Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Bạo lực là biện pháp ‘thiếu khôn ngoan’ nhất, ‘đối thoại’ phải là giải pháp

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
2023.06.12
Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Bạo lực là biện pháp ‘thiếu khôn ngoan’ nhất, ‘đối thoại’ phải là giải pháp Ảnh minh họa: Cảnh sát cơ động cưỡi trên lưng ngựa diễu hành ở Hà Nội ngày 8/6/2020
AFP

Việc để xảy ra bạo lực là chuyện không hay, đây không phải là biện pháp khôn ngoan, mà đối thoại mới là giải pháp cho tất cả các bên trong bất cứ cuộc xung đột nào, một ý kiến từ giới quan sát thời sự, chính trị và phản biện chính sách tại Việt Nam nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 12/6/2023, nhân biến cố các vụ nổ súng xảy ra ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, thuộc Cao nguyên Trung phần Việt Nam hôm 11/6 khiến nhiều người thiệt mạng, một số bị thương và hàng chục người bị bắt giữ trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra do công an và chính quyền Việt Nam tiến hành.

“Trước hết, tôi thấy rằng việc để xảy ra bạo lực là một chuyện không hay, nhưng có thể hiểu được, là bởi vì người xưa đã nói ‘con giun xéo lắm cũng bị quằn’,” Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phản biện chính sách độc lập IDS (đã tự giải thể) nói với RFA Tiếng Việt từ Hà Nội hôm thứ Hai trên quan điểm riêng.

Sự phản kháng của người dân có lẽ đến mức cùng cực, không thể còn cách nào khác, họ đành phải dùng đến biện pháp bạo lực và ngày đầu tiên, một số báo có đưa tin và về sau phải rút xuống, và cho đến bây giờ (12/6) thì nhất nhất theo sự chỉ đạo của Bộ Công an.

Tôi thấy rằng những xung đột trong xã hội luôn luôn xảy ra, luôn luôn có, nhưng cách giải quyết các cuộc xung đột đó như thế nào cho êm thấm, cho nó bằng biện pháp hòa bình mà không phải bằng bạo lực. Đấy mới là cách khôn ngoan nhất. Hiện bây giờ, người ta đã bắt hàng chục người, nghi can, và tôi sợ rằng việc dùng bạo lực để chống lại bạo lực này lại càng leo thang hơn nữa. Việc đó có thể nhất thời dìm sự xung đột ấy xuống một thời gian, nhưng mà là cách giải quyết xung đột một cách ngu ngốc nhất.”

Giải thích rõ hơn cách hiểu của mình về thế nào là bạo lực và hậu quả của nó, TSKH Nguyễn Quang A nói:

“Bạo lực ở đây không phải chỉ là dùng súng ống, mà kể cả là sự đàn áp bằng tinh thần, gây dư luận, tôi nói thí dụ như dư luận của người đa số chẳng hạn, để chống lại họ (người thiểu số), thì đó cũng là bạo lực, và như tôi nói đó là cách thức ngu đần nhất, bởi vì bạo lực sẽ chỉ sinh ra bạo lực. Sự nổ ra của vấn đề bạo lực chỉ là vấn đề thời gian, cách giải quyết ấy là cách giải quyết không khôn ngoan.

Xung đột xã hội luôn luôn xảy ra ở khắp mọi nơi, là một phần của cuộc sống, cách giải quyết bằng bạo lực là cách thức tồi tệ nhất. Không có cách giải quyết tối ưu ngoài việc phải phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, thời điểm cụ thể và từ xưa đến nay, người ta không tìm thấy cách nào, nhưng có một cách rất tồi, nhưng vẫn tốt hơn tất cả những cách khác, theo tôi, đấy là cách của các chế độ dân chủ.”

Vì sao người trẻ tuổi ‘tham gia’?

Có thông tin gợi ý rằng nhiều nghi can trong số những người bị bắt và bị cáo buộc tham gia biến cố bạo lực ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6/2023 là những người trẻ tuổi thuộc một số sắc tộc cư dân bản địa, bình luận về khía cạnh này, ông Nguyễn Quang A nói:

“Tôi không lạ rằng trong chuyện này nhiều người trẻ tham gia, bởi vì sao? Bởi vì những người trẻ ấy bây giờ họ có nhiều hiểu biết hơn, các phương tiện để người ta liên lạc với nhau cũng dễ dàng hơn, qua điện thoại thông minh, qua mạng xã hội v.v… và một lý do nữa là những người trẻ chính vì những lý do ấy có thể dễ bị kích động hơn bởi mạng xã hội. 

Cho nên vấn đề rất phức tạp, và khi đã phức tạp, không có cách gì giải quyết tốt hơn bằng phơi bày các vấn đề đó ra rộng rãi với công chúng, rồi thảo luận, tranh luận, rồi tranh cãi, cho ‘ra ngô, ra khoai'. Tôi nghi ngờ rằng nó sẽ không ‘ra ngô, ra khoai’, nhưng ít nhất các vấn đề cũng rõ ra được ở một số mức độ nhất định mà có thể chấp nhận được, đối với nhiều người, hay đối với những bên liên quan.

Còn dùng bạo lực, tôi nhắc lại không chỉ bạo lực bằng súng ống và dùi cui, mà kể cả bạo lực về ngôn từ, bạo lực của các biện pháp tuyên truyền, là cách giải quyết kém khôn ngoan nhất.”

Tiếp cận ‘chệch hướng’

Theo ông Nguyễn Quang A, sự kiện bạo lực nổ súng gây chết nhiều người ở Đắk Lắk hôm 11/6/2023 cho thấy có sự mất chủ động nào đó đối với chính quyền và ngành công an Việt Nam, kể cả ở địa phương, và dường như tiếp cận của nhà nước là chưa chuẩn xác, ông nói thêm vẫn trên quan điểm riêng:

“Tôi nghĩ rằng dẫu trước đó có chủ động giám sát này kia, nhưng đều là trật cả, điều quan trọng nhất là phải tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo điều kiện việc làm cho họ, tạo điều kiện để họ làm ăn, học hành, cái đó mới là cái chính. Chứ còn họ thấy rằng đó là bước đường cùng, trẻ tuổi, học xong không có việc làm, thì dễ bùng nổ lắm.

Cho nên biện pháp để chữa là phải chữa ở nơi khác, chữa bằng chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách văn hóa, chứ không phải là bằng giám sát, như là giám sát – phát hiện – rồi phát hiện từ trong trứng nước, rồi thế này thế kia, bởi vì cách tiếp cận ấy là không trúng. Cách tiếp cận trúng hơn là phải làm sao để cho những người ấy cảm thấy họ được thỏa mãn, được an toàn, được tự do.

Tôi nghĩ rằng mình phải hiểu người ta hơn, đáng tiếc rằng giới tinh hoa của Việt Nam có lẽ không hiểu những người thiểu số, những người bản địa thực sự muốn gì, muốn thế nào, bởi vì mình phải tôn trọng cái đó… Vậy phải đi vào những vấn đề cụ thể và thực sự tôn trọng những dân tộc bản địa ấy…

Xung đột có nhiều cách thức để giải quyết, mà cách tốt nhất là bằng thảo luận, bằng sự công khai minh bạch, bằng sự thuyết phục, đấy mới là cách thức khôn ngoan để giải quyết xung đột. Ở đây, có lẽ vẫn là xung đột của người dân, mà chủ yếu là người dân bản địa, tức là những người vốn từ thời thượng cổ đến nay sống ở đó. Bây giờ cũng có người nói đây là một chính sách ‘thuộc địa hóa’ ở trong đất nước Việt Nam, và những người phân tích như thế cũng có lý của người ta và có lẽ chính quyền phải nên lắng nghe những phân tíccó thể là nghịch tai như vậy.”

Tiếp tục giải thích quan điểm này của mình, ông Nguyễn Quang A nói:

“Bởi vì những lợi ích của những người bản địa ấy có thể đã bị xâm phạm và trong sự xung đột ấy, chỉ có cách là minh bạch thảo luận, tranh luận, làm rõ ra với nhau và tương nhượng lẫn nhau, tức là phải có sự thỏa hiệp giữa chính quyền, giữa những lực lượng khác, tôi nói thí dụ những người Kinh lên làm kinh tế mới ở trên đó (Tây Nguyên) chẳng hạn, thì những xung đột như thế sẽ luôn luôn xảy ra. Cách giải quyết là phải ngồi lại với nhau, nói cho rõ, hiểu nhau hơn và phải tôn trọng những người dân bản địa ấy, chứ không phải là lấy sức đè người.

Và có một lập luận hết sức sai lầm của phần lớn những người lãnh đạo hiện nay là cách làm này, chính sách như thế này là phục vụ cho tuyệt đại đa số. Bởi vì nói về dân số, đúng là những người bản địa là thiểu số, nhưng cái chính của vấn đề là phải tôn trọng các thiểu số kể cả về văn hóa, tập quán, tập tục. Chỉ như thế mới phát triển được hài hòa, thế còn vin vào một điều là chính sách nào đó để phục vụ tuyệt đại đa số, thì đấy là một sự ngụy biện, chứ không phải là một cách giải thích, rất đáng tiếc là cách nói đó được rất, rất nhiều người ở Việt Nam nghe theo.”

Tính thời điểm thế nào?

Về thời điểm xảy ra sự kiện ngày 11/6/2023, ông Nguyễn Quang A bình luận:

“Tôi không thể đưa ra một sự phỏng đoán nào về chuyện thời điểm, bởi vì về tính thời điểm, những sự kiện lớn thường xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, vì những sự châm ngòi có thể xảy ra rất là lạ. Tôi nói một sự kiện rất lớn có thể xảy ra chỉ vì’ sự cán chết của một con chó nào đó’ chẳng hạn, sự thất thường, sự ngẫu nhiên, sự tình cờ xảy ra thì không ai có thể tiên đoán được, nên tôi không muốn bình luận về sự tình cờ ấy, thế nhưng mà sự tình cờ ấy chỉ có thể xảy ra khi những điều kiện bên dưới, các điều kiện xã hội, kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội ở bên dưới tạo điều kiện cho một sự bất ổn như vậy sinh ra, thì bất kể một sự tình cờ nào có thể đều kích một cuộc bạo động như vậy xảy ra.”

Cũng hôm 12/6, một nhà nghiên cứu văn hóa của đồng bào sắc tộc ở Cao nguyên Trung phần và duyên hải nam Trung Bộ Việt Nam, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do với điều kiện được ẩn danh vì lý do an ninh, bình luận của mình từ Việt Nam:

“Theo quan sát cá nhân của tôi, các đồng bào bản địa này, trong đó có đồng bào Thượng rất chân thật, họ ít khi phản kháng, nhưng có thể, như các ý kiến chia sẻ trên cộng đồng cũng gợi ý, có thể do áp bức, căng thẳng về đất đai đến mức độ nào đó, nên họ mới sinh ra như vậy, tức là tới đường cùng nên họ liều chết.

Hiện trên truyền thông có nguồn nói những người này là tổ chức của nước ngoài, cũng có cáo buộc rằng họ là người thuộc tổ chức FULRO, rồi tàn dư của tổ chức nhà nước Đề ga, nhưng theo quan điểm cá nhân, tôi không nghĩ như vậy.

Về hậu quả, thì rõ ràng là đã có hậu quả rồi, nhà nước Việt Nam chắc chắn sẽ làm căng, những người này nếu bị bắt được hết, chắc chắn không thoát tội nặng, tội chết. Về vấn đề của đồng bào người Thượng đó, qua cách phản ứng đó, là dường như họ có bức xúc rất lớn mà không có cách nào giải tỏa. Nếu nhìn những vụ án, vụ việc ở Tây Nguyên mà chính quyền, quân đội và công an lên thu hồi đất của người dân rất ồn ào mấy tháng trước, tôi nghĩ chắc chắn có sự liên quan đến vấn đề đất đai của người dân.

Người dân bản địa không còn đất canh tác, không còn điều kiện này kia, nên họ mới sinh ra tư tưởng mà không được như cách nghĩ của người bình thường… Vụ này theo tôi, chính quyền sẽ thổi phồng lên và họ sẽ xử lý triệt để, làm gương cho những vụ khác, nên có khả năng không bao giờ chính quyền sẽ nương tay gì cả, mà ngược lại họ sẽ làm rất mạnh tay.”

Và nhà nghiên cứu này chia sẻ thêm quan điểm và cảm nghĩ riêng với Đài Á Châu Tự Do về sự kiện:

“Tôi nghĩ rằng đồng bào Thượng ở Tây Nguyên cần cố gắng bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc của mình, không nên có ứng xử như hai vụ hôm qua (11/6), điều đó sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân và cho chính người thân của mình. Tôi nghĩ đồng bào cần bình tĩnh, tìm những phương cách khác mà ôn hòa hơn, phù hợp với pháp luật của Việt Nam hơn, mà qua đó gây được cái nhìn thiện cảm của mọi người và từ bên ngoài đất nước nhìn vào hơn.

Nếu làm như vừa qua, tôi nghĩ lúc nào sự thiệt thòi cũng là ở với đồng bào trước, rồi sau đó đến gia đình, người thân, rồi đến dân tộc, sắc tộc của đồng bào. Dân số của đồng bào không đủ để có những hành động như vậy, và làm như thế sẽ rất thiệt thòi, thiệt hại, cho nên tôi nghĩ đồng bào Tây Nguyên cần hết sức kiềm chế, và tìm những phương pháp khác tốt đẹp hơn để giải quyết, cố tìm tiếng nói chung với chính quyền, nếu có bức xúc, nếu có vấn đề gây cho đồng bào sự khó chịu ở trong lòng, trong suy nghĩ. Như thế tôi nghĩ mới hợp lý, còn nếu xử lý bằng cách thức ‘tôi chết thì anh cũng chết’, sẽ rất khó khăn, khó khăn cho những người đã ở trong những vụ việc ấy, và cả cho những người thân, những người ở lại bên ngoài, như những người đồng tộc của đồng bào.”

Tâm tư của đồng bào?

Nhà nghiên cứu này nhấn mạnh thêm rằng sau sự việc vừa rồi chắc chắn Bộ Công an và chính quyền sẽ ‘quan tâm’ đến Tây Nguyên nhiều hơn nữa và sẽ bố trí lực lượng ‘dày hơn nữa’ để ngăn chặn những sự việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai, và ý kiến này chia sẻ thêm với Đài Á Châu Tự Do về điều được tin là nhu cầu và tâm tư nguyện vọng của đồng bào sắc tộc ít người ở khu vực qua nghiên cứu, quan sát của nhà nghiên cứu:

“Còn đối với quyền của bà con bản địa, như những quyền này đã được quy định bởi Liên Hợp Quốc, tôi nghĩ rằng bà con cũng chỉ mong muốn được đối xử bình đẳng mà thôi, trong đó họ được học hành đàng hoàng, có nền giáo dục chất lượng, khai phóng v.v…, tôi không nghĩ là đồng bào muốn đòi hỏi để thành lập nhà nước riêng, hay đòi tự trị gì ghê gớm cả, mà họ chỉ muốn được tôn trọng, họ 

muốn bình đẳng, họ muốn có đất đai để sản xuất để nuôi vợ con, nuôi gia đình, nuôi thân được tốt mà thôi.

Tôi nghĩ những mong muốn đó không có gì ghê gớm cả, mà đều là những mong muốn chính đáng, tuy nhiên nhà nước và chính quyền vô cùng khắt khe đối với quyền của đồng bào. Lý do tại sao lại thế, thì theo nghiên cứu của tôi nhiều năm qua, Tây Nguyên có vai trò địa lý chính trị, địa lý quân sự, quốc phòng rất đặc biệt, nên nhà nước, chính quyền có những thao tác, lộ trình, quy trình quản lý đặc biệt hơn, nhưng những sự quản lý như vậy đã sinh ra nhiều chuyện nhiêu khê, phức tạp…”.

Hôm 12/6/2023, báo Đắk Lắk điện tử, cập nhật về vụ việc nổ súng trước đó một ngày tại địa phương thuộc tỉnh này, cho hay chính quyền và công an Việt Nam đã bắt giữ 26 nghi phạm có liên quan vụ tấn công trụ sở công an hai xã tại huyện Cư Kuin.

“Trước đó, theo báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk, sáng sớm 11/6, tại địa bàn huyện Cư Kuin đã xảy ra vụ việc một nhóm người dùng súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur, làm chết, bị thương một số đồng chí công an xã, cán bộ xã và người dân,” báo Đắk Lắk đưa tin. 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Hùng
12/06/2023 09:12

Coi tấm hình, thấy tội nghiệp mấy con ngựa quá, người trên lưng còn to hơn con ngựa.
Mấy ông chiến sĩ này đang hành hạ mấy con ngựa lấy oai với quần chúng. Đã vậy còn diễu hành.

Duy Hữu, USA
12/06/2023 11:03

Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Đảng chúng bất chính, đảng chúng tắc loạn, quần chúng tắc loạn.

Tập đoàn nhà nước cờ đỏ, độc sao, sao độc, Việt Cộng, của tập đoàn đảng viên, cán bộ " lãnh đạo " cờ đỏ búa liềm Việt Cộng, bá đạo, ba vương, bá quyền... độc đảng, độc tài... độc đoán, độc tôn... độc địa, độc ác, độc hại... độc quyền, độc diễn...
ngàn ngàn hành vi, hành xử, hành động... bạo động, bạo lực, bạo quyền... bất công, bất chính... bất lương, bất nhân... bất tài,
bất luc... độc quyền, độc diễn " quy hoạch đất đai " ... độc diễn, độc quyền " giải phóng mặt bằng "... độc quyền, độc diễn... cướp nhà, cướp đất, cướp ruộng, cướp rừng... cướp đường sống, cướp quyền sống, cướp quyền là người, cướp quyền làm người... cướp quyền làm ăn tự do, cướp quyền tự do ăn nói của đồng bào Việt Nam và đồng bào dân tộc thiểu số, thấp cổ, bé miệng, Việt Nam.

Hãy cất gươm đi... vì kẻ nào dùng gươm, sẽ chết vì gươm Đ
Đức Chúa Giê-Su Kitô Cứu thế, đạo Đức Chúa Trời, đạo Thiên Chúa, đạo Công giáo, đã phán cùng muôn dân từ bao đời qua.

Hãy cất bỏ dao búa, Búa Liềm đi... vì kẻ nào dùng dao búa, Búa Liềm, sẽ chết vì dao búa, Búa Liềm.

Hãy cắt bỏ luật rừng đi, đừng theo luật rừng, đùng chơi luật rừng, dao búa, Búa Liềm, Việt Cộng... vì kẻ nào dùng luật rừng, theo luật rừng, chơi luật rừng, dao búa, Búa Liềm Việt Cộng, sẽ chết vì theo luật rừng, vì chơi luật rừng, dao búa, Búa Liềm, Việt Công.

Đồng bào Việt Nam ta, khắp nơi, khắp nước, khắp thế giới tự do... có toàn quyền tự do... chính đáng, chính danh, chính nghĩa...

Đứng Lên, Lên Tiếng... thay đổi, đổi mới, đổi thay... đất nước, nhà nược... phản biện, phản đối, phản kháng... đối kháng, đối lập, đối thoại... bất bạo động, bất tín nhiệm, bất hợp tác... bất tuân, bất chấp... bất khuất, bất diệt... trường kỳ đấu tranh nhân dân... chống lại ngàn ngàn hành vi, hành xử, hành động... bạo động, bạo lực, bạo quyền... quy định, quy trình, quy luật... ngụy luật, ngụy định, ngụy quyết... luật rừng Viêt Cộng của rừng luật Việt Cộng... luật phản tự do, luật phản nhân quyền, luật phản dân quyền, luật phản dân chủ... luật phản động, luật phản nhân dân... luật phản bội quyên làm chủ luật pháp Việt Nam của toàn dân Việt Nam, luật pháp Việt Nam do toàn dân Việt Nam, luật pháp Việt Nam vì toàn dân, dân tộc Việt Nam tự do.

Ý toàn dân là ý Trời, y Trời là ý toàn dân.... Tiếng toàn dân là tiếng Trời, tiếng Trời là tiếng toàn dân... Đứng Lên, Lên Tiếng !

Lão nông dân
12/06/2023 12:49

Đối thoại với bọn chỉ thích dùng bạo lực cm???
Ông này bị mất trí rồi,cứ nhìn vào bản thân ông bị chúng chèn ép bao năm qua,chúng có thèm đối thoại với ông đâu mặc dù ai cũng biết ông là người yêu nước chân chính…!!!

Nguyễn Trí Tín
12/06/2023 18:20

Bộ Ngoại giao VN từng giải thích cho Liên hiệp quốc là ở VN không có người bản địa. Đó là quan điểm chính thống của nhà nước csvn, vì vậy không có chính sách đúng đắn đối với người bản địa, chắc chắn đó là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa nhà nước và người dân vùng cao nguyên. Có tác giả nêu phải chăng người Kinh đang thực dân hoá người bản địa, còn tàn khốc hơn cả thực dân phương tây thực thi chính sách cai trị đối với người Việt trong hơn một thế kỷ từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20? Ở VN, chỉ khi xảy ra nổi loạn, bạo động thì nhà nước cs mới nghiêm túc và tìm giải pháp, như vụ Thái Bình; còn lúc bình thường thì không bao giờ lắng nghe bất kỳ ý kiến nào khác. Đáng thương cho người dân, cho các nạn nhân, họ chỉ là hậu quả của chính sách của nhà nước bạo tàn!

Phu Đỗ
12/06/2023 22:01

Ông nghiên cứu bao nhiêu năm mà cũng ko nêu ra được cái hướng xử lý nào, chỉ nói chung chung, chê trách người khác, chỉ ngồi phán thì cũng bằng mấy thằng anh hùng bàn phím mà thôi. :)))

Anonymous
13/06/2023 00:09

"" Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Bạo lực là biện pháp ‘thiếu khôn ngoan’ nhất, ‘đối thoại’ phải là giải pháp ..""
Ngưòi nào có lối suy nghĩ và phát ngôn ra câu trên , chắc chắn họ là những ngưòi thiếu hiểu biết về lịch sử phát triển của nhân loại rồi : Khi xưa , nhiều đất nước, với người quân vưong , thuộc loại bạo chúa, tham lam, tàn bạo ,độc tài thì với ngưòi dân bị trị, thấp cổ , bé miệng thì họ cũng chỉ là những con giun, con dế , thì làm sao họ có quyền đối thoại ...! Và cứu cánh cuối cùng của ngưòi dân, là đứng lên lật đổ chính quyền bằng bạo lực, và đa số là thành công , bởi họ có một ngưòi lãnh đạo, thông minh, hiểu đưọc nguyện vọng của dân..! Từ Á tói Âu , nên mới có qúa nhiều cuộc cách mạng của ngưòi dân, mà điển hình và gần đây nhất là cuộc cásch mạng tư sản tại Pháp vào năm 1789 . đã làm thay đổi hoàn toàn , thề chế chính trị của mỗi nưóc..! từ đây tiến trình tự do- dân chử của từng nưóc đã hình thành cho mãi tới ngày nay. Nhưng ...
Vào đầu thế kỷ 20, xã hội bổng nổi lên một chủ thuyết CS vô thần..ban đầu chủ thuyết này rất mi dân, và sau khi nó thành công , thi nó lòi ra sự tàn bạo , dã man , gấp trăm lần , thời quân Vương thống lãnh . Tại sao chế độ CS này nó vẫn còn tồn tại ? chỉ bởi , họ gồm một đảng khá đông ngưòi, với cái tâm, tham lam, tàn bạo, không tự do , lấy cứu cánh để biện minh cho phương tiện , nên họ đã tàn sat mọi ngưòi dân không thương tiếc. để hòng họ giữ yên đưọc sự cai trị của Đảng, vì mỗi đảng viên, đều là một sứ quân..có đầy đù quyền uy . từ đây cả đất nước, ngưòi người đều rơi vào cảnh lầm than , làm quần quật rồi cũng bị mất trắng ..! không tự do, cũng chẳng còn tín ngưỡng..! hơn 1/5 thế kỷ đã trôi qua, ngưòi dân Việt bỏ bao công sức , dâu tranh bất bạo động, rồi đối thoại trong yên lặng , nhưng cuối cùng đã mất trắng tay, bi cướp sạch bao nhiêu mảnh đất , mảnh vườn do bàn tay lao động dãi nắng dầm mưa của cả đòi họ..! Ngưòi dân đen còn biết làm gì hơn đây ??? Ngoài bạo lực , thà chết ngay , còn hơn bị đảng CS bức tử dần dần..! Chính đảng CSVN đã từng thốt trưóc bao triệu ngưòi dân rằng.. " Nơi nào có áp bức, nơi đó sẽ có đấu tranh "