Chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông
2009.04.01

Thế nhưng vừa qua một số cơ quan chức năng trong chính quyền Hà Nội và cả Ban tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho tiến hành những họat động nói về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hòang Sa, Trường Sa tại Biển Đông.
Tiếp tục những bài nói về vấn đề vừa nêu vào các chương trình phát thanh trước đây, trong phần sau Gia Minh ghi nhận ý kiến của các nhà nghiên cứu sử về các họat động liên quan.
Bằng chứng lịch sử
Một cuộc hội thảo được báo chí trong nước cho là lần đầu tiên diễn ra, đó là hội thảo mang tên “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế”, đã được tổ chức ngay tại Hà Nội hôm ngày 17 tháng ba vừa rồi.
Hội thảo do Học Viện Ngọai giao và Chương trình Nghiên cứu Biển Đông đứng ra tổ chức với sự tham dự của chừng 100 nhân vật từ giới học giả, đến nhà ngọai giao và nhà báo.
Vậy là lần đầu tiên tổ chức thì hội thảo có đưa ra được những điều gì chứng minh thêm về chủ quyền của Việt Nam tại vùng Biển Đông, nơi mà sáu quốc gia trong khu vực đều có tuyên bố chủ quyền nơi đó?
Vấn đề này ở Việt Nam là nhạy cảm, các nhà nghiên cứu né tránh, nên sau cuộc thảo luận này thì họ sẽ mạnh dạn hơn; rồi những công trình nghiên cứu lâu nay sẽ được phổ biến rộng rãi hơn. Hội thảo vào lúc mà người ta nói là Biển Đông dậy sóng thì nó sẽ góp phần cho việc bảo vệ chủ quyền.
TS Nguyễn Nhã
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người từng nghiên cứu về lĩnh vực này ngay thời gian trước năm 1975 cho biết:
“Nếu nói về tư liệu liên quan việc xác lập chủ quyền của VN thì từ trước đến nay đã quá đủ, nếu có thêm thì không đáng kể; điều là bàn đến những giải pháp thêm nào.”
Tuy nhiên ông Nguyễn Nhã cũng đánh giá là sinh họat đó cũng có ý nghĩa nhất định của nó:
“Vấn đề này ở Việt Nam là nhạy cảm, các nhà nghiên cứu né tránh, nên sau cuộc thảo luận này thì họ sẽ mạnh dạn hơn; rồi những công trình nghiên cứu lâu nay sẽ được phổ biến rộng rãi hơn.
Hội thảo vào lúc mà người ta nói là Biển Đông dậy sóng thì nó sẽ góp phần cho việc bảo vệ chủ quyền.”
Đối với ý kiến thắc mắc lâu nay về công hàm mà cố thủ tướng Phạm Văn Đồng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, hay là miền Bắc, trước đây gửi cho cố thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc về vấn đề Hòang Sa, thì tiến sĩ Nguyễn Nhã có giải thích:
“Tôi nghĩ công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có dính dáng gì về vấn đề chủ quyền cả mà chỉ ủng hộ tuyên cáo 12 hải lý của Trung Quốc năm 1957.
Theo tôi HIệp định Geneve là quan trọng vì lãnh thổ lãnh hải thuộc phía nam do chính quyền phía Nam quản lý mà chính quyền phía nam chưa hề từ bỏ chủ quyền cả…”
Ý thức giữ gìn biển đảo
Vào hôm 30 tháng 3 vừa qua,
Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam cho phát động cuộc thi tìm hiểu ' Biển Đảo Việt
Nam', cho cả người Việt trong và ngòai nước.
Nếu chúng ta đưa ra chủ trương đúng đăn thì sẽ thu hút được nhiều nguồn lực. Ngòai việc có hiểu biết đúng đắn hơn, hòan chỉnh hơn thì quan trọng hơn là đánh thức hay xác lập ý thức trách nhiệm của người dân đối với Biển đảo.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc
Trước đó một tùân ,thì một nhân vật khá quen thuộc trong nước là sử gia, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, có bài viết đăng trên Báo Tuổi Trẻ với tựa đề 'Cần khơi dậy ý thức giữ gìn biển đảo của cha ông'. Chính ông Dương Trung Quốc có một số giải thích về họat động đó:
“Thực ra việc nghiên cứu được diễn ra từ lâu rồi, còn cuộc hội thảo do nhà nứơc đứng ra tổ chức là để tập hợp tất cả trí tuệ của giới nghiên cứu.
Ngày càng với ý thức bảo vệ chủ quyền thì phải huy động tòan bộ nguồn lực của dân.
Nếu chúng ta đưa ra chủ trương đúng đăn thì sẽ thu hút được nhiều nguồn lực. Ngòai việc có hiểu biết đúng đắn hơn, hòan chỉnh hơn thì quan trọng hơn là đánh thức hay xác lập ý thức trách nhiệm của người dân đối với Biển đảo.
Trong bài viết của tôi, tôi cũng quan tâm nhiều đến giới trẻ. Tại sao không tổ chức các tuyến du lịch cho các em hiểu biết về biển cả, hải đảo hơn ngay cả những điểm nóng, cả trên đất liền…”
Dư luận dù có nhận định khác nhau về những biện pháp gần đây của chính quyền Việt Nam trong vấn đề chủ quyền tại hai quần đảo Hòang Sa, Trường Sa và quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông; nhưng luồng ý kiến của người Việt quan tâm đến sự tòan vẹn lãnh thổ thì chính quỳên cần phải có những họat động cụ thể hơn như đăng ký yêu sách về thềm lục địa mở rộng truớc ngày 13 tháng năm năm nay theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển mà Hà Nội phê chuẩn hồi ngày 25 tháng 7 năm 1994.