Những vấn đề của đô thị Việt Nam
2009.12.11
Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 17 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mới đây, nghị trường đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng với rất nhiều ý kiến, chất vấn từ các đại biểu liên quan đến cải cách thủ tục hành chánh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thành phố Hồ Chí Minh
Với tựa đề Hơn 16.000 cán bộ ngồi chơi, xơi nước, Báo Tiền Phong Online trích phát biểu của Phó Giáo sư Tiến sĩ Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Đại học Khoa học, Xã hội, Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhắc tới một số tiêu cực trong công cuộc cải tổ hành chánh. Cách đây hai năm nhiều đại biểu trong đó có cá nhân ông đã lưu ý giám đốc Sở Nội vụ về con số 10.000 cán bộ biên chế dư thừa trong bộ máy quản lý Nhà Nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Dù đã được khuyến cáo như thế tuy nhiên đến năm 2009 số cán bộ, công chức dư thừa đã tăng lên đến trên 16.000 người. Có những công sở thừa hơn 22%, xét về mặt nhân lực.
Nhiều đại biểu góp ý rằng, khi nghe cử tri phàn nàn, nếu người đại diện cho dân nhất định la làng thì mới được chánh quyền thành phố giải quyết. Còn không thì mọi việc cứ dây dưa hết năm này qua năm khác. Dân chúng Saigon thường bảo nhau là nếu không với tới tai chủ tịch thì sẽ không được lắng nghe và giải quyết thỏa đáng.
Vấn đề Vệ sinh An toàn thực phẩm hiện vẫn còn nhiều vấn đề về cơ chế quản lý, lực lượng quản lý, thanh kiểm tra. Những giải pháp về chế tài còn nhiều cái mà chúng ta phải tiếp tục để có thể thực hiện tốt hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của xã hội
Ô Nguyễn Thành Rum
Về vấn đề an toàn thực phẩm, đại biểu Đặng Văn Khoa cho biết, chuyện ngộ độc thực phẩm xuất phát từ các bếp ăn tập thể đã được các đại biểu báo động từ 4 năm trước. Nhưng đến nay việc dùng mỡ bẩn, thịt thối vẫn chưa ngăn chặn được.
Theo ông thì chuyện mất vệ sinh an toàn đó tiếp tục xảy ra là vì lực lượng cán bộ đặc trách kiểm tra, giám sát còn thiếu một cách trầm trọng. Công tác quản lý bị buông lỏng. Hiện nay chỉ có khoảng 100 cán bộ làm công tác giám sát an toàn thực phẩm cho trên 7 triệu 2 trăm ngàn dân trên địa bàn thành phố. Tính trung bình mỗi công chức phải phụ trách kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cho 100 ngàn dân ở Saigon.
Bên cạnh hai đề tài nóng vừa kể, một vấn đề nhức nhối
khác được các đại biểu nêu lên trước nghị trường là quản lý chất lượng mũ bảo
hiểm bị cho là buông lỏng và thả nổi.
Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 4 triệu
xe gắn máy. Như vậy số mũ bảo hiểm có thể
lên tới 6 triệu nón đủ loại. Mũ bảo hiểm là một trang bị hữu ích, cần thiết.
Ngành sản xuất mũ bảo hiểm có quy mô lớn và nhu cầu tiêu thụ cao; nhưng không ai biết được chất lượng sản phẩm ra sao. Mũ dỏm được bày bán đều khắp; giá nào cũng có thể mua được. Cho đến nay các đường dây sản xuất lén, mua bán lậu, vẫn chưa bị cơ quan an ninh, kiểm tra thị trường phát hiện và xử lý.
Qua những phân tích, chất vấn, góp ý về những vấn đề nóng bỏng được bàn cải trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, giới chức hữu trách sẽ có hướng giải quyết ra sao, ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phát biểu với RFA như sau:
"Chúng
tôi nghĩ rằng đối với công tác Cải cách hành chánh nói chung cũng như vấn đề Vệ
sinh an toàn thực phẩm nhìn từ gốc độ văn hóa, chúng tôi cũng có trách nhiệm
trong công tác tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Cải cách hành
chánh là một trong những nhiệm vụ chính trị cơ bản.
Chúng tôi cũng có trách nhiệm
tuyên truyền trên cơ sở các loại hình hiện nay như thông tin cổ động trực quang
hoặc các loại hình văn nghệ, nghệ thuật quần chúng. Tuy nhiên công tác Cải cách
hành chánh nói chung và công tác tuyên truyền cho Cải cách hành chánh nói riêng
là công tác cần phải tiếp tục nhiều hơn nữa.
Ý thứ hai là vấn đề Vệ sinh an
toàn thực phẩm là vấn đề gắn liền với đời sống nhân dân. Cho nên, trách nhiệm của
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chúng tôi phải xác định đây là nhiệm vụ chung,
và chúng tôi sẽ tham gia theo đúng trách nhiệm và chức năng của mình.
Trong thời
gian qua, chúng tôi có nhiều sự phối hợp với ngành y tế, cũng như những ngành
có liên quan để tuyên truyền để phổ biến những quy định luật pháp nhà nước; đặc
biệt là đối với những biện pháp chế tài. Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy rằng vấn
đề Vệ sinh An toàn thực phẩm hiện vẫn còn nhiều vấn đề về cơ chế quản lý, lực
lượng quản lý, thanh kiểm tra.
Những giải pháp về chế tài còn nhiều cái mà chúng ta phải tiếp tục để có thể thực hiện tốt hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Chúng tôi cũng mong mỏi các bạn nghe đài cùng với các ngành, các cấp, phát hiện, phản ảnh, để góp phần của mình cho công việc chung của thành phố. Xin cám ơn!”
Thủ đô Hà Nội
Tại Hà Nội, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 19 khóa 13 Hội đồng Nhân dân Thành phố diễn ra mới đây, lãnh đạo chánh quyền Thủ đô thừa nhận hiện còn nhiều yếu kém trong cải cách hành chánh, quản lý trật tự, xây dựng thành phố hàng đầu này của Việt Nam.
Những công trình chào đón 1000 năm Thăng Long do Tổng cục Du lịch đi rất là đúng hướng, sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách đến Việt Nam hay Hà Nội
Bà Nguyễn thị Liễu
Theo Báo Tiền Phong Online, vai trò quản lý nhà nước
tại một số cơ quan, ngành, sở bị buông lỏng; đặc biệt là trong vấn đề quản lý đất
đai, khiến cho tiến độ thi công nhằm chào mừng lễ hội 1000 năm Thăng Long còn
chậm trễ.
Hà Nội vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong công tác quản lý văn hóa xã hội, giải quyết ùn tắc giao thông, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chống ô nhiễm môi trường. Các mặt này vẫn chưa đạt được kết quả, chỉ tiêu mà thành phố muốn hướng đến.
Qua câu chuyện với phóng viên Ban Việt Ngữ, bà Nguyễn thị Liễu, viên chức hành chánh tại Hà Nội trình bày một số công tác mà Thành phố đang đồn nỗ lực thực hiện:
"Đến gần mồng 10 tháng 10, năm 2010 mới
khánh thành, đã có một số công trình hoàn thành rồi và một số công trình còn
đang xây dựng như cải tạo Hồ Gươm, xây toàn nhà quốc hội hoặc là mở rộng khu đô
thị ở nội thành hay bên Gia Lâm, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương cũng đang sửa
chữa.
Khu phố Cổ cũng làm xong gần hết rồi, ngày đó thì có rất nhiều chương
trình, còn hiện tại thì các biển du lịch cũng đã cải tạo và nâng cấp lên rồi.
Những công trình chào đón 1000 năm Thăng Long do Tổng cục Du lịch đi rất là
đúng hướng, sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách đến Việt Nam hay Hà Nội.
Về hành
chánh thì thật ra đã có nhiều thay đổi như việc giảm bớt khâu hành chánh
trong việc cấp phép, theo tính cách làm một cửa, không qua nhiều cấp ngành mà sẽ
chia về cấp quận, mình không phải đợi lâu, không đi nhiều lần, xin nhiều giấy tờ,
về các quận các phường làm không phải lên trung ương.
Về vệ sinh an toàn, bên y tế rất quan tâm, nhiều phóng sự được lên báo cho biết hàng tháng sở y tế đến kiểm tra các nhà hàng, khách sạn, không để lỏng lẻo, các khu ăn uống là họ đẩy mạnh, xiết chặt hơn nữa.”