CPI năm 2011 tăng vượt chỉ tiêu

Chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Việt Nam năm 2011 vượt xa mục tiêu ban đầu do quốc hội phê chuẩn.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011.12.27
Ngân hàng nhà nước Việt Nam Ngân hàng nhà nước Việt Nam
RFA

Kềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô

Trong khi đó dự thảo nghị quyết của chính phủ, về những giải pháp trọng tâm cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, vẫn nhắm vào nỗ lực kềm lạm phát ở mức một con số.
Chuyên gia tài chánh và thị trường giá cả trong nước nhận định việc kềm chế lạm phát từ bối cảnh hiện tại không đơn giản, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức bước qua 2012.
Tại cuộc họp chính phủ ngày 22 vừa qua, Bô Kế Hoạch Và Đầu Tư Việt Nam công bố chỉ số giá tiêu dùng toàn năm 2011 tăng 18,12%, vượt xa mục tiêu 7% ban đầu đã được quốc hội phê chuẩn.
Từ cuộc họp cuối năm ngoái, quốc hội Việt Nam thông qua chỉ tiêu CPI 2011 là  không quá 7%. Thế nhưng do lạm phát tăng cao khi đến giữa 2011, chính phủ đề nghị mở rộng chỉ tiêu CPI cả năm khoảng 17%.  
Theo bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư Bùi Quang Vinh, CPI năm 2011 tăng cao trong những tháng đầu năm rồi giảm dần những tháng cuối năm. Đặc biệt từ tháng Tám trở lại đây, CPI tăng không hơn 1% mỗi tháng và tháng sau thấp hơn tháng trước.
CPI năm 2011 tăng cao trong những tháng đầu năm rồi giảm dần những tháng cuối năm. Đặc biệt từ tháng Tám trở lại đây, CPI tăng không hơn 1% mỗi tháng và tháng sau thấp hơn tháng trước.
Bùi Quang Vinh, BT BộKHĐT
Qua ngày 23 vừa rồi, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, viện phó Viện Giá Cả Thị Trường ở Việt Nam, cập nhật chi tiết về chỉ số giá tiêu dùng năm 2011:  
Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tư công bố là 18,12%, nhưng sáng nay Tổng Cục Thống Kê đã công bố lại con số chính xác 18,13%, là tính so với cuối năm 2010. Thế còn chỉ số giá bình quân tăng 18,58% chứ không phải 18,12%. Đấy là hai con số chính xác.
Theo ông con số này cũng sấp sỉ với mức lạm phát sau khi chính phủ liên tục điều chỉnh trong năm 2011:
Bởi vì đến gần cuối 2011 thì chính phủ có đặt lại chỉ tiêu giữ mức lạm phát khoảng tầm 17 đến 18%, và như vậy thì mức này cũng gần tương đương với mục tiêu đấy.
Vấn đề thứ hai nữa là từ tháng Tám 2011 thì chỉ số giá đã lùi về mức dưới 1% sau khi đã tăng cao liên tục
Bảng thông báo Tỷ giá ngoại tệ và Lãi xuất tiền gửi của Sacombank. RFA
Bảng thông báo Tỷ giá ngoại tệ và Lãi xuất tiền gửi của Sacombank. RFA
RFA
suốt từ tháng Chín 2010 cho đến tận tháng  Bảy 2011.

Diễn biến chỉ số giá như vậy, chuyên gia giá cả thị trường Vũ Đình Ánh nhận định tiếp, chứng tỏ các biện pháp kềm chế lạm phát mặc nhiên đã phát huy được tác dụng của nó. Tuy nhiên, vẫn theo lời ông, chỉ số giá tăng như vậy thì rõ ràng cũng rất cao so với mục tiêu ban đầu, từ đó cho thấy kềm chế lạm phát năm 2012 
không phải chuyện dễ dàng.
Mục tiêu hàng đầu của Việt Nam năm 2011 là quyết tâm kềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì tập trung vào nỗ lực chống lạm phát mà tốc độ và mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ vào khoảng 5,9% , có nghĩa là thấp hơn so với chỉ tiêu của những năm trước. Vẫn lời tiến sĩ Vũ Đình Ánh:
Tuy nhiên trong các biện pháp thắt chặt kinh tế vĩ mô để chống lạm phát thì dường như gánh nặng là tập trung quá nhiều vào chính sách tiền tệ với việc hạn chế tốc độ tăng tín dụng.
TS.Vũ Đình Ánh
Tuy nhiên trong các biện pháp thắt chặt kinh tế vĩ mô để chống lạm phát thì dường như gánh nặng là tập trung quá nhiều vào chính sách tiền tệ với việc hạn chế tốc độ tăng tín dụng.

Hệ quả tất yếu của việc kiềm chế lạm phát

Từ đầu 2011, Việt Nam đề ra mục tiêu tăng tổng tín dụng trong nền kinh tế lên khoảng 20%. Trên thực tế tổng tín dụng cả năm chỉ đạt 12%. Điều này chứng tỏ vì tập trung quá mức vào việc chống lạm phát nên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn:
Cũng gắn với chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức để chống lạm phát nên lãi suất cũng lên cao đến mức trần 14%, là lãi suất di động. Thực tế 2011 cũng đã có những thời điểm lãi suất di động lên mức18 hay 19%, có thể nói là mức rất cao. Xoắn vô đó thì lãi suất cho vay của các doanh nghiệp thường xuyên giao động ở mức trên dưới 20%, thậm chí có những thời điểm cao tới 25% hoặc cao hơn cả 25% .
Hệ quả tất yếu,  tiến sĩ Vũ Đình Ánh lý giải tiếp, doanh nghiệp sản xuất phải chịu một áp lực lớn từ chính sách thắt chặt tiền tệ và kềm chế lạm phát mà đã giới hạn khả năng tiếp cận tín dụng của họ trong các ngân
Người tiêu thụ nhộn nhịp trong các siêu thị. RFA
Người tiêu thụ nhộn nhịp trong các siêu thị. RFA
RFA
hàng:
Cũng gắn với chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức để chống lạm phát nên lãi suất cũng lên cao đến mức trần 14%, là lãi suất di động. Thực tế 2011 cũng đã có những thời điểm lãi suất di động lên mức18 hay 19%, có thể nói là mức rất cao.
TS.Vũ Đình Ánh
Trong khi đó dường như là chính sách tài khoá chưa được thắt chặt một cách đúng mức để có thể phối hợp với chính sách tiền tệ vừa tăng hiệu quả của kiềm chế lạm phát đồng thời giảm bớt cái gánh nặng quá lớn cho chính sách tiền tệ trong vấn đề chống lạm phát. Tôi cho rằng đấy là cái lớn nhất cần phải rút ra trong năm 2011.
Kềm chế lạm phát ở mức 9% và ổn định mức tăng trưởng 6% là mục tiêu ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2012. Đó là nội dung dự thảo nghị quyết tại hội nghị chính phủ do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì.
Theo ông Nguyễn Tấn Dũng, đây là quyết tâm của chính phủ dù như mục tiêu kềm chế lạm phát 9% và tăng trưởng 6%  xem ra khó khăn trong bối cảnh hiện tại.
So sánh giữa 2011 và 2012, tiếp đến là nhìn ra vấn đề của năm 2012,  tiến sĩ Vũ Đình Ánh nhận định:
Về 2012 thì tôi cho rằng các nhiệm vụ đặt ra tương đối rõ rồi, tức là lạm phát được kéo về mức một con số, tăng trưởng kinh tế cũng được kéo về mức 6%, nghĩa là sấp sỉ 2011. Các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng hay các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước đều kéo về mức làm sao vẫn đảm bảo mục tiêu kềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng 6%.
Còn vấn đề của năm 2012, tôi cho rằng quan trọng nhất là rút tỉa được bài học của năm 2011, làm sao để chính sách tiền tệ vẫn thắt chặt nhưng không quá mức như 2011.

Cái  cần nhìn thấy và cái muốn nhìn thấy trong năm 2012, chuyên gia giá cả thị trường Vũ Đình Ánh nhấn
Công nhân thất nghiệp ngồi đợi những công việc mướn làm theo giờ hoặc ngày ở Hà Nội. AFP
Công nhân thất nghiệp ngồi đợi những công việc mướn làm theo giờ hoặc ngày ở Hà Nội. AFP
AFP
mạnh, là chính sách tài khoá vẫn phải thắt chặt, giảm đầu tư công để kéo mức bội chi ngân sách xuống.
2012  là năm Việt Nam vừa phải đối phó với hệ quả của mất ổn định kinh tế vĩ mô tích luỹ từ 2011, vừa  phải giải quyết những nhiệm vụ nằm trong trung hạn liên quan đến tái cơ cấu. Những công việc ấy quả thực nặng nề, phức tạp nhưng phải thực hiện bằng được
TS.Vũ Đình Ánh
Cùng với những biện pháp vừa nói, việc xem xét để làm nhẹ gánh nặng về thu nộp ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện  khó khăn về vốn, tín dụng cũng như lãi suất cao cũng là chuyện phải thực hiện:
Đấy là vấn đề lớn! Còn trên nền tảng kềm chế lạm phát 2012, khả năng kéo giảm lãi suất kể cả huy động lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp phục hồi từ những khó khăn của 2011 và có điều kiện phát triển trong 2012.
Một vấn đề lớn khác nữa trong năm 2012 mà tiến sĩ Vũ Đình Ánh đề cấp tới là điều chỉnh giá các nguyên vật liệu cơ bản như giá điện, giá xăng dầu vân vân.   
Năm 2012, ông khẳng định, phải được coi là năm khởi động và tái cơ cấu kinh tế với ba mũi nhọn. Thứ nhất là đầu tư, thứ hai là cơ cấu lại các tập đoàn, các tổng công ty, thứ ba là cơ cấu lại hệ thống tài chánh mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại.  
Dưới mắt ông Vũ Đình Ánh, 2012  là năm Việt Nam vừa phải đối phó với hệ quả của mất ổn định kinh tế vĩ mô tích luỹ từ 2011, vừa  phải giải quyết những nhiệm vụ nằm trong trung hạn liên quan đến tái cơ cấu.  
Những công việc ấy quả thực nặng nề, phức tạp nhưng phải thực hiện bằng được nếu muốn ổn định kinh tế vĩ mô, viện phó Viện Giá Cả Thị Trường Việt Nam kết luận.

Theo dòng thời sự:

  • Việt Nam sẽ tiếp tục phá giá tiền đồng vào năm 2011?
  • Hệ quả của chính sách thắt chặt tiền tệ
  • Nhập khẩu 3,3 tỷ đôla nông sản trong 3 tháng
  • Tiền đồng Việt Nam đã mất giá tới mức kỷ lục
  • Tiền đồng trượt giá đến mức lo ngại
  • Huy động đô la để cứu tiền đồng
  • Trái phiếu chính phủ bị hạ mức tín nhiệm
  • Nhận xét

    Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.