Dự án Cát Linh - Hà Đông cần công khai hợp đồng để qui trách nhiệm đội phí!

RFA
2021.09.14
Dự án Cát Linh - Hà Đông cần công khai hợp đồng để qui trách nhiệm đội phí! Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông tại thủ đô Hà Nội.
RFA Edited

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do bị kéo dài đã làm tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát lên thêm 7,8 triệu USD. Chi phí tăng thêm vừa nói được Bộ Giao thông- Vận tải (GTVT) nêu lên tại văn bản trả lời Bộ Tài chính về việc sửa đổi chi tiết trong hiệp định vay bổ sung cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội.

Trước đó, Bộ GT-VT đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc chấp thuận bổ sung hợp đồng tư vấn giám sát vào hiệp định vay bổ sung, để thanh toán khoản chi phí đội thêm 7,8 triệu USD. Dù hiệp định vay bổ sung còn dư 26,4 triệu USD, nhưng Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc không đồng ý dùng vốn dư để chi trả, với lý do hợp đồng tư vấn giám sát không thể được tài trợ bởi khoản vay.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc Học viện Kinh tế Tài chính Việt Nam, vào ngày 14 tháng 9 giải thích với RFA:

“Đây là một bài toán đã tồn tại rất lâu rồi, đã có nhiều biện pháp giải quyết nhưng cuối cùng vẫn chưa thực hiện được. Dự án này tồn đọng do hoạt động nghiệm thu bàn giao chưa hoàn tất, vì thế vẫn phát sinh các chi phí. Về phía cơ quan quản lý nhà nước đã có khoanh vùng để giảm chi phí đến mức tối đa ở các khâu có thể phát sinh. Nhưng có chi phí không giảm được đó là nghiệm thu dự án. Chi phí này phải đi với dự án đến tận cuối cùng, khi nào nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng thì mới kết thúc.”

Nhưng rõ ràng theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, giai đoạn nghiệm thu vẫn mãi không được nghiệm thu, nên không thể bàn giao và đưa vào kinh doanh. Ông nói tiếp:

“Đến bây giờ vẫn chưa nghiệm thu thì ban nghiệm thu vẫn phải hoạt động, vẫn cần chi phí, và vẫn cứ tiếp tục gia tăng chi phí này. Cho nên đây là một trong những bài học rất là đau xót cho việc chúng ta tính toán, sử dụng vốn đầu tư không dứt điểm và các hợp đồng không đầy đủ trọn vẹn... để dự án cứ dây dưa kéo dài hết năm này sang năm khác, và chi phí cứ tăng dần theo thời gian.”

Vấn đề ở đây là không công bố hợp đồng khung và các điều kiện như thế nào? Ai đã chấp nhận hợp đồng đó? Tổ chức giám định nào đã có ý kiến và ai đã chịu trách nhiệm xét duyệt dự án này?
-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Vì vốn đối ứng của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông còn lại rất ít, nên Bộ GTVT yêu cầu được bố trí vốn ngân sách để trả phần chi phí tăng thêm. Điều này có nghĩa tiền thuế của dân sẽ được chi trả vì lý do chậm trễ dự án, nhưng không bên nào chịu trách nhiệm về việc này? Cũng không rõ hợp đồng được ký kết giữa Bộ GTVT Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc như thế nào? Ai chịu trách nhiệm ký kết? Cơ quan nào tư vấn?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trả lời RFA hôm 14/9 cho rằng, cần công khai hợp đồng ký kết dự án Cát Linh - Hà Đông, cũng như quy trách nhiệm những ai làm không đúng:

“Tôi rất lấy làm ngạc nhiên và đau xót về việc lại phải chi thêm tiền cho dự án vừa kém hiệu quả, vừa đắt đỏ này. Vấn đề ở đây là không công bố hợp đồng khung và các điều kiện như thế nào? Ai đã chấp nhận hợp đồng đó? Tổ chức giám định nào đã có ý kiến và ai đã chịu trách nhiệm xét duyệt dự án này? Tôi nghĩ đó là các câu hỏi mà mọi người dân Việt Nam đều muốn biết, rất mong sẽ được công khai, vì dự án này rất kém hiệu quả và lại thêm một khối tiền rất lớn trong tình hình dịch bệnh COVID-19, ngoại tệ cũng như nguồn thi ngân sách rất khó khăn.”

Với tình hình hiện tại, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cần xác định rõ các mục tiêu cần đạt được khi ký hợp đồng. Ông giải thích thêm:

“Nếu như đến thời điểm đã xác định trước mà không đạt được mục tiêu, thì phải có các quy định về việc trừng phạt. Khi đó bên thực hiện công trình và bên giám sát phải chi trả những chi phí phát sinh. Tất cả những điều này cần phải được quy định trong hợp đồng. Nhưng tôi không rõ hợp đồng như thế nào, nên tôi không biết sẽ có hy vọng gì để từ nay trở đi chấm dứt các chi phí ngày càng đội lên và có nhiều chi phí rất vô lý như vậy hay không?”

6156e057-3ed5-4f03-881e-a033fb358d26-700.jpg
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông tại thủ đô Hà Nội. AFP.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt năm 2008 là 8,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung Quốc là hơn 400 triệu USD. Ban đầu, dự kiến năm 2013 vận hành dự án. Tám năm sau, vào năm 2016, dự án được điều chỉnh lên hơn 18 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 9,2 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu. Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng, tương đương trên 669 triệu USD.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã trễ hẹn vận hành thương mại hơn 10 lần. Dự án này trước đây được chính quyền Hà Nội kỳ vọng nhiều nhất nhưng lại vướng quá nhiều bê bối về điều chỉnh vốn đầu tư cũng như trục trặc kỹ thuật và kéo dài thời gian do tổng thầu EPC của Trung Quốc không tuân thủ theo các quy định của nhà đầu tư. Sau nhiều lần điều chỉnh, chậm tiến độ, đến nay dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động thương mại.

Nếu như đến thời điểm đã xác định trước mà không đạt được mục tiêu, thì phải có các quy định về việc trừng phạt. Khi đó bên thực hiện công trình và bên giám sát phải chi trả những chi phí phát sinh. Tất cả những điều này cần phải được quy định trong hợp đồng.
-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, khi trả lời RFA về dự án Cát Linh – Hà Đông, cho rằng:

“Nó thất hứa mãi đến mức nó trở thành bình thường, cũng giống như là cộng sản tuyên truyền dối trá mãi, độc tài mãi rồi dân cũng cảm thấy là bình thường. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông theo tôi cũng vậy thôi, hết ông Bộ trưởng này đến ông khác, hết lần hứa này đến lần khác, đấy là bài học về cộng tác với các doanh nghiệp Trung Quốc mà thật sự đó là chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo tôi nó sẽ chưa xong đến bao giờ ý chí chính trị của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh cho nó chạy. Nếu không theo họ thì họ còn gây ra khó khăn để cho nhà cầm quyền mất uy tín với dân.”

Vào ngày 14/9/2021, Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải - Nguyễn Trí Đức tại cuộc họp liên quan tiến độ các dự án xây dựng cơ bản đã thông báo: ‘Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một trong những dự án trọng điểm được Bộ Giao thông Vận tải chốt thời gian hoàn thành trong năm 2021.’

Trước đó, sau nhiều lần trễ tiến độ, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn không được Bộ GTVT ấn định thời gian hoàn thành. Khi dự án này trễ hẹn vận hành thương mại vào cuối tháng 3 năm 2021 như lời hứa trước đó, Bộ GTVT đã nêu lý do ‘vướng thủ tục giấy tờ’. Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt thuộc Bộ này, những giấy tờ đã tồn tại hơn 10 năm với nhiều vấn đề phải giải quyết nên không thể một sớm, một chiều là xong.

Trả lời RFA khi đó, một chuyên gia Quản lý Xây dựng tên Quang, từng học tại Nhật Bản, cho rằng: “Tóm lại, tư vấn Pháp ACT chưa OK thì ‘chưa đủ điều kiện’ để Hà Nội nhận bàn giao chứ chẳng phải thủ tục giấy tờ gì!”

Lần gần nhất dự án này được Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ được khai thác thương mại là đầu tháng 5 năm 2021. Nhưng cho tới nay, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng vẫn chưa thông qua kết luận nghiệm thu dự án này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Nguyễn Tuấn Anh
14/09/2021 20:44

Rất đồng ý với ông kỹ sư Trần Bang . Đề nghị những người như ô Trần Bang đang lo lắng Trung Quốc đang làm chính quyền của bác mất mặt nên họp nhau lại, viết kiến nghị đưa cho đại sứ Hùng Ba rằng nên giữ lời hứa của mình . Lấy lý do Đảng các bác mà mất mặt với nhân dân thì vị trí của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong lòng dân cũng tỷ lệ thuận . Chỉ chừng nào Trung Quốc o bế Đảng Cộng Sản của các bác làm sao cho được thì dân mình mới tin Trung Quốc qua Đảng của mình .

Hoặc có thể Trung Quốc áp dụng xảo thuật suspense như trong phin, để khi hoàn thành, cảm xúc sẽ vỡ òa . Vui sao nước mắt lại trào cũng giống như cười ra nước mắt . Cũng giống như giải phóng miền Nam . Bây giờ mới là mùa hè đỏ lửa 1969, không ai nghĩ sẽ có ngày miền Nam nói chung và Saigon nói riêng được giải phóng . Và Saigon được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh theo kiến nghị của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp ngày nào.

Dân nghèo Hà NỘi
14/09/2021 21:25

Công Triinh này nó sờ sờ ra ngay trước mắt Đảng TRưỏng Dảng CS cùng các đảng viên, v2 thử Tuớng, chính phử, củng QH Bù nhìn CS, đã cả chục năm nay, nhng họ vẫn dửng dưng , bình thản như vại, Bởi cả đảng như một đám giòi, thay nhau bu vào rút ruộc tài sản..nên giờ buộc lòng phải cứ kéo dài, không cho hoạt động, . nếu cho hoạt động thì ba bẩy 21 ngày nó xập tan tành...! TRong khi cứ kéo dài thên 10 năm nữa, thì công trình này cũng sẽ bị tháo dõ, với lý do 20 năm không hoạt động, giờ nó xuống cấp thật , không thề tái tạo lại ,,!

Ngoclong
15/09/2021 04:54

Toi khong con gi de noi,xin chan thanh cam on nhung nguoi da co tam va co tam chi dao du an tren,xin duoc nhac lai day la du an bo mat cua mot dat nuoc !

Duy Hữu, USA
15/09/2021 10:48

Đằng nào Đảng cũng đã " mất mặt " với Nhân dân ta từ lâu rồi ...
còn mặt mũi nào đâu mà sợ mất... thôi thì cứ đưa cái " mặt mo " của Đảng ra cho toàn dân thấy...
để khỏi mất mạng với Nhân dân và Nhân dân ta khỏi còn mất tiền, không còn mất mạng với bọn con buôn, tài phiệt Tàu Cộng
và bọn con buôn, tài phiệt Việt Cộng, của đảng giặc, do đảng giặc, vì đảng giặc Tầu Cộng Búa Liềm và Búa Liềm Việt Cộng.

" Cát Linh - Hà Đông... " một vòng đai, một con đường " của Tàu Cộng ... > " một dây thừng, một con đường, đi thắt cổ " cho Việt Nam ...

Dân ta không ngu, sao Đảng ta lại ngốc ?
Dân ta không ngốc, sao Đảng ta lại ngu ?

Độc đảng, độc tài... độc bọn bất tài,
rất ngu, rất ngốc... độc quyên rất ngốc, rất ngu,
đặc quyền rất ngu, rất tham, rất hèn, rất ác và rất láo.

Trần Thông Quế
16/09/2021 03:50

Kẻ chịu trách nhiệm duy nhất và chịu tội đầu tiên là bộ trưởng bộ giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.