Đập nát hoa ế: Hành động này nói lên điều gì?

RFA
2023.01.24
Đập nát hoa ế: Hành động này nói lên điều gì? Làng hoa ờ Sa Đéc. Hoa trồng để thương lái mua bán Tết.
AFP

Từ rất nhiều năm trước, cứ đến chiều 30 Tết, một số tiểu thương tại các chợ hoa lại lặng lẽ chất những chậu hoa không bán hết lên xe tải chở về vườn. Một số khác chọn cách bỏ lại những chậu hoa ế cho người nghèo mang về chưng Tết.

Nhưng mấy năm gần đây, đã có không ít tiểu thương có hành động đập nát những chậu hoa vô tội với thái độ hằn học như "trút giận" do không bán được. Nhiều người trong số họ khi được hỏi, lý giải rằng, nếu không đập nát những chậu hoa này thì người mua sẽ có thói quen canh hoa ế để lấy về chưng Tết mà không bỏ tiền ra mua nữa... “Đập” để tạo thói quen “mua” hoa (!?).

Phản cảm và đồng cảm

Khi được hỏi về những hành động trên của các tiểu thương, bà Phương, một người trồng hoa ở Gò Vấp từ mấy chục năm qua nêu quan điểm của bà với RFA:

“Tôi thấy đây là một hành động phản cảm và không có lòng nhân ái. Nhưng theo tôi, lỗi là cả hai phía chứ không phải là một phía. Hồi xưa người mua cũng không chờ đến giờ cuối cùng để mua rẻ, nếu họ có thể mua trước đó. Người bán cũng cho hoa nếu họ không bán hết. Hồi xưa người ta hiền lành, tâm người ta thiện. Cuộc sống không phải đối chọi, không phải mưu mô tính toán nhiều. Bây giờ nguyên cái xã hội nó mưu mô, tính toán như vậy. Người bán hoa mà không biết thương hoa, không biết trân quý cành hoa. Họ đối xử với sản phẩm từng nuôi sống mình như vậy là không có tâm trong xử thế.”

Hành động đập nát hoa, cắt hết cành hoặc đập bể chậu hoa, gốc đào vào chiều 30 Tết của những người bán hoa nhận không ít bình luận “không thể chấp nhận” được của nhiều người. Một ý kiến bình luận trên tờ VnExpress cho rằng “Một hình ảnh rất không đẹp, thiết nghĩ những người này sang năm đừng nên bán hoa kiểng”. Một số người khác cho rằng đó là hành động phản cảm, thậm chí vô văn hóa của tiểu thương, trong đó có cả nhà vườn. Hoặc một số bình luận “nặng” hơn rằng đó là hành động vô lễ với khách hàng, nhân tố quan trọng trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào.

Tôi thấy đây là một hành động phản cảm và không có lòng nhân ái. Nhưng theo tôi, lỗi là cả hai phía chứ không phải là một phía. Hồi xưa người mua cũng không chờ đến giờ cuối cùng để mua rẻ, nếu họ có thể mua trước đó. Người bán cũng cho hoa nếu họ không bán hết. Hồi xưa người ta hiền lành, tâm người ta thiện. - Bà Phương

Nhận xét về những hình ảnh “không đẹp” trong ngày cuối năm như thế, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nói với RFA:

“Về việc đập hoa, theo quan điểm cá nhân của tôi, đó là tài sản của người ta thì người ta có quyền đập, có quyền cho hay làm gì tùy ý. Tuy nhiên, họ không có quyền đổ lỗi cho khách hàng. Tôi chưa thấy nhà sản xuất nào lại dám đổ thừa lỗi tại khách hàng như vậy. Tôi cho đây chính là cái văn hóa xuất phát từ nền kinh tế phi thị trường. Tức họ bán cái họ có chứ không quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng.”

Tính xấu của người Việt?

000_8ZB767.jpg
Một nông dân đang chăm sóc hoa cúc bán Tết tại vườn ở Sa Đéc. AFP

Từ nhiều năm qua, có một số loại nông sản do người nông dân đầu tư tiền, của và công sức hàng năm trời nhưng “thiếu đầu ra” nên không tiêu thụ được, khiến cuộc sống của họ điêu đứng. Người nông dân chỉ biết “tự than thân trách phận” và cầu xin cộng đồng giải cứu như vài năm gần đây có các chương trình giải cứu vải thiều, giải cứu thanh long, giải cứu dưa hấu.

Nhiều chuyên gia khi trò chuyện với RFA về vấn đề này từng cho rằng: Lý ra các hiệp hội và chính quyền phải vào cuộc ngay từ đầu, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, không nên để nông dân tự “loay hoay” như vậy. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cũng đồng ý kiến về vấn đề này trong trường hợp của các tiểu thương “đập bỏ” hoa ngày cuối năm. Ông cho rằng:

“Nó có nhiều nguyên nhân. Nhưng theo tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là trách nhiệm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Với tư cách là quản trị quốc gia, họ không có một kế hoạch nào hay dự báo về thị trường cho người nông dân nói chung, người trồng hoa, bán hoa nói riêng. Nguyên nhân thứ hai là Hiệp hội sinh vật cảnh Việt Nam, cũng như các Hội sinh vật cảnh của

Theo truyền thông Nhà nước, tình hình bán hoa Tết năm Quý Mão 2023 ế ẩm tại cả ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Luật sư Phạm Công Út chia sẻ một góc nhìn khác của ông về câu chuyện trên, khi ông cho rằng, những người đập phá hoa là thương lái chứ không phải nông dân. Mà thương lái, theo ông, họ chỉ biết lợi nhuận. Ông nói:

Thương lái họ muốn giữ cái giá cho năm sau để tránh chuyện mọi người chờ đến giờ vàng để mua rẻ, cho nên họ đập bỏ. Nhưng tôi khẳng định đó không phải là nông dân mà là thương lái. Họ làm vậy thì nó phản cảm, tội nghiệp cho cả mấy người dọn vệ sinh. Nếu họ bán không hết thì họ có thể cho hoặc chở về vì trước đó lúc bán giá cao là họ đã có lời rồi. Nhưng vì họ muốn năm sau bán được giá hơn cho nên họ dùng cách đó. Ở đây tôi cũng mua hoa ở nhà vườn tối 30 Tết. Giá rất rẻ nhưng họ cám ơn tôi rối rít. Ví dụ một châu hoa hướng dương giá 60 ngàn, tôi mua có 10 ngàn. Một câu hoa mồng gà 30 ngàn tôi mua có sáu ngàn. Họ là nông dân chứ không phải thương lái.”

Nhiều người cho rằng, hành động chặt cành, đập nát hoa của những tiểu thương là tấm gương phản chiếu một xã hội không còn lòng nhân ái; một xã hội xuống cấp về đạo đức. Một khi kinh doanh, tiểu thương phải chấp nhận rủi ro nếu không giỏi tính toán. Không thể đổ tại khách hàng trả giá rẻ mà trút giận nên những cành hoa như thế.

Việc này năm nào cũng xảy ra. Nó thể hiện tính cách của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung. Đây là một nét văn hóa xấu, tức là không ăn được thì đạp đổ. Kiểu tôi làm ra, tôi không ăn được thì cũng phá không cho người khác ăn. Không cho người khác hưởng thụ thành quả lao động của mình. - Bác sĩ Đinh Đức Long

Một bài viết trên tờ Vnexpress có tựa “Tiểu thương đập nát hoa ế ngày 30 Tết” mô tả một nông dân quê Đồng Tháp tự tay ném nát gần 300 chậu hoa, liên tục hét lên “đập hết, không cho ai cả”. Một người khác quê Khánh Hoà dùng cây phá nát những bông hoa cúc và nói: “Tôi thà cho hoa làm công quả chứ không để người ta xài chùa”.

Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, hành động của các tiểu thương thể hiện tính cách rất xấu của một số người Việt ngày nay:

“Việc này năm nào cũng xảy ra. Nó thể hiện tính cách của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung. Đây là một nét văn hóa xấu, tức là không ăn được thì đạp đổ. Kiểu tôi làm ra, tôi không ăn được thì cũng phá không cho người khác ăn. Không cho người khác hưởng thụ thành quả lao động của mình. Lẽ ra họ có thể tặng hoa, họ biếu cho người khác khi đã hết giờ bán, ai lấy thì lấy không lấy thì thôi. Đó là một nét văn hóa tốt.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Dân nghèo thành thị..!
24/01/2023 20:58

Cái quan niệm, bán Hoa cuối Tết không dưọc, thì đập bỏ, thì hoàn toàn sai và xấu...! Khách hàng không mua Hoa vì tình trạng kinh tế qúa khó khăn , chớ không phải ngưòi nghèo, người ta canh tới cuối Tết mới đổ xô đi nhặt Hoa Vứt.. đem về chưng Tết.. Vì Tập tục của người VN, khi TẾt về, nếu họ có Tiền, thì họ đã mua hoa trưóc Tết cả tuần , dù đát..! Bởi cái vui là họ đưọc hưởng cái không khí ngày Tết nhiều ngày..! Chớ phải đọi tới ngày 30 Tết mới đi mua Hoa, thì đây chỉ là một số ít người nghèo qúa , Miếng ăn ba ngày Tết còn chua đủ..nhưng thấy Hoa cuối Tết , rẻ, nên họ cũng bop1 bụng để mua về cho Mấy ngày Têt gia đình khỏi tuỉ thân..!
Tóm lại hành động đập bể Hoa, là một hành động không tốt đối với xã hội , và chính bản thân người trồng Hoa, không nhận định đưọc thời cuộc. Cứ nhắm mắt trồng cho cố, rồi lại tự mình hủy đi cái công sức mà mình đã làm bao năm tháng..! Bởi cung vượt qúa cầu...! Cứ thử 10 người trồng Hoa, sang năm bỏ nghề hết 5 người, lúc đó Hoa cũng sẽ đắt như Tôm Tươi..! Chưa hết ngày 26 Tết, thì chợ Hoa cũng trống trơn rồi..! ĐỂ rồi năm tới lại 10 người trồng Hoa trở lại, lúc đó chắc chắn HOa lại ế , và gía rẻ ..!

Lão nông dân
24/01/2023 22:53

Của người ta người ta muốn làm gì thì làm,khách quan nhìn vào thì thấy không đẹp,phản cảm…ai ý kiến sao cũng được!!!
Nhưng có những cái không phải của mình,nói thẳng ra là mồ hôi nước mắt của dân mà cả một lũ chúng nó đem về làm của riêng lại còn lên lớp dạy đời,phải học gương đạo đức của boác???
Xuống cấp thì cái xã hội này nó đã rệu rã từ lâu lâu lắm rồi,từ lúc đảng đã cho ta mùa xuân,đảng làm ta sáng mắt tanh lòng,từ lúc cuộc đời khốn nạn của ta có boác chen vào…!!!

Duy Hữu, USA
25/01/2023 10:05

Quan cưỡi ngựa xem hoa, dân bán hoa, cúi đầu, chặt hoa.
Một mùa xuân, hoa đầy đường, một mùa xuân, không có hoa.

Nguyễn Dinh
26/01/2023 10:00

Đồng ý với bài đăng, xã hội chúng ta ngày nay có rất nhiều điều bất hợp lý, cơ quan, gia đình. Nơi nơi đều gi nhận khen thưởng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, thực tê? Con cái hỗn hào tự tung tự tác, kẽ mạnh hiếp kẽ yếu, mạnh được yếu thua, mạnh vì gạo bạo vì tiền .... nói chung kg có lòng tự trọng, để sai khái niệm tự hào dân tộc, ăn học nữa vời lêch lạc kiến thức, trình độ thấp kém so với băng cấp, nói chung đủ thói hư tật xấu. Từ đâu? Thông tin văn hóa, giáo dục đào tạo, những nhà cải cách xã hội, những tiêu chí, tiêu chuẫn thiếu căb cơ cội nguồn. Tệ lắm.

Phương Duyên
26/01/2023 18:27

Họ đập hoa là quyền của họ. Đúng, nhưng tại sao họ lại bị ế đến phải đập? Vì họ luôn muốn món lời to, lời vừa thì chẳng chịu. Hét giá trên mây trên trời khiến cho tầng lớp lao động là đa số không thể mua được nổi nhiều chậu hoa. Nên số lượng hoa mỗi hộ mua càng ít đi. Nếu bán mức giá vừa phải, chủ hàng bán 200 chậu, thậm chí bán hết rất nhanh, nhưng với giá muốn lời gấp 4 gấp 8 thì có thể chỉ bán được 50 chậu.
Đây là cái giá của sự tham quá độ. Xưa hiếm khi nào tôi thấy 30 Tết mà hoa lại đỏ chợ như những năm trở lại đây. Người bán chạy theo lợi nhuận quá, đành rằng ai cũng muốn buôn bán cho lãi nhiều cho 1 mùa xuân sung túc. Nhưng với tình hình này, liệu có sung túc không?

Văn hoà
26/01/2023 19:19

Theo tôi thì việc đap phá hủy hoa do mình làm Ra hay là mua đi bán lại đi nữa cũng là do tầm nhìn kinh doanh của mỗi người...
Và tình hình kinh tế chung của xã hội
Nền kinh tế chung là khó khăn trong nhiều năm qua.nhung khi bán hàng hoa hay những hàng hóa khác vv.nguoi bán thích đua giá cao hơn so với tâm trạng kinh tế.
Như hoa các loại thì phải có hướng điều chỉnh giá bán theo từng giai đoạn để bán.
Lúc đầu thì hoa còn tươi dành cho người giàu có tiền.tiep Theo là người tầm trung.va ng tâm thường ít tiền. Và cuối cùng là người không nhiều tiền.vi cuộc sống đầy khó khăn đau ai cũng đủ tiền để chi tiêu tết.vi nhiều người dân làm cả năm trời đến tết.nào là sắm quần áo cho con cái rồi nhiều thứ khác trong cuộc sống của gia đình. Ví vậy là người Kinh doanh mình phải có tâm cuối cùng là mình bán rẻ lấy vốn hay chịu lỗ là chuyện bình thường của kinh doanh.vi đâu phải có người nông dân mới lộ đâu vì có rất nhiều công ty cũng chịu lỗ nặng đó sao
Vì vậy đạp đổ hoa là không thể gọi là day cho người dùng biết hay không mà là chính mình bỏ đi vốn liên của mình và còn làm thiếu đi van hóa Kinh doanh của người Việt toàn quốc là thoai xấu của xã hội
Và tầm nhìn kinh doanh chứ chẳng giải quyết được gì

TRAN TUS
27/01/2023 08:36

Thi cung phai thong cam voi nhung nguoi ban hoa! Ho phai "Giu gias lam nom" day maf! Khong thi lai tao tien de la nguoi mua cu ngong ngongs den sat Tet mua hoa cho no rer?

Nguyen huynh
27/01/2023 20:26

Theo tôi không nên đập bỏ, hãy tặng nó cho công viên hay đài tưởng niệm sẽ có ý nghĩa hơn.

TRAN TUS
29/01/2023 07:47

Cu khong ban duoc thi dem tang va bieu thi lai cang "phan tac dung" theo cai goi la "co che thi truong"? Nghi di roi cung phai nghi lai cac vi oi!

Thanh Mai
01/02/2023 09:36

Người mua cũng muốn mua hoa sớm để hoa được đẹp lâu hơn, do người bán nói giá cao quá. Đâu phải ai cũng giàu có kiếm tiền dễ để mua hoa với giá cao, với mức lương công nhân, nhân viên, lo tiền học cho con, tiền ăn hàng ngày là bay hết tiền lương. Mong năm sau người bán nói giá để người mua không phải sốc