Lổ hổng nào trong hệ thống tạo nên bầu Kiên?
2012.08.22
Câu hỏi lỗ hổng nào trong hệ thống đã tạo nên những đại gia này đang được dư luận đặt ra.
Cả hệ thống lung lay
Chưa bao giờ một cá nhân bị bắt lại tác động đến xã hội và chính phủ như vụ bắt giữ bầu Kiên. Ngay sau khi tin ông bị bắt tung ra, người dân đổ xô mua vàng và thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh.
Quốc hội họp và đòi Thống đốc Ngân hàng nhà nước giải trình liệu vụ bắt giữ này có liên quan gì tới tình trạng nợ xấu cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần có biểu hiện thao túng thị trường tín dụng hay không.
Sau vụ bắt giữ ba ngày, cổ phiếu của Eximbank mất 4,5% tại sàn giao dịch tp Hồ Chí Minh sau khi mất 4,9% vào hai ngày trước đó. Để cứu vãn tình trạng người dân ào ạt rút tiền, Ngân hàng nhà nước phải bơm 5 nghìn tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng như một nguồn hỗ trợ khẩn cấp nhưng người dân vẫn lo sợ đồng tiến tiết kiệm của họ sẽ theo chân bầu Kiên nên tiếp tục rút tiền để làm việc khác và điều này tiếp tay cho thị trường chứng khoán có lý do để tiếp tục đỏ sàn.
Theo tin tức từ cơ quan điều tra cho biết ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt là do thành lập ba công ty con và các công ty này có hành vi kinh doanh trái pháp luật. Những thông tin này không thể thuyết phục người hiểu chuyện vì lý do để bắt ông Kiên quá yếu ớt, khó áp dụng cho một người nổi tiếng và nhiều quyền lực như ông.
Lợi ích nhóm và quyền lực
Không phải vô cớ khi dư luận nổi lên câu hỏi đây có phải là vấn đề thanh trừng nội bộ hay không vì sự quen biết của ông Kiên đối với Thủ tướng đương nhiệm đã nhiều lần công khai trên báo giới, đặc biệt là sự liên hệ mật thiết giữa ông Kiên với bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng, trong những thương vụ ngân hàng bạc tỷ được người dân xem như là điều hiển nhiên giữa bối cảnh đại gia và quyền lực như một cặp bài trùng được đồn thổi trên báo chí như thời gian vừa qua.
Vấn đề nổi cộm này đưa đến câu hỏi phải chăng những thỏa thuận ngầm trong hệ thống đã tiếp tay tạo nên những khối u mà khi vỡ ra sẽ gây hậu quả không nhỏ cho khu vực mà nó lũng đoạn.
Lợi ích nhóm và quyền lực vô giới hạn là hai thực thể song hành với nhau tạo ra những đại gia giàu có nhanh chóng như bầu Kiên đang ngày càng lộ rõ sự nguy hiểm của nó khi một người bị bắt kéo theo các hệ lụy không lường trước cho một nền tài chính vốn yếu ớt vì thiếu những ràng buộc pháp lý.
Thống kê cho thấy chỉ một thời gian ngắn sau đổi mới, Việt Nam là nước có số người giàu cao nhất trong khu vực.
Trong một nền kinh tế chưa thật sự thoát khỏi hệ thống quốc doanh nhưng lại phát sinh nhiều người giàu có quá nhanh do quan hệ tốt với lãnh đạo cao cấp trong chính phủ gây cho dư luận rất nhiều câu hỏi về các lỗi hệ thống đã tạo ra những khối u trong cơ thể kinh tế tài chánh Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên giám đốc Viện nghiên cứu phát triển IDS cho biết nhận xét của ông:
“Việt Nam đang theo mô hình Tư bản chủ nghĩa man rợ. Vai trò nhà nước trong Chủ nghĩa tư bản phát triển ở thời gian đầu nó rất lộn xộn. Lúc đó nhà nước, công đoàn, người lao động họ đấu tranh và dần dần xảy ra như cuộc khủng hoảng vừa rồi.
Tôi nghĩ nhà nuớc cần phải tăng cường vai trò giám sát, vai trò làm cho minh bạch như thế nào đó để không có những người có khả năng khuynh đảo như vậy.”
Mô hình mà TS Nguyễn Quang A chỉ ra đang làm cho hệ thống kinh tế tài chánh Việt Nam lúng túng trong cách điều hành các chính sách điều tiết vĩ mô trong các tập đoàn quốc doanh, kể cả các tập đoàn tài chánh ngân hàng.
Từ sự lúng túng này nó cho phép nhiều người có quan hệ tốt với các ngân hàng trở nên giàu có rất nhanh do thu tóm cổ phiếu và nắm giữ các vai trò chủ chốt.
Vấn đề gì cần giải quyết?
Ông Nguyễn Đức Kiên từng là phó chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại Á Châu gọi tắt là ACB do đó khi ông bị bắt khách hàng phản ứng rất nhanh là xếp hàng rút tất cả tiền bạc của họ tại ngân hàng này mặc dù ông Kiên không còn liên hệ gì tới ngân hàng ACB từ hai năm qua.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết nhận xét của bà về vần đề này:
“Dù sao về danh tiếng thì ông ấy là một nhân vật chính của ACB vì vậy khi nói tới ACB thì người ta gằn với tênt uổi của ông ấy và vì vậy khi ông ấy bị bắt có thể ảnh hưởng tới danh tiếng hoạt động của ACB và đìêu đóp đòi hỏi một sự giám sát mạnh mẽ hơn và nhất là tính minh bạch pahỉ cao hơn của hệ thống ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp lớn liên quan đến ngân hàng hiện nay.”
Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã trấn an công chúng trên báo chí rằng Ngân hàng nhà nuớc sẽ theo dõi sát những diễn biến của ngân hàng ACB.
Ông Nghĩa cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để đảm bảo khả năng chi trả các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân chúng tại ngân hàng này.
Sau khi ông Kiên bị bắt hai ngày, chiều 22 tháng 8 Tổng Giám đốc ngân hàng ACB là ông Lý Xuân Hải bị triệu tập “làm việc” với cơ quan điều tra.
Cũng từ sự bắt giữ khẩn cấp này nảy sinh thêm nhiều câu hỏi về các cấu kết giữa những ngân hàng với nhau tạo nên sự mất thăng bằng trong vấn đề vay và cho vay.
Phải chăng đã đến lúc nhà nước cần mạnh tay hơn trong việc cắt bỏ những khối u mà từ lâu nhiều nhóm lợi ích đã tạo ra trong cơ thể của chế độ dẫn tới việc sản sinh những đại gia tương tự như bầu Kiên, một người do quan hệ tốt lại có khả năng làm lung lay cả hệ thống bởi sự giàu có khó kỉểm soát vì được bao che, nâng đỡ từ nhiều phía?
Theo dòng thời sự:
- Tổng giám đốc Tập đoàn tài chính ACB Nguyễn Đức Kiên bị bắt
- Thị trường chứng khoán Việt Nam hốt hoảng trước tin Bầu Kiên bị bắt
- “Đại gia” hay “trọc phú” thời hiện đại?
- Công ty Cổ phần thủy sản Bình An thanh toán tiền nợ
- Nông dân Cần Thơ đòi Bianfishco phá sản
- Vỡ Nợ Dây Chuyền- Tháp Cao Sụp Đổ?
- Phó vụ trưởng Bộ Tài chính bị truy nã vì tội lừa đảo
- TGĐ công ty CP sàn bất động sản Việt Nam tù chung thân