nhận Chính Phủ Pháp Thuộc Địa tại Việt Nam và Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam là 1 Nước vn Độc Lập Hợp Pháp tại Liên Hiệp Quốc và Đại Diện 1 Quốc Gia Việt nam. Vì vậy: Không thể đứng trước Liên Hiệp Quốc, Toà Án Quốc Tế lên tiếng: Nước Việt Nam Cộng Hoà, Quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa và các đảo Miền Nam Việt Nam thuộc Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam là tiền thân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà chủ quyền sở hửu.
Nguyên nhân trên Quân đội cụ hồ và Lính Trung Quốc Xâm Lược Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hoà bắn giết tàn sát nhân dân Việt Nam vô tội. Nên nhớ: Xâm Lược Nước Độc Lập được Liên Hiệp Quốc và Quốc Tế Cộng Nhận là Tội Xâm Lược Bất Hợp Pháp. Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/First_Indochina_War http://www.historyplace.com/unitedstates/vietnam/bw-index-1945.html

( 14). Vụ án 2 Nước. Hủy Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng phải ra Toà Án Quốc Tế. Nhân Chứng tạo ra: Thủ Tướng phạm văn đồng và Chu Ân Lai đồng ý hủy trước mặt Toà Án Quốc Tế, Bội Thẫm Đoàn, Nhân Chứng tại Toà. 22-05-2014 – 09-06-2014 Trung Quốc công khai Nộp đơn Thưa Kiện lên Ông Ban-ki Moon Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc. Ông Ban-ki Moon mãn nhiệm kỳ 31.12.2016 chưa bao giờ Công Bố Quốc Tế công nhận: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng, Bảng Tuyên Bố ung văn khiêm Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Bảng Tuyên Bố Hội Nghị Thành Đô,..v.v. là: Không có Hiệu Lực, không có Giá Trị tại Liên Hiệp Quốc và Toà Án Quốc Tế. Xem Link: https://en.wikipedia.org/wiki/Estoppel. Link Liên Hiệp Quốc: http://www.un.org/en/index.html . Link Toà Án Quốc Tế: http://www.icj-cij.org/en/list-of-all-cases/introduction/desc

Ông António Guterres Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2018 vẩn không dám liên tiếng công nhận Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng, Bảng Tuyên Bố Dung Văn Khiêm Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Bảng Tuyên Bố Hội Nghị Thành Đô,..v.v. là: Không có Hiệu Lực, Không có Giá Trị tại Liên Hiệp Quốc và Toà Án Quốc Tế .

Chứng Minh: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng, Bảng Tuyên Bố Dung Văn Khiêm, Hoàng tùng, Lê lộc, Hội Nghị Thành Đô..v.v. Rất Quan Trọng, có Giá Trị và có Hiệu Lực 100% tại Liên Hiệp Quốc, Toà Án Quốc Tế.

( 15 ). Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng ký tên, đóng dấu ghi nhận tán thành bảng tuyên bố Trung Quốc hiệu lực ngày 04-09-1958 nhưng không ghi ngày tháng năm hết hiệu lực. Vì vậy: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng, Công Hàm Trung Quốc có hiệu lực, có giá trị vỉnh viễn suốt đời tại Liên Hiệp Quốc, Toà Án Quốc Tế. Toà Án Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc dùng sự thật trước mắt được viết trên giấy: Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng ngày 14-09-1958 và Bảng Tuyên Bố ngày 04-09-1958 của Chu Ân Lai, Chính Phủ Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về Lãnh Hải Biển Đông thuộc sở hửu chủ quyền Trung Quốc để xử.

Nhân Dân VN, Toà Án Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc, Thế Giới tin tưởng Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc vì: Ông đưa ra sự thật: Bằng Chứng, Vật Chứng, Nhân Chứng viết trên giấy ngày tháng năm có chữ ký, đóng dấu Thủ Tướng phạm văn đồng và Chu Ân Lai Trung Quốc ký tên, đóng dấu trước mắt Thế Giớ và Quốc Tế.

( 16 ). Nếu phạm văn đồng và Chu Ân Lai chết. Toà Án Quốc Tế muốn hủy Bảng Tuyên Bố Thủ Tướng phạm văn đồng và Chu Ân Lai phải có giấy: Chuyển Quyền Thừa Kế của 2 Nhân Chứng ký tên đóng dấu đồng ý huỷ và giấy chuyển Quyền Thừa Kế cho con cháu hay lãnh đạo kế tiếp. Dù con cháu phạm văn đồng hay lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam kế tiếp có giấy: Chuyển Quyền Thừa Kế huỷ bỏ. Nhưng con cháu Chu Ân Lai hay lãnh đạo Trung Quốc kế tiếp không đồng ý huỷ. Toà Án Quốc Tế không thể nào phán: Huỷ Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng và Bảng Tuyên Bố phạm văn đồng không có giá trị hiệu lực. Vì: Chỉ có 1 bên đồng ý hủy.

Duy Hữu, USA
28/03/2023 19:14

Tàu Mỹ, đi ngang, đi dọc, đi vào, đi ra, đi tự do, trong vùng biển đảo tự do.
Tàu Cộng, đi ngang, đi dọc, đi vào, đi ra, đi theo đuôi, hô to... Tàu " đuổi giặc " ra !

Ừ cứ " đuổi giặc " ra như thế ! Ừ hay đấy, cứ thế mà theo đuôi, mà " đuổi giặc " ra.

Tàu lạ, đi lên, đi xuống, đi vào, đi ra, đi tự do, trong vùng biển đảo nước ta.
Tàu ta, đi lên, đi xuống , đi vào, đi ra, đi theo đuôi, hô to... ta " đuổi giặc " ra !

Anonymous
29/03/2023 05:15

Theo dữ liệu theo dõi tín hiệu thì hai tàu đi ngược chiều với vận tốc thấp, mục đích để chư hầu tiếp nhận lệnh của mẫu quốc. Công hàm 1958 và "mật ước đầu hàng Thành Đô 1990" không bị giảm hiệu lực

Thế Chứ Lị
29/03/2023 11:36

Ừ, cứ cho là KN 278 “đuổi” CCG 5205 như “tin màn hình Hệ thống Nhận diện Tự động (AIS)“ đã ghi đi. Tại sao lại có sự khác biệt khó hiểu khi ngư dân đánh cá bị CCG (lực lượng tuần duyên của Tầu+) dâm chìm, bắn chết mà CSB “oai hùng” vẫn nhất quyết “nằm bờ”, kể cả không được CSB đi cứu vớt? Năm 2014 sự kiện tàu CSB VN quay video các vụ CSB và CCG vần nhau trong vụ tàu khoan dầu HD 912(?) của Tầu+ vào khoan trong thềm lục địa của VN. Tại sao lần này không có video? Sao truyền thông nhà nước vẫn nín khe không “khoe” tin cho oai luôn thể? Trên màn hình AIS là thế, đi cách nhau chỉ 10 mét. Nhưng thực sự là gì - đóng kịch cho oai?