Nhiều học giả quốc tế lo ngại về tình trạng của TS Cù Huy Hà Vũ
2013.06.19
Chúng tôi vừa nhận đựơc bức thư từ 33 chuyên gia, học giả quốc tế và Việt Nam tại hải ngoại gửi lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam bày tỏ quan ngại của họ về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam giữ hiện tại của Ông Cù Huy Hà Vũ. Đây là lần đầu tiên một tập hợp trí thức ngoại quốc và Việt kiều đông đảo ở hải ngoại quan tâm về vấn đề này.
Bức thư gửi cho các ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ. Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và ông Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những người ký tên trong bức thư này là học giả và chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới, được kết nối với nhau bằng quan tâm chung và hoạt động trong lĩnh vực Việt Nam học.
Chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét để thay đổi quan điểm của mình trước tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam, và thay vào đó tiến đến giải quyết những mâu thuẫn tồn tại giữa hai bên thông qua đối thoại và tương tác mang tính xây dựng.
-- Trích thư các học giả quốc tế gửi lãnh đạo VN
Rất nhiều người ký tên trong thư đã cống hiến phần tốt đẹp nhất trong công việc và cuộc sống của họ cho các công trình nghiên cứu, cũng như dự án phát triển của Việt Nam, một đất nước và dân tộc cao đẹp. Những người ký tên trong thư xác nhận họ viết thư này như là người bạn của Việt Nam, và luôn luôn mong muốn những gì có lợi nhất cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Mối quan tâm của người ký tên trong bức thư là sư an nguy của TS luật Cù Huy Hà Vũ.
Theo nội dung thư thì trong thời gian ở Trại giam Số 5, Ông Cù Huy Hà Vũ bị bạo hành bởi quản giáo, không được tiếp cận những dịch vụ cơ bản, và bị tước đi các quyền chính đáng, như quyền thu nhận thực phẩm và nhu yếu phẩm từ chính gia đình của ông, quyền được chăm sóc y tế và chữa trị, và quyền bày tỏ những khó khăn của ông ấy đến với chính quyền có liên quan.
Tác giả bức thư hiểu rằng sức khỏe của Ông Hà Vũ đang trong tình trạng nguy kịch, và càng trầm trọng hơn vì bệnh trạng của ông trước đó.
Từ những thực trạng này, bức thư nhấn mạnh, theo nguyên văn:
“Với các lý do này, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu cấp chính quyền có liên quan hãy lập tức can thiệp vào việc này, nhằm đảm bảo sự an toàn và an ninh của Ông Hà Vũ.
Chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét để thay đổi quan điểm của mình trước tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam, và thay vào đó tiến đến giải quyết những mâu thuẫn tồn tại giữa hai bên thông qua đối thoại và tương tác mang tính xây dựng”.
Trong 33 người ký tên rất nhiều vị là học giả ngoại quốc có những mối tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam. Ngoài ra có rất nhiều trí thức nổi tiếng hải ngoại lần đầu tiên ký vào một bức thư loại này để gửi cho chính phủ Việt Nam nêu lên những quan ngại của họ về tình trạng TS luật Cù Huy Hà Vũ cũng như những tù nhân lương tâm khác đang bị đối xử một cách khắc nghiệt tại Việt Nam.
Danh sách những người ký tên
1 Cari Coe, Tiến sỹ Phó Giáo sư Chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Đại học Công lập Lewis & Clark Hoa Kỳ
2 Thomas Crosbie Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học Yale Hoa Kỳ
3 Lisa Drummond Phó Giáo sư, Chương trình Nghiên cứu Đô thị, Ban Khoa học Xã hội, Đại học York Canada
4 Wynn Gadkar-Wilcox Phó Giáo sư, Đại học Công lập Tây Connecticut Hoa Kỳ
5 Lelia Green, Tiến sỹ Giáo sư Chuyên ngành Truyền thông, Đại học Edith Cowan Úc
6 Hồ Tài Huệ Tâm Giáo sư Kenneth T. Young Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam-Trung Quốc, Đại học Harvard Hoa Kỳ
7 Bernard Huber Sinh viên Cao học, Đại học McGill Canada
8 Huỳnh Kim Giảng viên, Đại học Quốc gia Úc Úc
9 Pierre Journoud, Tiến sỹ Nhà Nghiên cứu và Giảng viên, Đại học Paris 1 Panthéon Sorbonne Pháp
10 Ben Kerkvliet Giáo sư Danh dự, Đại học Quốc gia Úc Úc và Hoa Kỳ
11 Daniel King, Tiến sỹ Nguyên Học giả tại Đại học Murdoch, Đại học Edith Cowan và Đại học Notre Dame Úc
12 J. Kirkpatrick, Tiến sỹ Giáo sư, Đại học Bennington (hưu trí) Hoa Kỳ
13 Danielle Labbé Phó Giáo sư, Đại học Montréal Canada
14 Scott Laderman Phó Giáo sư Chuyên ngành Lịch sử, Đại học Minnesota, Duluth Hoa Kỳ
15 James Laverty Giám đốc Điều hành, Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ, Detroit (hưu trí), và Nhà Nghiên cứu Độc lập Hoa Kỳ
16 Lê Xuân Khoa Giáo sư Thỉnh giảng, Trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Johns Hopkins (hưu trí) Hoa Kỳ
17 Jonathan D. London Phó Giáo sư, Đại học Thành phố Hồng Công Hồng Công
18 Patrick McAllister Giáo sư Nhân chủng học, Đại học Canterbury Tân Tây Lan
19 Jason Morris-Jung Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học California, Berkeley Hoa Kỳ
20 Ngô Lâm Chuyên viên Lưu trữ, Viện Hoàng gia Hà Lan Nghiên cứu Đông Nam Á và Caribbean Hà Lan
21 Ngô Vĩnh Long Giáo sư, Đại học Maine Hoa Kỳ
22 Nguyễn Hồng Bắc Nhà Nghiên cứu, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Việt Nam
23 Nguyễn Điền Nhà Nghiên cứu Độc lập Úc
24 Nguyễn Đức Hiệp Chuyên gia Khí quyển, Văn phòng Môi trường và Di sản, Chính phủ Bang New South Wales Úc
25 Nguyễn Thị Hường Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học Indiana Hoa Kỳ
26 Phạm Quỳnh Hương Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Việt Nam
27 Sophie (Sophia) Quinn-Judge Phó Giáo sư Hoa Kỳ
28 Christina Schwenkel Phó Giáo sứ, Đại học California, Riverside Hoa Kỳ
29 Tạ Văn Tài, Tiến sỹ Luật sư, Nguyên Thành viên Nghiên cứu, Trường Luật Harvard Hoa Kỳ
30 Philip Taylor, Tiến sỹ Thành viên Cao cấp, Đại học Quốc gia Úc Úc
31 Thái Văn Cầu Chuyên gia Khoa học Không gian Hoa Kỳ
32 William S. Turley Giáo sư Danh dự, Đại học Nam Illinois Pháp và Hoa Kỳ
33 Vũ Thị Quỳnh Giao Thành viên, Cộng đồng Global Shapers tại Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam