Học sinh có cần vào đại học bằng mọi giá?

RFA
2023.02.13
Học sinh có cần vào đại học bằng mọi giá? Một nữ sinh trung học đang 'lướt' web trong một tiệm cà phê internet ở Hà Nội.
REUTERS

Mới đây, một chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023 được tổ chức tại trường THPT chuyên Hùng Vương ở Gia Lai. Ngoài sự tham dự của học sinh trong trường, buổi tư vấn còn có sự tham gia của một số giảng viên, hiệu trưởng của các trường đại học trong nước.

Theo báo Nhà nước, buổi tư vấn "nóng" lên khi một học sinh nêu câu hỏi: “Học đại học có cần thiết không khi hiện nay có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học làm trái ngành nghề nhưng có thu nhập cao?”

Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - quyền hiệu trưởng Trường đại học Nông Lâm TP.HCM - cho rằng, việc sinh viên ra trường thất nghiệp là chuyện bình thường. TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thì cho rằng, học đại học giúp sinh viên có nghề nghiệp, tương lai ổn định. Thạc sĩ Phùng Quán - Trường đại học Khoa học tự nhiên xác nhận thực tế có một số sinh viên học đại học ra trường làm trái nghề lại có lương cao, trong khi một số người lương rất thấp hoặc thậm chí thất nghiệp.

Chuyện sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm là một thực tế tại Việt Nam nhiều năm qua. Theo thống kê năm 2018 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, thực tế có khoảng 80% sinh viên, cử nhân ra trường chạy xe ôm công nghệ.

Không nhất thiết phải học đại học, bởi vì đối với tôi, cái quan trọng cho một học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12 xong, là họ phải được tư vấn hướng dẫn, tư vấn để đi theo những ngành nào phù hợp với khả năng của họ. Nếu khả năng của học sinh đó chỉ đạt đến mức cao đẳng hoặc học nghề thì đừng vào đại học. - Ông phạm Minh Hoàng

Trả lời RFA sáng 13 tháng 2 năm 2023, Giáo sư Nguyễn Đình Cống chỉ nói ngắn gọn: “Theo tôi thì học sinh hết lớp 12 nên đi học nghề”. 

Báo cáo Phân tích Ngành Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với UNESCO tại Việt Nam được công bố tại hội thảo tổ chức ngày 8 tháng 8 năm 2022 cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ sinh viên thất nghiệp cao là do nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, do chất lượng đào tạo đại học của Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Các chuyên gia giáo dục từng cảnh báo về tình trạng chương trình giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng không sát với nhu cầu thực tế. Chương trình đào tạo thường được giảng dạy hết năm này qua năm khác, trong khi nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi theo từng năm.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng nêu quan điểm của ông với RFA:

“Không nhất thiết phải học đại học, bởi vì đối với tôi, cái quan trọng cho một học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12 xong, là họ phải được tư vấn hướng dẫn, tư vấn để đi theo những ngành nào phù hợp với khả năng của họ. Nếu khả năng của học sinh đó chỉ đạt đến mức cao đẳng hoặc học nghề thì đừng vào đại học. Nếu phải bỏ ra một số tiền và đầu tư thời gian vào những năm đại học rồi cuối cùng ra không làm được gì hết thì phí phạm quá. Tôi thiên về hướng không nhất thiết phải học đại học bằng mọi giá, dù tôi dạy đại học.”

Chuyện sinh viên tốt nghiệp đại học ra chạy xe ôm bị coi là sự lãng phí về thời gian và tuổi trẻ. Vì sao các bạn trẻ không chọn cho mình một trường nghề mà nhất định phải có tấm bằng đại học trong tay?

PGS Hoàng Dũng cho rằng, cái khó còn là về văn hóa chứ không phải thuần túy về tổ chức xã hội. Ông giải thích:

“Trong đầu óc của người Việt, nói cho đúng là trọng hư danh, cho nên cha mẹ muốn con mình có một bằng cấp nào đó mà ít người tự hào khi con mình làm thợ.

Trước năm 1975, ở miền Nam chính quyền tìm mọi cách khuyến khích người ta đi học nghề bằng cách các trường nghề của nhà nước đều không lấy học phí mà còn có học bổng, như trường Cao Thắng ở Sài Gòn.

Nhưng như thế cũng chỉ giải quyết được một phần vấn đề chứ không giải quyết hết được vấn đề, bởi vì nhà nước giải quyết bằng tiền thì sự phân hóa đáng lẽ là phân hóa tùy theo khả năng thì lại phân hóa theo giàu nghèo.”

Bà Thái Chân có con trai đang học một trường đại học về kỹ thuật ở TP.HCM cho hay, con trai bà muốn đi học nghề nhưng bà nhất định bắt con trai phải có tấm bằng đại học, rồi làm gì thì làm. Bà nói:

“Tôi biết bằng đại học là điều kiện bắt buộc đối với một số ngành nghề như bác sĩ, giáo viên… Còn đối với lĩnh vực kỹ thuật cơ khí như con tôi thì chỉ cần bằng trung học nghề. Nhưng tôi vẫn muốn con tôi có tấm bằng đại học. Đó là ước mơ ngày xưa của tôi mà tôi không có được do nhiều lý do, trong đó có yếu tố chính trị, bởi ba tôi là lính VNCH. Lấy tấm bằng về để đó cũng không sao!”

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng thì cho rằng, ngoài chuyện trọng hư danh, xã hội Việt Nam cần phải thay đổi về mặt quản trị, tức phải làm sao để tất cả mọi sinh viên ra trường có cơ hội ngang nhau trong tìm việc, thì mới thu hút học sinh vào trường nghề. Ông giải thích:

“Có tấm bằng đại học nhưng có kiếm được việc làm hay không là một chuyện khác. Hai sinh viên cùng tốt nghiệp một trường, cùng tốt nghiệp trình một trình độ nhưng một người gia đình cách mạng thì có đủ điều kiện chạy chọt ở những nơi béo bở. Vậy những người khác thì sao?

Theo tôi, nên hướng học sinh học những nghề mà xã hội đang cần. Chính phụ huynh phải thay đổi tư duy của mình. Ngoài ra, cần một xã hội trong sạch, công bằng.”

Tạp chí về giáo dục Eduline Việt Nam hôm 13 tháng 2 dẫn số liệu từ Bộ Lao Động cho thấy, chỉ hơn 60% cử nhân tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong 60% đó chỉ có 40% tìm được việc làm liên quan chuyên môn đã được đào tạo. Ngay trong những ngành rất hot hiện nay như công nghệ thông tin, doanh nghiệp vẫn không tuyển được nhân sự đạt yêu cầu. Còn theo Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam đứng thứ 128/140 về kỹ năng của lao động khi ra trường và đứng thứ 115/140 về chất lượng dạy nghề.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Lão nông dân
13/02/2023 17:27

Những em những cháu không phải cocc thì sao???
Thì ráng chịu chứ sao!!!
Vì các cháu không phải con lãnh đạo nên các cháu không tạo được hồng phúc cho dân tộc…cứ như con của ba ếch,vương đình huệ,phúc niễng…thì được trường ưu ái cho đi du học…hồng phúc hay bi kịch của dân tộc đây???

dở hơi
13/02/2023 20:25

Các cơ quan, doanh nghiệp ở VN khi tuyển dụng vẫn yêu cầu phải có Bằng cấp, bằng cấp càng cao thì cơ hội tìm việc làm dễ hơn, mặc dù vị trí việc làm không cần trình độ Đại Học.

Nguyên Giang
14/02/2023 00:32

Câu hỏi này cứ lâu lâu đem ra dùng ở xã hội Việt Nam! Không hiểu các quốc gia khác thế nào nhất là những nước tiên tiến.
Họ không chịu đặt một câu hỏi khác quan trọng hơn: “xã hội này có công bằng phát triển cá nhân từ năng lực hay không?”
Khi việc làm béo bở chỉ có được bằng quan hệ quyền và tiền thì năng lực =0; thậm chí năng lực = đồ giả ( mua bằng).
Xưa kia vì cái lý lịch VNCH thì những người như tôi bị đánh rớt ở vòng gởi xe khi mong muốn vào đại học. Nay có khá hơn.
Nhưng nhìn chung đừng phân vân làm gì tuổi trẻ còn thời gian cứ tin vào năng lực của mình mà đi tới vì cuộc đời còn dài còn sự đổi thay còn niềm hy vọng. Bọn họ tư cách nhà nước mà bỏ mặc dân chúng thậm chí trù dập thì ta phải tự lo cho bản thân. Hôm nay ta có bằng tiến sĩ mà chạy taxi cũng không sao vì khó tìm việc phù hợp nhưng vẫn hơn những thằng mua bằng ngồi vắt vẻo nơi công quyền tham nhũng hối lộ làm chuyện bất lương. Nói thế chứ lãnh vực tư nhân cũng thiếu gì công việc, nếu ta đủ giỏi thì OK, hoặc ta tự tin thì tìm cách startup một cái gì đó…
Một chính quyền không biết làm gì để có công ăn việc làm cho dân chỉ biết xuất khẩu lao động xuất khẩu cô dâu rồi quay ra hỏi lũ trẻ có nhất thiết vào đại học hay không? Thật là đồ tồi. Cái khuynh hướng ráng kiếm cho được bằng đại học vì nếu làm giai cấp công nông gọi là nòng cốt của chủ nghĩa nó còn tồi tệ gấp nhiều lần. Và đây cũng là bế tắc cuộc sống tìm tương lai của mỗi cá nhân trong xã hội này. Và cứ thế vài ba năm họ đem ra mổ xẻ cái chuyện vào đại học hoặc nếu không vào thì tất cả chúng ta cứ tranh nhau mà sống. Họ cứ thế mà an vui cai trị và những người có lương tâm và trí tuệ trong giới có học cũng phải nản lòng nói theo kiểu giận hờn buông bỏ “hết lớp 12 đi học nghề được rồi “ giành cho tất cả công dân sao? Vậy xã hội Việt Nam tương lai sẽ có toàn kiến thợ, và cứ thế mà đi ở đợ khắp năm châu bốn biển!
Về mặt tự hào dân tộc như cách giáo dục của nhà cầm quyền VN thì nếu toàn bộ người dân lấy được bằng đại học làm bất cứ nghề gì dù có hèn hạ tới đâu trừ nghề làm quan ăn hối lộ là nhất thế giới rồi. Đây là một tự hào trên cả mọi tự hào mà ta mong đợi để khoe với thế giới. Cớ sao lại cứ họp báo rồi nói điều tiêu cực làm nhục chí người muốn có bằng cấp đại học. Lẽ ra chính quyền họ phải công khai bán bằng đại học cho mọi người còn kiến thức thì mọi người cứ vào ChatGPT mà hỏi. Đây là một lối thoát mới theo thời đại AI vừa được OpenAI đưa ra trợ giúp. Phải nắm bắt ngay không thì mất cơ hội. Các năm về sau ta khỏi bàn về vấn đề này nữa, chán!
Việt Nam hỡi Việt Nam ơi…

Duy Hữu, USA
14/02/2023 11:53

Chỉ cần, chỉ cần... tập đoàn nhà nước Việt Cộng của tập đoàn đảng Việt Cộng và các tập đoàn con buôn đỏ, con buôn đen,
các tập đoàn tư bản đỏ, tư bản đen, các tập đoàn tài phiệt đỏ, tài phiệt đen, khắp nơi, khắp nước, khắp thế giới tự do ....

có những đường lối, chính sách đầu tư lâu dài ... huấn nghề, huấn nghiệp, dạy nghề chuyên môn trong các công ty, theo nhu cầu của công ty... cho trăm trăm, ngàn ngàn sinh viên ưu tú Việt Nam, tốt nghiệp đại học... trăm trăm, ngàn ngàn nghề nghiệp chuyên môn cần có đầu óc suy tư, tư duy, phổ thông, trình độ tốt nghiệp đại học.

Anonymous
02/09/2024 21:45

Con cái của ngụy quân ngụy quyền, càng học cao, càng trơ mõm..! đành đi làm đầy tớ, mà không dám khoe bằng cấp. bởi khoe ra , mà không có việc làm, thì ngưòi ta lại chợt nghĩ có bằng nhưng không có thực lực..! Trong khi dưới chế độ CSVN sau 50 năm câm2 quyền từ Nam ra Bắc, thì đất nưóc VN càng lầm than và đói khỏ hơn xưa, . Thì học cho cao, tới mức độ gọi là dư thừa trình độ, thì cũng chẳng ai mướn, bởi ssất nưóc VN có bao giờ phát triển đâu..! mà chỉ toàn đám đảng viên CS. mua bán đất, rồi xây cất, bao building , bao khu ăn chơi , nhìn bắt mắt , trong khi xí nghiệp, hãng xưởng , chúng có bao giờ đầu tư xây dựng.đdể sản xuất ramột sản phẩm chất lượng cao..! Tóm lại cái học ngày nay ở VN, nó như một cái chợ trời , tha hồ cứ bỏ tiền ra là có bằng ..