Trường học của nhân dân

Hiện giờ đã có trên 10 ngàn trung tâm học tập cộng đồng được thành lập tại các làng, xã, phường, thị trấn cả nước, hầu đáp ứng nhu cầu của người dân “cần gì học nấy”, mô hình giáo dục này còn được báo chí gọi là “trường học của nhân dân”.

0:00 / 0:00

Trung tâm học tập cộng đồng, mô hình giáo dục mới

Hà Nội mới cho biết, trung tâm học tập cộng đồng khác với nhà trường chính quy ở một số quy tắc như, do cộng đồng thánh lập chứ không do Bộ Giáo dục, Đào tạo quản lý, ban giám hiệu, các giáo viên, hướng dẫn viên làm việc tự nguyện, có thể hưởng phụ cấp nhưng không có lương, phục vụ cho học viên mọi lứa tuổi, không chặt chẽ về thời gian, không định hướng về bằng cấp.

Mục đích chính của các trung tâm học tập cộng đồng là tạo cơ hội học tập để nâng cao kiến thức, cuộc sống của người dân, phát triển nguồn nhân lực cộng đồng, giáo dục suốt đời cho những người hiếu học, ai cũng có thể tham gia bất cứ lúc nào.

Mục đích chính của các trung tâm học tập cộng đồng là tạo cơ hội học tập để nâng cao kiến thức, cuộc sống của người dân, phát triển nguồn nhân lực cộng đồng, giáo dục suốt đời cho những người hiếu học, ai cũng có thể tham gia bất cứ lúc nào.<br/>

Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng mang tính an sinh xã hội, không đem lại lợi nhuận, diễn ra ngoài giờ hành chánh, đang góp phần cải thiện đời sống của người dân. Nhiều người nói là tìm đến các trung tâm học tập cộng đồng để tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, xã hội, luật pháp, giải trí…

GS Phạm Phụ. Photo courtesy of vovnews.
GS Phạm Phụ. Photo courtesy of vovnews. (Photo courtesy of vovnews.)

Thống kê của Bộ Giáo dục cho thấy đã có trên 14 triệu lượt người tham gia chương trình giảng huấn của các trung tâm học tập cộng đồng, theo các chuyên đề và hiện nay các trung tâm học tập cộng đồng do Hội Khuyến Học Việt Nam thành lập tại các đại phương cả nước đã phát huy hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu thích học hỏi của người dân.

Một nhà giáo phục vụ lâu năm, giáo sư Phạm Phụ, thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trình bày suy nghỉ của ông về mô hình giáo dục mới này:

Nói chung là có những trung tâm học tập cộng đồng là quá tốt, đem lại những kiến thức phổ thông và nghề nghiệp cho đến tận nông thôn, nhưng mà nghe qua những người khác thì hiệu qủa thấp lắm, trung tâm đó thuộc hệ thống khuyến học, mang tính chất hiệp hội, mà ở Việt Nam thì cái phần kinh phí cũng như phần chính thức hoạt động, hạn chế lắm

GS. Phạm Phụ

Nói chung là có những trung tâm học tập cộng đồng là quá tốt, đem lại những kiến thức phổ thông và nghề nghiệp cho đến tận nông thôn, nhưng mà nghe qua những người khác thì hiệu qủa thấp lắm, trung tâm đó thuộc hệ thống khuyến học, mang tính chất hiệp hội, mà ở Việt Nam thì cái phần kinh phí cũng như phần chính thức hoạt động, hạn chế lắm”

Phát triển TTHTCÐ là một điều tất yếu

Mặc dù chưa mang lại hiệu quả thiết thực, tuy nhiên giáo sư Phạm Phụ cũng tán thành và khuyến khích việc duy trì, mở mang các trung tâm học tập cộng đồng:

“Nếu được gặp bộ trưởng (giáo dục) tôi kiến nghị phải hết sức ủng hộ sự phát triển của các trung tâm học tập cộng đồng, vì là một vấn đề cần thiết, trong xã hội hiện nay, ví dụ người ta trồng cây bưởi chẳng hạng, đến trung tâm học tập cộng đồng, họ học qua những người nông dân khác, trồng thế nào cho có hiệu quả, cái đó rất tốt, nhất là trong chương trình phổ thông của Việt Nam quá hàn lâm, đối với đa số dân chúng là phải theo tư duy “cần gì, học nấy”.

Nếu được gặp bộ trưởng (giáo dục) tôi kiến nghị phải hết sức ủng hộ sự phát triển của các trung tâm học tập cộng đồng, vì là một vấn đề cần thiết, trong xã hội hiện nay,

GS. Phạm Phụ

Lớp học bổ túc văn hoá tại huyện Xuân Lộc. Source dongnai.gov
Lớp học bổ túc văn hoá tại huyện Xuân Lộc. Source dongnai.gov (Source dongnai.gov)

Một chuyên gia giáo dục khác, bà Lê Thị Tuyết Hạnh cũng ủng hộ sự hình thành trên cả nước của các trung tâm học tập cộng đồng, tuy nhiên khó có thể đo lường được kết quả :

“Một cơ sở giáo dục ra đời trong một hệ thống giáo dục mà được cho phép thì các nhà quản lý, các cấp người ta cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu cả về thực tiễn lẫn lý luận, nếu muốn biết là nó có hiệu quả hay không, thì phải làm thống kê, có nhận xét, trên kết quả khoa học, không thể đánh giá một cách cảm tính được. Ví dụ như tôi là người công tác ở một đơn vị quản lý giáo dục, con mắt chuyên môn của tôi lại khác, hiểu biết của tôi về cái đó còn hạn chế, không thể nêu ý kiến riêng của mình được, nhưng mà theo tôi, nó sẽ có các hiệu quả nhất định, đến mức độ nào, sẽ có bộ phận đảm trách về công việc đó.”

Bà cũng hy vọng hình thức thăng tiến xã hội này được nhà nước đẩy mạnh:

Nếu như để phát triển năng lực học tập, trong cộng đồng tùy theo sở thích hoặc là nguyện vọng, khả năng của mỗi người và phát huy được điều đó thì theo tôi là nên…”

Nếu như để phát triển năng lực học tập, trong cộng đồng tùy theo sở thích hoặc là nguyện vọng, khả năng của mỗi người và phát huy được điều đó thì theo tôi là nên…

bà Lê Thị Tuyết Hạnh

Về phía người dân thì, anh Cường, một học viên ở miền duyên hải cho biết mô hình khuyến học này, được dân chúng nơi đó tích cực tham gia:

Năm nay cháu bốn chục rồi, dạ hưởng ứng chứ, cái đó tốt, người dân mình thích sinh hoạt, nhiều người tham gia, phát triển, nếu người ta sắp xếp được người ta cũng đi học.”

Chị Chi, một nông dân vùng đồng bằng Cửu Long thì không nghe nói gì đến việc tổ chức học tập như thế:

Ủa sao không nghe nói, trung tâm học tập cộng đồng nằm ở đâu? Chứ Long Xuyên không thấy, là tỉnh đó.”

Anh Tòng, một tiểu thương ở Cần Thơ có ghi tên theo học các lớp thăng tiến nghề nghiệp, qua chương trình khuyến học,

Khu vực bán sách cũ ở Hà Nội
Khu vực bán sách cũ ở Hà Nội. AFP (AFP)

chẵn may bị lừa cùng với bao nhiêu người khác:

Có số trung tâm hợp pháp, số thì không, làm cho sinh viên dính vô trường hợp mà bị trung tâm đó lừa, thi đậu không có bằng, thi rớt, cũng không thi lại được, bị mất tiền mà trung tâm đó không tiếp tục đào tạo hay thi cử gì nửa

Anh Tòng

Trên xã cũng có mở một số lớp dạy nghề, cho những người mà trước giờ người ta không biết nghề nghiệp để mà kiếm sống, mặc dù không có kiến thức, người dân quê, nghèo. Có số trung tâm hợp pháp, số thì không, làm cho sinh viên dính vô trường hợp mà bị trung tâm đó lừa, thi đậu không có bằng, thi rớt, cũng không thi lại được, bị mất tiền mà trung tâm đó không tiếp tục đào tạo hay thi cử gì nửa. Chi phí mỗi người theo học các khóa đó, ít nhứt cũng mất hai , ba chục triệu, có những trung tâm ma, vậy đó.”

Trong khi có những người dân làm ăn lương tiện, dành dụm tiền để học thêm tiến thân, mà còn bị lừa, thì mới đây, báo Tuổi Trẻ cho hay tại huyện An Phú, tỉnh An Giang, có 52 cán bộ, đảng viên nơi đây, sử dụng bằng cấp giả.

Một số cán bộ thú nhận là khi đi thi tốt nghiệp phổ thông hệ bổ túc, nhiều lần không đậu, nên phải “chạy lo lót” để được cấp bằng, hay nhờ đi thi hộ, mỗi người đã phải chi cho “Trên” 3, 4 triệu đồng, có người nộp tới 5 hay 6 triệu đồng.

Theo dòng thời sự: