Hà Nội gửi người sang TQ học lớp cán bộ nguồn: Công chúng lo ngại, chuyên gia nói gì?

2023.09.30
Hà Nội gửi người sang TQ học lớp cán bộ nguồn:  Công chúng lo ngại, chuyên gia nói gì? 20 cán bộ Hà Nội tham gia lớp cán bộ nguồn ở Quảng Châu, Trung Quốc
SGGP screenshot

20 cán bộ cấp cao của Thành Uỷ Hà Nội vừa hoàn thành lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn cho Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Học gì bên Trung Quốc?

Mạng báo Sài Gòn giải phóng đưa tin này và cho biết thêm rằng, trong bảy ngày của khoá học, từ ngày 19 đến 26/9, các cán bộ của Hà Nội đã được nghiên cứu, trao đổi về tình hình Quảng Châu, tình hình kinh tế vĩ mô của tỉnh Quảng Đông, thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc, tình hình xây dựng chính quyền số, luận giải tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.

Thạc sỹ quan hệ quốc tế Nguyễn Thế Phương cho biết cán bộ nguồn là những người có thể được quy hoạch lên làm các chức vụ lãnh đạo từ trung đến cao cấp của tỉnh - thành hoặc trung ương.

Chuyện Việt Nam cử cán bộ đi học tập ở Trung Quốc không có gì là bất thường, mà ngược lại, nó còn xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Bởi vì, ông Phương giải thích, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc được đặt trên nền tảng là quan hệ chính trị và hai đảng Xã hội Chủ nghĩa, cho nên Việt Nam thường xuyên cử cán bộ qua học hỏi về lý luận, làm sao để xây dựng tổ chức Đảng và các cơ quan hành chính, làm sao để làm công tác dân vận tốt, làm sao để áp dụng và học hỏi mô hình phát triển lẫn nhau, và trong trường hợp này là Việt Nam học hỏi mô hình phát triển của Trung Quốc ở một số mặt:

“Cái quan trọng nhất ở đây là về mặt lý luận vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình phát triển, đặc biệt là Việt Nam có thể học hỏi gì từ cách mà Đảng Cộng sản họ Trung Quốc họ vận hành hệ thống của họ, đặc biệt là Hà Nội là ở cấp độ thành phố. 

Ở đây không phải tất cả những gì liên quan đến Trung Quốc đều dở, một số cách mà họ quản trị đáng để học hỏi. Bởi vì nó là một mô hình gần gần với Việt Nam, hai bên có cùng một cái thiết chế và cùng định hướng chính sách chung thì học hỏi kỹ năng quản lý, học hỏi về chính sách phát triển, học hỏi về khả năng hợp tác giữa các thành phố với nhau, học hỏi về mối quan hệ lý luận giữa đảng cầm quyền và người dân…”

Ngoài ra, theo ông Phương, những lần học tập, tiếp xúc giữa cán bộ hai bên cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể thu thập thông về tình hình ở Trung Quốc và cũng để xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo trung và cao cấp giữa hai nước.

Cán bộ được cử đi học ở nhiều nước

Việc cử cán bộ đi học tập, đào tạo ngắn và dài hạn ở nước ngoài không phải là hiếm hoi mà đây chính là chủ trương của Bộ Chính trị. Hồi tháng 8/2022, Bộ này đưa ra mục tiêu mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ cho đến hết năm 2025. Từ năm 2026 - 2030, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 500 cán bộ.

Ông Thế Phương cho biết, mục tiêu của Việt Nam hiện nay là bắt đầu chuyên nghiệp hóa hành chính công nên mở rộng các nước gởi cán bộ sang để đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường:

“Gần đây, với mục tiêu là chuyên nghiệp hóa hành chính công thì Việt Nam không chỉ gắn chặt với Trung Quốc nữa mà còn mở rộng ra các nước khác, đặc biệt ở đây là các nước phương Tây; và Úc nổi lên như là một trong những đối tác quan trọng trong việc trao đổi cán bộ; nhưng mà Trung Quốc vẫn là đối tác quan trọng nhất bởi vì tính Đảng.”

Ngoài Trung Quốc, cán bộ ở tất cả các tỉnh thành còn được cử đi học tập ở các nước như Úc, Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Nga, Hàn Quốc…

Để thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030”, Hà Nội cho biết sẽ cử nhiều cán bộ đi học tập kinh nghiệm tại một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, Singapore… với tổng chi phí khoảng 272,3 tỉ đồng đến hết năm 2025.

Các lĩnh vực được đào tạo bao gồm quản lý công, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, ứng dụng công nghệ thông tin trong chính phủ điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh và chuyển đổi số, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về lĩnh vực khoa học và công nghệ…

Ảnh hưởng gì đến việc bổ nhiệm cán bộ VN?

Tuy nhiên, việc cử cán bộ đi học tập ở Trung Quốc khiến dư luận chú ý hơn so với các nước khác. Nhà phân tích tình hình chính trị Việt Nam, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho biết đã có nhiều đợt bồi dưỡng ngắn hạn ở Trung Quốc mà hai đảng đã thỏa thuận với nhau, báo đảng vẫn đưa tin bình thường:

“Còn lần này, vì có Bí thư Thành Ủy Hà Nội sang Quảng Châu dự, thì bà con thấy nó mới, lại đăng ở các báo online, nên bà con đọc nhiều.” 

Ông Thế Phương nhận định, dân chúng quan tâm đến thông tin này là điều bình thường:

“Bởi vì về mặt truyền thông đại chúng mà nói thì người dân không có cảm tình với Trung Quốc và bất cứ một bước đi nào mà công chúng nhận thấy rằng Việt Nam lại gần hơn với Trung Quốc thì họ sẽ có một cảm giác lo ngại, và đây là chuyện hoàn toàn dễ hiểu theo góc độ từ công chúng.”

Như vậy, liệu những lo ngại của người dân rằng các lớp học này có ảnh hưởng đến việc quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ cấp cao của Việt Nam trong tương lai hay không.

Theo tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, cán bộ quy hoạch nguồn gồm những cán bộ được đưa vào danh sách để bồi dưỡng để có thể bổ nhiệm hoặc dự kiến bầu vào các vị trí cao hơn:

“Tuy nhiên, quy hoạch là một việc, bổ nhiệm hay không là một việc khác hẳn, ít có liên quan với nhau.

Người ta thường cử các nhóm cán bộ quy hoạch nguồn đi bồi dưỡng ngắn hạn ở nhiều nước, chứ không phải chỉ có đưa sang Trung Quốc. Bồi dưỡng là để mở rộng kiến giải, chứ không phải là để dập khuôn những thứ của Trung Quốc hay của nước nào khác.”

Ông Thế Phương cho rằng rất khó để đánh giá về lo ngại của công chúng là những khoá học như thế này có ảnh hưởng gì đến kế hoạch bổ nhiệm cán bộ ở Việt Nam hay không. Tuy nhiên, nó chắc chắn có tác động đến quan hệ hai nước:

“Nó tạo ra một sự kết nối giữa các cán bộ nguồn với nhau. Ví dụ như vấn đề căng thẳng Biển Đông chẳng hạn, thì cái cơ chế giúp Việt Nam và Trung Quốc hạ hỏa chính là nói chuyện giữa Đảng chứ không phải là Nhà nước; và chính các quan chức cả hai bên đi qua lại thăm viếng lẫn nhau tạo ra mối quan hệ cá nhân và nó tạo ra nhiều kênh liên lạc để có thể hai bên giải quyết những bất đồng, nếu có.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
30/09/2023 10:16

Ừ thì... ừ thì... các đồng chí tao, các cán bộ nguồn... mất nguồn gốc tao...
đảng giặc cờ đỏ búa liềm Việt Cộng tao... đảng " cụ Hồ " vĩ đại tao... tha hồ đồng lòng, đồng ca...
" nối vòng tay lon "... với các đồng chí, đảng giặc cờ đỏ búa liềm Tàu Cộng... làm gì được đảng tao...?

" Rừng núi dang tay... nối lại Biển Đông...
tao đi vòng tay lớn mãi... để nối sơn hà... mặt đất bao la... anh em tao về ...
gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng... bàn tay tao nắm... nối tròn một vòng... Trung Hoa.

Cờ nối gió... đêm vui nối ngày...
giòng máu nối con tim đồng chí... dựng tình này, trong ngày mới...
thành phố nối thôn xa vời vợi... người chết nối linh thiêng vào đời... và nụ cươi nối trên môi.

Phương Bắc... Phương Nam... nối liền nắm tay...
tao đi từ đồng hoang vu, vượt hết núi đồi... vượt thác cheo leo... tay tao vượt đèo...
từ quê nghèo, lên phố lớn... nắm tay nối liền... Biển Đông, sông gấm... nối liền một vòng... Trung Hoa.

Nhái lời bản nhạc... Nối Vòng Tay Lớn... cố nhạc sĩ " phản chiến ", Trịnh Cộng Sơn.

Hoàng Dung
30/09/2023 11:06

.
"Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã vừa cùng nhau công bố những chi tiết mà hai cơ quan này gọi là sự thật về “Kỷ Yếu Hội Nghị” trong những ngày vừa qua với những câu chữ như sau:

Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.” "
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/time-to-declas-thanhdo-conf-08062014082423.html

Chiếu theo Kỷ Yếu Hội Nghị của mật nghị Thành Đô, việc cử 1000 đảng viên csVN qua xứ 4-tốt trău dồi phương cách bóp cổ dân lành đương nhiên là việc phải làm. Đâu có gì théc méc !

Sao Mai
30/09/2023 11:38

Học ở đâu để làm Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước?

https://baotiengdan.com/2023/09/27/hoc-o-dau-de-lam-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc/

Trong chương trình “Tư vấn mùa thi” cho các trường phổ thông trung học ở Việt Nam, ban tổ chức thường đối mặt với câu hỏi : Học trường nào để làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước? Ban tổ chức “bó tay”, không trả lời được, hoặc không dám trả lời.

…Sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, kết thúc hôm 22-10-2022, Tập Cận Bình tiếp tục “ngự trị” trên cái ghế cao nhất ở Hoa Lục, nhiệm kỳ thứ ba. Đại hội Đảng vừa xong ở nước này, ông Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc, “diện kiến” Tập Cận Bình. Dù sức khỏe rất kém sau cơn đột quỵ trong chuyến đi Kiên Giang trước đây, nhưng Tổng Bí thư đảng csVN cũng cố gắng “lê bước” sang thăm Tập Chủ tịch từ ngày 30-10-2022 đến ngày 2-11-2022.

Ngay thời điểm đó, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung quốc có bài xã luận cho rằng, chuyến đi của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đến Trung quốc ngay khi ông Tập Cận Bình vừa tái đắc cử cho thấy “Việt Nam sẽ không đứng về phía Mỹ“.

Tại Trung Quốc, 21 phát đại bác cùng những “cơn mưa” trút những lời tụng ca “có cánh” về mối quan hệ “môi hở răng lạnh”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”, đã làm ông Trọng như bay trên chín tầng mây. Chưa hết, trong chuyến thăm này, Tập Cận Bình trao tặng Nguyễn Phú Trọng “Huân chương hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

…“Trăm hoa đua nở”, nhà nhà đi học Trung Quốc, người người đi học Trung Quốc. Du học Tây Âu, Mỹ ư? xưa rồi; lạc hậu và không có tiền đồ.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội hưởng ứng nhanh, đưa 20 học viên là cán bộ chủ chốt từ các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện, đi học Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, tổ chức từ ngày 19-9 đến ngày 26-9-2023 tại Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

..Về nền ngoại giao “cây tre”, các bạn trẻ Việt Nam có câu trả lời cho câu hỏi: học ở đâu để làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, vào Trung ương đảng chưa ?
.

Anonymous
01/10/2023 09:36

Trước kia khi bổ nhiệm thì thường người ta xem trọng những ai học ở Liên Xô, có giai đoạn học ở Trung Quốc, khi khủng hoảng với TQ thì những ai học ở TQ bị thất sủng. Ở các nước gọi là XHCN thì cũng tương tự, ở Lào, nếu học ở VN hay TQ thì con đường thăng quan tiến chức lên rất nhanh. ĐIều quan trọng ở việc học các chương trình này không phải là kiến thức hay kinh nghiệm, mà là mối quan hệ để "làm ăn" và nhờ vả mà thôi!

Cờ "6 sao": vô tình hay cố ý?
03/10/2023 10:58

.
Cờ 6 sao Trung quốc cùng tổng bí thư đảng csVN
Cờ "6 sao": vô tình hay cố ý?

.. Cộng đồng mạng có phản ứng mạnh liên quan đến vấn đề trang trí tết 2021 tại đường Đồng Khởi Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có một bức ảnh do vài người chụp lại và đưa lên trên mạng, có “6 ngôi sao”. Cách sắp xếp vị trí các ngôi sao làm nhiều người liên tưởng đến lá cờ Trung Quốc, được các em thiếu nhi đón Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam cầm trên tay vẫy [cờ thừa sao] với sáu sao thay vì năm sao.

Lá cờ 6 sao này cũng được đài truyền hình VTV dùng để minh họa tin Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh với chức vụ mới [?] vừa đắc cử.

Một số người cho rằng cho thiếu nhi cầm cờ 6 sao của Trung Quốc [thay vì 5 sao] là muốn biến Việt Nam thành một tỉnh lỵ của Trung Quốc, và đây là cách thăm dò ý kiến người dân trước động thái này. Cũng có người nói rằng, đây chỉ là một sự nhầm lẫn vô tình; không hề [?] có một cá nhân hay tổ chức nào cố ý làm việc đấy cả !
.

Phải chăng “6 sao” trên lá cờ Trung Quốc là có dụng ý?
04/10/2023 02:48

.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Phải chăng “6 sao” trên lá cờ Trung Quốc là có dụng ý?

…Trên cơ sở “bẫy đã được gài”, phải chăng lãnh đạo hai bên đã ngầm thỏa thuận với nhau kế hoạch 2011-2015 từ trước nhiệm kỳ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đến 2015 Trung Quốc sẽ thu phục Việt Nam là Khu tự trị thứ 5 “sau Khu tự trị Choang (Quảng Tây), Khu tự trị Nội Mông, Khu tự trị Tân Cương và Khu tự trị Tây Tạng, hoặc làm tộc thứ 5 – “tộc Việt” sau các tộc Mãn, Mông, Hồi, Tạng, ứng với ngôi sao nhỏ thứ 5 thêm vào cờ Trung Quốc mà chúng ta đã thấy trong ngày 11-10 và ngày 21-12-2011 trên VTV1…. Dù sao đồng bào ta cũng phải cảnh giác..
.

hotapchuong
12/10/2023 09:53

HỌC NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HIỂM ĐỘC & ÁC ÔN.