“Tăng học phí làm rào cản vào đại học: Giáo dục VN không những lạc đường mà còn ngược đời!”

RFA
2021.07.26
“Tăng học phí làm rào cản vào đại học: Giáo dục VN không những lạc đường mà còn ngược đời!” Ảnh minh họa. Các sinh viên đeo khẩu trang trong một lớp học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội ngày 2/3/2020.
AFP

Dùng học phí làm rảo cản học sinh vào đại học

Truyền thông Nhà nước Việt Nam đồng loạt đăng tải phát biểu của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) - Giáo sư Lê Quân tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, diễn ra vào sáng ngày 25/7.

Hiện là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Lê Quân kiến nghị cần phải đảm bảo học phí cũng là rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học và trở thành “học đại”. Đồng thời, ĐBQH Lê Quân cũng nhấn mạnh rằng cần có chính sách thật tốt để con em nhà nghèo, học giỏi có thể tiếp cận được học bổng, đảm bảo quyền học đại học.

Mặc dù vậy, đề nghị vừa nêu của ĐBQH vấp phải nhiều lời phê phán và chỉ trích từ dư luận.

Đài RFA ghi nhận qua trang fanpage của báo giới chính thống trong nước, rất nhiều ý kiến cho rằng phát biểu của ĐBQH Lê Quân không đại diện cho tiếng nói của người dân. Đề nghị lấy học phí làm rào cản kỹ thuật là không hợp lý.

Bạn trẻ Minh Nguyễn, vào ngày 26/7, chia sẻ với RFA suy nghĩ cá nhân sau khi đọc được thông tin về phát ngôn của ĐBQH Lê Quân:

“Theo em thấy đề xuất tăng học phí đối với sinh viên thì không được hợp lý và cũng không được hợp tình. Tại vì nhiều gia đình có thu nhập dưới trung bình và ví dụ như có đông con nữa thì khi tăng học phí sẽ làm cho các gia đình đó lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn nữa. Với lại, tăng học phí sẽ làm cho các bạn trẻ nhà nghèo mà hiếu học bị mất cơ hội vào đại học.”

Theo em thấy đề xuất tăng học phí đối với sinh viên thì không được hợp lý và cũng không được hợp tình. Tại vì nhiều gia đình có thu nhập dưới trung bình và ví dụ như có đông con nữa thì khi tăng học phí sẽ làm cho các gia đình đó lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn nữa. Với lại, tăng học phí sẽ làm cho các bạn trẻ nhà nghèo mà hiếu học bị mất cơ hội vào đại học-Sinh viên Minh Nguyễn

GS-TS. Nguyễn Đăng Hưng cũng chia sẻ quan điểm của ông trên tài khoản Facebook về đề nghị gây tranh cãi của ĐBQH Lê Quân.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, người từng có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam trong hơn 20 năm qua, cho rằng ĐBQH Lê Quân là một vị lãnh đạo của một trường đại học được xếp vào hàng lớn nhất tại Việt Nam mà có ý nghĩ với đề xuất như vậy thì gây nên sự kinh ngạc trong giới chuyên môn. Trao đổi với RFA vào tối ngày 26/7, GS. Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh:

“Tôi nhìn thấy rất rõ ông ĐBQH này có tư duy của thời đại tư bản hoang dã. Tôi không thể ngờ được trong thời đại bây giờ, ngay năm 2021, mà một vị Giám đốc của một trường đại học và là ĐBQH lại có tư duy giáo dục kiểu như vậy? Nói thật, tôi cũng thấy cộng đồng mạng chỉ trích gắt gao phát biểu này. Thật là ngoài sự tưởng tượng của chúng tôi.”

215595494_1039257156883472_294480070549544363_n.jpg
Courtesy: Ảnh chụp màn hình vtc.vn

Dư luận chỉ trích nặng nề

Facebooker Thái Hạo, đăng tải ý kiến liên quan đề xuất lấy học phí làm rào cản vào đại học của ĐBQH Lê Quân. Bài viết của ông Thái Hạo được lan tỏa trên cộng đồng mạng tại Việt Nam với sự đồng thuận rằng vấn đề của giáo dục không phải là “cản” người ta đi học, mà là chọn lựa.

Facebooker Thái Hạo viết, chúng tôi xin được trích nguyên văn:

“Ngành giáo dục phải thiết kế ngành giáo dục sao cho chọn được người giỏi và đào tạo ra người giỏi chứ không phải chỉ là lấy đủ chỉ tiêu về số lượng. Dùng tiền để “cản”, không cho họ “lao vào đại học” là một hạ sách cực kỳ nguy hiểm, vì nó hoàn toàn bỏ quên các yếu tố và mục đích khác – trong khi, đó lại là những mục đích quan trọng nhất của ngành này.”

Facebooker Thái Hạo kết luận ý kiến của ông qua chia sẻ:

“Tình yêu với tri thức và những giấc mơ tinh thần cao đẹp của con người với “giáo đường của tri thức” sẽ bị hủy hoại bởi cái quan niệm này của một lãnh đạo đang nắm giữ linh hồn một đại học lớn nhất nước.”

Một ngày sau khi phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, ĐBQH Lê Quân, vào hôm 26/7, có cuộc trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM.

GS. Lê Quân giải thích rõ thêm cho đề nghị của ông trước Quốc hội rằng chính sách học phí đại học hiện nay có nhiều bất cập vì vậy chất lượng đào tạo giảm sút. Cho nên, để nâng cao chất lượng đại học thì cần phải điều chỉnh chính sách học phí và hoàn thiện chính sách hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học tốt.

Việt Nam ngày càng có chuyển biến trong ngành giáo dục càng tệ hại, biến thành một công cụ của một nhóm thiểu số trong khi chất lượng và nội dung đào tạo không có gì thay đổi. Lấy trường học, đặc biệt các trường đại học là cái chỗ để vơ vét thêm tiền. Cho nên nó trở thành công cụ lấy thêm tiền của dân, chứ không phải là chỗ để giáo dục dân-GS-TS. Nguyễn Đăng Hưng

GS. Lê Quân còn khẳng định rằng những quy định về miễn giảm học phí, cấp học bổng cho các đối tượng hiện tại đã khá “lạc hậu” so với thị trường và mức thu nhập chung của xã hội. Do đó, GS. Lê Quân cho rằng cần bàn thảo giải pháp để giải quyết các bất cập này hơn là tranh luận xem học phí phải ở mức cao hay thấp.

Trong khi đó, sinh viên Minh Nguyễn hiện đang du học tại Hoa Kỳ lên tiếng với RFA rằng bạn là một trong những người may mắn, có điều kiện về tài chính để theo đuổi giấc mơ học hành. Bạn trẻ Minh Nguyễn nói với RFA rằng Chính phủ Mỹ và nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ hỗ trợ cho sinh viên bằng cách cắt giảm học phí và các khoản vay mượn đóng học phí của sinh viên để họ có thể phần nào giảm bớt khó khăn trong đại dịch COVID-19.

Bạn trẻ Minh Nguyễn cho là học sinh, sinh viên tại Việt Nam đang hằng mong đợi những ĐBQH như GS. Lê Quân đưa ra đề xuất giảm học phí, hay thậm chí miễn học phí trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành nghiêm trọng trên cả nước.

GS. Nguyễn Đăng Hưng bày tỏ với RFA rằng ông không mấy lạc quan về vấn đề học phí của học sinh, sinh viên:

“Tôi còn nghe về học phí ở Việt Nam càng ngày càng tăng. Tôi cũng còn nghe thông tin hình như có dự định tăng học phí ở các trường công. Cho nên là trường công là hệ thống trường được xây dựng và được điều hành từ tiền thuế của dân, thì bây giờ họ lại vơ vét thêm tiền của dân cho ngành giáo dục. Việc này đi ngược lại tất cả các tuyên bố chính thức là tận lực lấy ngân sách quốc gia cho giáo dục. Do đó mà Việt Nam ngày càng có chuyển biến trong ngành giáo dục càng tệ hại, biến thành một công cụ của một nhóm thiểu số trong khi chất lượng và nội dung đào tạo không có gì thay đổi. Lấy trường học, đặc biệt các trường đại học là cái chỗ để vơ vét thêm tiền. Cho nên nó trở thành công cụ lấy thêm tiền của dân, chứ không phải là chỗ để giáo dục dân.”

Hồi trung tuần tháng 4/2021, báo giới quốc nội cho biết nhiều trường đại học tại Việt Nam ra thông báo áp dụng tăng mức thu học phí mới, thậm chí gấp đôi mức học phí hiện hành.

GS. Nguyễn Đăng Hưng, kết thúc cuộc trò chuyện với RFA bằng câu nói ngậm ngùi “Ngành giáo dục ở Việt Nam không những đi lạc đường mà còn đi ngược đời hết.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
26/07/2021 23:28

Danh chính, ngôn thuận. Danh bất chính, ngôn bất thuận, hành bất lương.

Danh... " Đại biểu Quốc hội Việt Nam " của GS. Lê Quân... bất chính.
GS. Lê Quân không phải là Đại biểu của Nhân dân Việt Nam, do Nhân dân Việt Nam, vì Nhân dân Việt Nam, trong Nhân dân Việt Nam.

Ngôn... của GS. Lê Quân, Đại biểu Quốc hội Việt Công... bất thuận.
GS. Lê Quân chỉ là Đại biểu của Đảng, do Đảng, vì Đảng, trong Đảng Việt Cộng.

Hành... của GS. Lê Quân, Đại biểu Quốc hội Búa Liềm... bất lương.
GS. Lê Quân chỉ là Đại biểu của Đảng cờ đỏ Búa Liềm, do Đảng cờ đỏ Búa Liềm, vì Đảng cờ đỏ Búa Liềm, trong Đảng cờ đỏ Búa Liềm.

Bần cùng sinh đạo tặc. Lương tháng bần cùng sinh lương tâm đạo tặc, lương tri đạo chích... " bất đắc dĩ ".
Lương tháng của Giám đốc và các Giáo sư Đại học Quốc Gia Hà Nội bần cùng, sinh lương tâm đạo tặc, lương tri đạo chích... " bất đắc dĩ ".

Đó là nền tảng lãnh đạo, vô đạo của một nền Giáo dục Búa Liềm và Đào tạo Búa Liềm, một nền Giáo dục Việt Cộng và Đào tạo Việt Cộng.

Khi nào Nhân dân Việt Nam ta mới có một nền Giáo dục Việt Nam và Đào tạo Viêt Nam, của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Việt Nam ?

Đất nước Việt Nam muốn ổn đinh và phát triển lành mạnh và muốn bảo vệ tương lai của các thế hệ trẻ Viêt Nam,
Toàn dân, cha mẹ, phụ huynh, giáo sư, cô giáo, thầy giáo, sinh viên, học sinh cần đồng hành, đồng tâm, đồng thanh... Đứng Lên, Lên Tiếng...
Đòi hỏi cắt giảm 50% ngân sách Bộ Công an để gia tăng 500% ngân sách Bộ Giáo dục và Đào tạo, 500 % ngân sách Bộ Y tế, An sinh Xã hội.

Ý toàn dân là ý trời, y trời là ý toàn dân...
Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho một nền Kinh tế thị trường Tự do, Dân chủ, Nhân quyền định hướng An sinh Xã hội chủ nghĩa nhân đạo.

vietcong Hanoi Vietnam
27/07/2021 12:04

Mục đích của cộng sản : " Bằng mọi cách TẠO CHO NGƯỜI DÂN NGU ĐI ! Vì người DÂN KHÔNG CÓ HIỂU BIẾT ! Cộng sản DỄ CAI TRỊ ! "

Tiêu Cà Mau
27/07/2021 20:09

Đây là chính sách ngu dân của Đảng Việt cộng để dễ bề cai tri, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 12 tuổi tham gia mần cách mạng ở trong rừng U Minh thì làm gì có trường đại học, nên học đại cũng được Đảng Việt cộng cuả ta cắp cái bằng cử nhân luật rừng U Minh, để mần Thủ tướng .

Đỗ Mười là dân thiến heo ít học cũng được mần Tổng bí thư vậy thử hỏi Đảng và nhà nước ta có cần những người ăn học hay không, chắc chắn (ĐBQH) - Giáo sư Lê Quân là Giáo sư đường phố nên sau 46 năm mần giải phóng thành công 3 không, tóm lại đây là đường lối ngu dân cuả Đảng ta nên (ĐBQH) - Giáo sư đường phố Lê Quân mới đề xuất nữa khùng nữa điên để có thêm thu nhập, rất mai cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bà Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân được ông Diệm và ông Thiệu cho học miễn phí, mà cứ nằng nặc đòi đi mần giải phóng để tăng học phí cho dân ta .

Nguyễn công lực
28/07/2021 17:35

Nếu nói về học phí tôi xin tham gia bình luận thêm.cai vì o trên ăn sung mặc sướng đâu hiểu được những đồng tiền của người dân đen mà cho là chủ của đất nước phải làm thuê làm mướn từng ngày để đóng tiền cho con ăn học. Có ngươi cha người mẹ nào muốn con mình thua ngta đâu. Người ma đc nhân dân tín nhiệm bầu vào quốc hội để người sẽ có hay cái sáng kiến giúp con e đỡ khổ trong việc đóng học phí. Thi lại lam that vong rất nhiều đối với chúng tôi.

Linh
01/08/2021 04:25

Hiện nay đại dịch covid 19, đời sống của người dân vô cùng khó khăn, vì vậy nhà nước cần có chính sách giảm học phí cho sinh viên, để các em ăn tâm học tập

Nam tao
01/08/2021 21:46

Do la tu chu kinh doanh

chukho
01/08/2021 21:51

Giáo sư Lê Quân đã ngồi lộn chỗ. Đối với một chức danh chơn chính của một nhà giáo, thì không ai phát ngôn bừa bãi và sai lệch. Muốn có nhiều nhơn tài phụng sự đất nước, việc trước tiên là tập trung đào tạo thế hệ trẻ trong môi trường đại học. Dùng tiền bạc để ngăn cản học sinh vào đại học là phi nhơn tính. Giết chết những ước mơ của tuổi trẻ, tương lai nước nhà.

Ngọc long
02/08/2021 21:31

Trong cái khó ló ra mấy thằng ngu. Tăng độ khó đầu vào đầu ra chứ tăng học phí con nhà nghèo thất học hết

Nguyễn Văn Khiêm
03/08/2021 08:16

"Giai cấp công nông" đã nhìn thấy thế nào là Cộng Sản chưa?

dở hơi
03/08/2021 22:55

Theo như ý kiến của vị ĐBQH thì cũng có lý
- Các trường đại học đang tự chủ cho nên phải có nguồn thu
- Con nhà nghèo học đại học để làm gì, học xong có xin được việc đâu
- các doanh nghiệp nước ngoài không coi trọng bằng đại học của VN
- Các cơ quan HC nhà nước không cần người giỏi chỉ cần ngoan và ngu
- Kinh tế của ta là kinh tế thị trường định hướng XHCN nghĩa là đi tắt đón đầu thì cần gì phải giỏi chỉ cần khôn lỏi là OK
* nghĩa là ngèo thì đừng đi học, làm cu ly cho nó lành