Quy chế bầu cử: phải công khai, minh bạch và trả lại quyền cho dân!

RFA
2020.12.16
Quy chế bầu cử: phải công khai, minh bạch và trả lại quyền cho dân! Ảnh minh họa: cuộc bỏ phiếu bầu cho Chủ tịch nước tại hội trường Quốc hội ở Hà Nội vào ngày 23 tháng 10 năm 2018.
AFP

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 16/12 thảo luận quy chế bầu cử tại Đại hội Đảng XIII trong ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương Đảng cho biết như vừa nêu nhưng không nói rõ nội dung chi tiết thảo luận thế nào về quy chế vừa nêu.

Với nhiều năm công tác trong ngành luật, Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn cho biết hiện nay có 2 hệ thống bầu cử bao gồm hệ thống chính quyền như hội đồng nhân dân các cấp vào quốc hội và hệ thống bầu cử trong đảng. Ông nói thêm:

“Mặc dù đây là việc làm của cơ quan đảng nhưng theo đúng các quy định, cơ quan đảng lại là một trong những cơ quan quan trọng nhất, lãnh đạo toàn bộ các mặt của đời sống, đất nước. Nên tôi nghĩ là quy định liên quan đến cơ quan đảng cũng cần công khai và công bố cho công chúng biết vì nó gắn liền với số phận người dân, mỗi quyết định của đảng đều đưa đến kết quả thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với người dân.”

Cốt lõi của dân chủ tức là người dân được chọn người lãnh đạo cho mình. Đây là vấn đề cơ bản mà không có một cách nào khác và cách duy nhất để chọn là phổ thông đầu phiếu và bầu cử. - Nhà báo Ngô Nhật Đăng

Trao đổi với RFA vào tối cùng ngày, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng nêu lên thực trạng về quy chế bầu cử ở Việt Nam như sau:

“Hiện nay trên cơ sở để so sánh với quy chế bầu cử ở Việt Nam thì hầu như người dân không có thông tin gì về quy trình bầu cử, chi tiết thế nào. Vì thế ta đã thấy không có dân chủ vì người dân không được biết thì mọi chuyện về dân chủ hay không hầu như vô nghĩa.”

Bên cạnh việc cho rằng quy chế bầu cử ‘phi dân chủ’, nhà báo Ngô Nhật Đăng còn cho rằng quy trình bầu cử ở Việt Nam không công bằng vì không có sự cạnh tranh, không có những đối lập từ bên ngoài.

Xác nhận thực tế vừa nêu, Nhạc sĩ Lê Thiệu từ Sài Gòn cho hay:

“Việt Nam mình nào giờ chỉ có đảng cử dân bầu, từ nửa thế kỷ rồi. Đảng cứ cử người của đảng, đưa ra 4 người rồi lấy 3 bỏ 1 chẳng hạn thì dân có bầu cũng chỉ là người của đảng thôi. Đây chỉ là hình thức của đảng đưa ra để mị dân chứ thật sự là ở Việt Nam không có bầu cử mà chỉ là cơ cấu chức vụ cho những người trong đảng.”

Blogger Nguyễn Ngọc Già lập luận theo quan điểm cá nhân của ông về vấn đề này như sau:

“Tôi cũng có xem sơ qua thì họ cũng đầy đủ, tức họ cũng căn cứ vào điều lệ đảng, họ cũng ra những quy chế có số, có ngày bằng văn bản, họ cũng ra các mẫu mã tự đề cử, tự ứng cử… Tuy nhiên, họ tránh chữ ‘tranh cử’, vì nội bộ họ thu xếp với nhau thì làm gì có tranh cử. Mà đã không có tranh cử có nghĩa là phi dân chủ rồi.”

Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở thành phố Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2011.
Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở thành phố Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2011.

Vì vậy, theo blogger Nguyễn Ngọc Già, do quy chế bầu cử phi dân chủ đã dẫn tới tình hình là người dân vô cùng thờ ơ, không quan tâm vì có tâm lý chung được nói là ai lên ở Việt Nam thì cũng vậy.

Thật vậy, một người dân tại Đồng Nai không muốn nêu tên vì lý do an ninh xác nhận:

“Bầu cử ở Việt Nam chị chẳng biết, ví dụ 5 người thì viết tên 5 người đó vô thăm rồi bốc trúng thằng nào thì là thằng đó. Thật ra thì kết quả có sẵn vậy rồi. Cộng sản thì nói gì nữa.”

Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam có quy định mỗi kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều phải xây dựng quy chế làm việc, quy chế bầu cử.

RFA ghi nhận nhiều ý kiến cho rằng cốt lõi vấn đề bầu cử ở Việt Nam hiện nay là do quy trình bầu cử không đảm bảo dân chủ, dẫn đến nhiều hệ lụy như người dân mất lòng tin, đảng bị đánh giá độc tài, và quan trọng hơn đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ‘chạy chọt’ chức vụ.

Do đó, theo quan điểm của một người dân, nhạc sĩ Lê Thiệu đưa ra đề nghị:

“Nếu bây giờ muốn thay đổi cách bầu cử của Việt Nam thì dân cử dân bầu, tức nhân dân thấy người có tâm, có tầm, có tài thì người ta đề cử rồi dân tự bỏ phiếu, tự bầu. Đó mới là tự do, dân chủ.”

Chuyện thay đổi quy chế bầu cử chỉ mang tính chất là cái ngọn, vì cái gốc là độc đảng thì có thay đổi quy chế thế nào cũng không thoát khỏi tình trạng phi dân chủ. - Blogger Nguyễn Ngọc Già

Theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, để thay đổi quy chế bầu cử tại đất nước hình chữ S là một vấn đề rất lớn. Ông lập luận:

“Cốt lõi của dân chủ tức là người dân được chọn người lãnh đạo cho mình. Đây là vấn đề cơ bản mà không có một cách nào khác và cách duy nhất để chọn là phổ thông đầu phiếu và bầu cử. Vì vậy khi nói tới dân chủ thì đầu tiên phải có quy trình bầu cử rõ ràng, thật sự dân chủ, thật sự công bằng và minh bạch.”

Trong khi đó, blogger Nguyễn Ngọc Già lại cho rằng:

“Chuyện thay đổi quy chế bầu cử chỉ mang tính chất là cái ngọn, vì cái gốc là độc đảng thì có thay đổi quy chế thế nào cũng không thoát khỏi tình trạng phi dân chủ. Nếu ai còn nghĩ rằng có thể thay đổi quy chế bầu cử thì có thể dân chủ hơn thì điều đó phản khoa học.”

Tổng Bí thư Đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 14 cũng cho hay Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban và cơ quan của Trung ương Đảng nghiên cứu, rà soát lại quy chế làm việc, quy chế bầu cử tại các kỳ đại hội trước, tức từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng.

Theo đó, dự thảo quy chế bầu cử tại đại hội lần này sẽ được Bộ Chính trị xây dựng và trình Trung ương 14 xem xét, cho ý kiến để tiếp tục hoàn chỉnh, trình Đại hội XIII xem xét và quyết định.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

dân
16/12/2020 16:27

Trong thể chế độc tài, không có hành động nào hạ nhục nhân dân hơn trò hề "bầu cử", bắt nhân dân phải đi bầu cho đảng độc tài.
Ngưòi có lòng tự trọng, không ai thèm "tham gia"!

Duy Hữu, USA
17/12/2020 13:22

" Đảng là Nhà nước " và " Nhà nước là Đảng " độc tài, tài phiệt, phong kiến Việt Cộng cần phải chấm dứt đường lối, chính sách đàn áp, ép buộc nhân dân Viêt Nam phải tham gia đi bầu " bỏ phiếu " 100 % trong các cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân gian lận, 100 % " Đảng cử, Dân mang bầu ", 100% " Đảng cử, Đảng chọn ",100 % " ngụy bầu cử ", 100% " bầu cử ngụy ", 100% " ngụy dân chủ ", 100% " dân chủ cuội ".

Đảng chủ > đảng viên độc quyền cử, đảng viên độc quyền bầu, đảng viên độc quyền chọn đảng viên > Đảng viên giầu, Nước mạt, Nước mất.

Nhân dân Việt Nam có quyền không đi bầu, không đi bầu cũng là đi bầu, không bỏ phiếu cũng là bỏ phiếu, để phản đối bất bạo động, bất tuân, bất hợp tác, không tham gia, không tham dự, không " hợp thức hóa " các cuộc bầu phiếu gian lận, bất chính, bất minh, bất công, bất lương, bất hợp lệ, bất hợp pháp, vi phạm chính " Hiến pháp " Đảng và Nhà nước Việt Cộng độc tài, độc đảng, độc quyền làm ra.

" Hiến pháp " Búa Liềm làm, Búa Liềm vi phạm.
Dân Việt không làm, Dân Việt đéo phải theo.

Đảng Hồ làm luật, Đảng Hồ phạm luât.
Dân Việt không làm, Dân Việt đếch phải tuân.

Luật vi hiến, bất chính, bất công.
Dân bất mãn, bất tuân, bất hợp tác

Ý dân là Ý trời, Ý trời là Ý dân...

Dân chủ > Nhân dân làm luật, luật của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân > Nhân dân tôn trọng luật của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Dân chủ > Nhân dân tự do cử, Nhân dân tự do bầu, Nhân dân tự do chọn Nhân dân... ngàn ngàn anh tài, hào kiệt, có Tài, có Đức, có Tâm, có Tầm... trong Dân, của Dân, do Dân, vì Dân... làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch các Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch các Ủy ban Nhân dân các cấp, xã, huyện, tỉnh, thành phố... để phục vụ quyền lới chính đáng của nhân dân, theo ý thich, ý muốn của nhân dân... không theo ý muốn, ý thích, quyền lợi bất chính, bất công, bất nhân của Đảng, đảng viên, cán bộ Việt Cộng bất lương, bất tài, bất lực, tham nhũng, tham ô, lộng hành, lộng quyền, lộng ngôn.

Dân chủ > Dân cử, Dân bầu > Dân giàu, Nước mạnh > Công bằng, Văn minh > Độc lập + Tự do + Hạnh phúc.

Liên kết trong Sự thật là sức sống,
Đoàn kết trong Tình thương, Từ bi, Bác ái là sức mạnh,
Nhân dân đấu tranh bất bạo động cho Tự do, Dân chủ, Dân quyền, Nhân quyền của toàn dân.

Liên kết trong đa dạng, đa dạng, đa tài. Đa dạng, đa đảng, đa tài trong đoàn kết.

Unity in Diversity, Diversity in Unity.

Vietcong HaNoi
17/12/2020 18:06

Nghe nói cụ Tản Đà có câu:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!
Cho nên quân ấy mới làm quan.

Duy Huu, USA
18/12/2020 12:50

Cũng bởi quân ấy làm quan,
Cho nên muốn dân ngu quá lợn.

Dân ta khôn cần phải khôn... định hướng cái đám quan quân ngu muốn độc quyền " định hướng " Dân ta khôn... xuống cái hố rác " xã hội chủ nghĩa Việt Cộng ", độc ngáo, độc ngu.

HỒTẬPCHƯƠNG
22/05/2023 08:01

KÍNH THƯA QÚI VỊ :
QUYỀN CĂN BẢN MÀ THƯỢNG ĐẾ BAN CHO LOÀI NGƯỜI.
ĐỒNG BÀO KHÔNG THỂ ĐỂ BỊ CƯỚP MẤT !
QÚI VỊ NHẤT ĐỊNH ĐÒI (họ) PHẢI TRẢ LẠI . CỔ NHÂN ĐÃ NÓI:
"KHÔNG MỘT THÀNH CÔNG NÀO MÀ KHÔNG ĐẦY CHÔNG GAI !
KHÔNG MỘT VINH QUANG NÀO MÀ KHÔNG ĐẦY GIAN KHỔ"