Kỷ niệm 30 tháng 4 năm nay: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?

Diễm Thi, RFA
2021.04.30
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Kỷ niệm 30 tháng 4 năm nay: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược? Bộ đội Việt Nam tái hiện cảnh Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ảnh chụp hôm 30 tháng 4 năm 2005.
Reuters

Không tổ chức rầm rộ

Kể từ năm 1975, cứ vào dịp 30 tháng 4 hàng năm, Nhà nước Việt Nam luôn tổ chức những buổi lễ ăn mừng được gọi là ‘chiến thắng’, ‘giải phóng miền Nam’ của quân Bắc Việt. Họ gọi những người lính và chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam là ‘ngụy quân - ngụy quyền’.

Theo nhận xét của nhiều người thì năm nay không diễn ra những sự kiện ‘ăn mừng’ rầm rộ như mọi năm vì nhiều lý do.

Từ Nha Trang, Nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét:

“Mình không quan sát được hết nhưng có vẻ cái không khí năm nay im ắng hơn, không ồn ào. Không thấy mít-tinh gì cả. Không biết họ có làm âm thầm ở đâu hay không. Cũng không hiểu do dịch hay do chủ trương của các ông ấy. Nhưng cờ thì tổ trưởng dân phố vẫn đến từng nhà nhắc phải treo trước 30 tháng 4.

Nói một cách khách quan thì năm chẵn người ta mới làm lớn. Tức là tính từ 1975, thì cứ 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm…thì họ mới làm rùm beng. Còn năm lẻ thì chỉ sơ sài. Khoảng chục năm trở lại đây thì người ta cũng ít đề cập trên truyền thông, ngay cả bộ máy Nhà nước họ cũng làm nhẹ nhàng trong phạm vi hẹp chứ không rầm rộ.”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài Gòn nhận định, đặc biệt năm nay, ở rất nhiều nơi người ta thấy Nhà nước chủ động tự mình treo cờ dọc các con đường. Không còn cảnh công an khu vực hay tổ trưởng đến từng nhà người dân thúc treo cờ nữa. Có lẽ nhiều năm rồi người ta mệt mỏi chuyện yêu cầu mà không phải ai cũng đáp ứng. Ông Tuấn Khanh nói thêm:

"Trên tinh thần của Nhà nước Việt Nam thì năm nào họ cũng nói 30 tháng 4 là một ngày lễ lớn tổ chức lớn. Các cơ quan Nhà nước thì có treo cờ và cờ của Đảng Cộng sản nhiều hơn cờ đỏ sao vàng. Trên truyền hình hay đài phát thanh, những chương trình ca ngợi chiến thắng năm nay hoàn toàn không có mà chỉ có những bản tin ngắn, vừa phải. Chỉ còn duy nhất một nơi là Thông tấn xã Việt Nam gọi ‘cuộc chiến thắng Mỹ Ngụy’ mà thôi. Còn tất cả mọi nơi, kể cả Đài truyền hình quốc gia Hà Nội cũng gọi ‘Việt Nam Cộng Hòa’.”  

Từ lâu rồi những người hiểu biết họ có đề nghị bỏ cái chữ ‘giải phóng’ đi, thậm chí bỏ luôn chữ ‘thống nhất’, thay bằng một cái tên nào đó hướng đến sự hòa hiếu. Cái xu hướng và suy nghĩ này ngày càng có nhiều người ủng hộ. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nhận xét rằng, không thấy Chính quyền tổ chức kỷ niệm 30 tháng 4. Theo ông, đây là chủ ý của họ vì dần dần họ phải nhận thức rằng, sự thống nhất đất nước không toàn vẹn, không tốt và thực tế cho tất cả mọi người.

Có sự thay đổi?  

2005-04-30T120000Z_1291507934_RP6DRMUSGZAA_RTRMADP_3_VIETNAM.JPG
Pano tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 tại Hà Nội năm 2017. Reuters

Nhiều người nhận xét rằng, cái nhìn của ‘bên thắng cuộc’ đã phần nào thay đổi khi trong bài phát biểu tại họp mặt kỷ niệm 46 năm ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên không còn gọi ngày 30 tháng 4 là ngày Giải phóng Miền Nam nữa mà gọi là ngày Thống nhất Đất nước. Ông Nguyễn Văn Nên cũng không còn gọi chế độ nguỵ quyền mà gọi đúng tên chính danh chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Dĩ nhiên, những phát biểu của ông Nguyễn Văn Nên không phải là những phát biểu cá nhân, mà đó là tiếng nói của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận xét:

“Từ lâu rồi những người hiểu biết họ có đề nghị bỏ cái chữ ‘giải phóng’ đi, thậm chí bỏ luôn chữ ‘thống nhất’, thay bằng một cái tên nào đó hướng đến sự hòa hiếu. Cái xu hướng và suy nghĩ này ngày càng có nhiều người ủng hộ.

Người ta còn phải nhận thức một điều nữa là cuộc chiến tranh đó không phải là cuộc chiến tranh chống Mỹ mà là cuộc chiến tranh người Việt đánh nhau với người Việt. Nó mang tính chất của một cuộc nội chiến. Cần phải thay đổi cái suy nghĩ ấy đi và dần dần bỏ đi những từ ngữ không còn đúng nữa. Còn đến bao giờ người ta bỏ thì mình cũng phải hiểu rằng sẽ còn lâu nữa vì sự thù hận giữa người nọ với người kia.”

Nhiều người nhận xét rằng, ngay từ năm 2019, Nhà nước đã thay đổi cách tổ chức ngày kỷ niệm kết thúc cuộc chiến Việt Nam. Việc tổ chức kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm đó là một hiện tựợng đặc biệt và bất thường khi liều lượng và mật độ tuyên truyền giảm hẳn, chỉ bằng từ một phần tư đến một phần ba so với những năm trước.

Đặc biệt là khẩu hiệu ‘Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước’ không còn nhiều trên mặt báo mà chủ yếu chỉ còn ‘Thống nhất đất nước’ và bỏ đi cụm từ ‘Giải phóng miền Nam’. Các lễ hội cấp trung ương, địa phương không thấy tổ chức rình rang ở Sài Gòn, không duyệt binh, không bắn pháo hoa…liên quan đến ngày 30 tháng 4.

Năm nay, Chính quyền cũng không tổ chức bắn pháo hoa, không tổ chức lễ hội rình rang. Nhưng những điều đó chưa đủ để người dân tin rằng, Chính quyền thật sự thay đổi từ trong nhận thức về cuộc chiến cũng như ngày kết thúc cuộc chiến. Nhạc sĩ Tuấn Khanh bày tỏ quan điểm của ông:

“Nó không phải là sự thay đổi mà đó là sự mệt mỏi của nhà cầm quyền, đặc biệt lại do dịch COVID nên họ thất bại trong chuyện bắn pháo hoa. Chính quyền này sẽ không bao giờ có sự thay đổi bằng một thiện chí hết là bởi vì với tinh thần tập trung dân chủ, với những tiêu chí của Nhà nước Việt Nam thì không bao giờ có chuyện đột ngột Nhà nước Việt Nam thay đổi mà không có những cuộc bàn thảo, nhận định, những cuộc xét lại cả một thời gian dài trước đó để đưa đến một kết luận hết.

Cho nên, nếu như có một sự thay đổi nào đó thì mình sẽ thấy người ta bắt đầu bàn về tính chính danh của Việt Nam Cộng Hòa, có nên hòa giải hòa hợp và xóa bỏ hận thù, đừng gọi là Mỹ Ngụy nữa hay không.

Nó sẽ kéo dài trước đó cho đến 30 tháng 4 sẽ có màn diễn kịch là ‘kể từ hôm nay sẽ không gọi là Mỹ Ngụy nữa…”

Chính quyền này sẽ không bao giờ có sự thay đổi bằng một thiện chí hết là bởi vì với tinh thần tập trung dân chủ, với những tiêu chí của Nhà nước Việt Nam thì không bao giờ có chuyện đột ngột Nhà nước Việt Nam thay đổi mà không có những cuộc bàn thảo, nhận định, những cuộc xét lại cả một thời gian dài trước đó để đưa đến một kết luận hết. - Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Tuy bài phát biểu của ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên có thay đổi trong cách dùng từ ngữ, nhưng ở một lãnh vực khác, hai cơ quan truyền thông chính thống hàng đầu của Việt Nam là Thông tấn xã Việt Nam và Báo Nhân Dân vẫn không thay đổi.

Trang tin tức của Thông tấn xã Việt Nam hôm 30 tháng 4 có bài viết tựa đề: “Người chỉ huy 12 chiếc xe tăng bắt được của địch đánh vào Bộ Tổng Tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn” với lời nhắn gửi của Thượng úy Lê Viết Linh – người được cho là nhân chứng lịch sử của ngày 30 tháng 4 rằng:

“Chuẩn bị đến ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tôi muốn viết bài này để tìm lại đồng đội cũ ở Tiểu đội trinh sát, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B đã cùng tôi ngồi trên xe tăng chiếm được của địch đánh vào Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn ngày 30/4/1975. Đồng đội xưa ai còn, ai mất, đồng chí nào còn nhớ, xin liên lạc với tôi!”

Trước đó một ngày, Báo Nhân Dân có bài viết nhan đề: “Họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước”.

Tuy đã 46 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam nhưng vết thương cuộc chiến để lại vẫn còn rỉ máu. Dù Chính phủ không tổ chức rầm rộ nhưng những thông tin về 30 tháng 4, những hình ảnh, câu chuyện vẫn tiếp tục lan truyền trên mạng xã hội từ phía những người dân. Họ không phải là những cây viết chính thống, họ cũng không phải là những nhà bình luận. Họ là nạn nhân của cuộc chiến, cho đến bây giờ!

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
30/04/2021 17:39

30 thang 4 : ngay doc tai cong san cuong chiem Mien Nam,ap dat che do toan tri len dan, lam cho may trieu nguoi dan so hai cong san phai vuot bien di tim tu do. Mai toi nay, nhieu nguoi trong nuoc van tim du moi cach de duoc di dinh cu o nuoc ngoai.

Vietcong HaNoi
30/04/2021 17:47

Nhìn lại 46 năm ngày buông súng, người Việt trong và ngoài nước đều thấy rõ cái gọi là “giải phóng” thực chất đúng là một cuộc xâm lăng, điều trớ trêu lại chính là mình “xâm lăng” mình khi bọn CS Bắc Việt đem chính sách độc tài áp đặt lên tất cả các quyền tự do của Miền Nam.
VIẾT CHO NGÀY QUỐC HẬN
Hôm nay cả nước vấn khăn tang
Thời cuộc đổi thay thật ngỡ ngàng
Giặc Bắc reo vui tin chiến thắng
Quân Nam tủi nhục lệnh đầu hàng
Theo chân quỷ đỏ trò lừa phỉnh
Tiếp bước Cộng nô ách phũ phàng
Chính sách căm thù đầy bạo ngược
Tự do-hạnh phúc đã sang ngang!!
Trương Trọng Kiên (Apr 30 2021)

công
30/04/2021 21:06

President NVT said "Don't believe but let's see" It's always true for ever and ever.

Tiêu Cà Mau
30/04/2021 22:56

Cám ơn bác Hồ và Đảng ta giải phóng miền Nam nên con cuả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Tấn Dũng mới có cơ hội được ăn bơ thừa sửa cặn cuả Mỹ ?

Mu La(ng Ru
01/05/2021 04:39

Ngày xưa cũng vì muốn bành trướng ảnh hưởng CS thân TQ, Mao cho Việt Minh cây súng đánh trận Điện Biên Phủ. Đánh xong rồi Nam tiến. Nhưng mộng bành trướng của Mao bị Liên Xô phá nát. LX ôm Lê Duẩn vào lòng, cho cây súng xúi đánh miền Nam, đánh tư bản Mỹ (dưới chiêu bài hoa mỹ giải phóng miền Nam, giành độc lập, thống nhứt đất nước). Đánh xong LX hứa cho CSVN làm vua CS vùng ĐNA dưới trướng LX. Mỹ biết Tàu bị LX qua mặt, Kissinger bèn đi đêm với Chu dụ Tàu chống LX. Thấy Mỹ rủ rê TQ chống mình, LX tức giận nhưng không dám trực tiếp đánh Mỹ mà cho đàn em Bắc Việt nhiều súng đạn hơn, thúc giục đánh Mỹ hăng hơn cho bõ ghét. Vì muốn chiếm miền Nam giành quyền cai trị cho thỏa mãn tự ái cá nhân của đảng, đảng sẵn sàng làm lính đánh thuê cho Nga (và cả Tàu) để bành trướng khối CS cho nó và biến toàn VN thành CS theo nó. Hết chiến tranh, VN chết mấy triệu người, Mỹ 60 ngàn, Nga/Tàu coi như không chết, toàn VN biến thành CS, làm nô lệ cho LX, cả nước rơi xuống vực thẳm, đói nhăn răng, may mà LX sụp đổ mới ngóc đầu lên được.

Hồi xưa Đảng đánh Tư bản miền Nam, cõng "con rắn" CS vào VN, giờ bỏ CS sống Tư bản như miền Nam. Nghĩa là sao?

Anonymous
01/05/2021 06:32

CSVN đã "giải phóng" miền Nam khỏi cái gì, khỏi ai? Và hôm nay họ lại theo cái gì, theo ai? Ai có chính nghĩa?

Duy Hữu, USA
01/05/2021 09:59

Trống đảng đánh xuôi, kèn dân thổi ngược.
Đảng đánh trống mừng ngày chiến thắng,
Dân thổi kèn buồn ngày chiến bại của toàn dân.
Đảng đánh trống mừng ngày thống trị,
Dân thổi kèn buồn, ngày thống nhất đánh mất Tự do.

Triệu đảng viên đánh trống vui, ha ha tà là " bên thắng cuộc ".
Triệu dân hai miền thổi kèn buồn, cả hai ta là " bên thua cuộc ".

Ngày đảng bay đánh trống nhảy mừng trên xác chết,
Ngày dân ta hai miền thổi kèn buồn, âm thầm cùng tưởng nhớ kẻ ra đi.

Nói Không Được
01/05/2021 12:41

30/4 MÃI MÃI LÀ NGÀY QUỐC HẬN
Đỗ Tùng - 29/4/2015
Ngày 30/4/1975 quân Cộng Sản Bắc Việt đã hoàn thành sứ mạng Nga Tàu giao phó là nhuộm đỏ toàn thể nước Việt Nam, tiêu diệt được một chính thể dân chủ tự do của người miền Nam bầu lên và xây dựng trong 20 năm qua. Chiến lợi phẩm nhiều hơn họ tưởng tượng, một mặt họ vơ vét chở về miền Bắc đói kém, một mặt họ phải củng cố sự kiểm soát trên vùng đất mới chiếm.
Việc quan trọng hàng đầu là phải giam giữ hàng trăm ngàn quân cán chính của miền Nam vào những trại tù xa xôi và được canh giữ cẩn thận. Đây là thành phần lãnh đạo của xã hội miền Nam, từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Giam giữ và cách ly các cấp lãnh đạo miền Nam sẽ giúp những người CS mới chiến thắng đạt những mục tiêu sau đây:
1. Bảo đảm được vùng đất mới chiếm, không còn sợ bị đánh trả hay nổi dậy,
2. Phá hủy cơ cấu chính quyền mọi cấp của vùng đất mới chiếm,
3. Phá hủy cơ cấu gia đình của thành phần lãnh đạo xã hội miền Nam. Hàng trăm ngàn gia đình của những người bị tù sẽ không còn nơi nương tựa cũng như sinh kế để sống còn.
4. Tạo tâm lý sợ hãi bất an trong xã hội để dễ áp đặt những biện pháp cai trị mới.
Song song với việc giam giữ hàng trăm ngàn quân cán chính của miền Nam để dứt điểm hai mặt quân sự và chính trị, những người CS không quên hai mặt quan trọng khác là kinh tế và văn hóa.
Phải chiếm hết của cải vật chất và tư liệu sản xuất của thành phần tư sản, tiểu tư sản và thương gia miền Nam. Làm sao họ quên được câu kinh nhật tụng của người CS: "Cướp được chính quyền tất cả lợi quyền sẽ về tay ta". Vậy là chiến dịch đánh tư sản và mấy lần đổi tiền đã biến xã hội miền Nam thành những người nghèo khổ. Kẻ thắng trận trước đây đói rách bây giờ vàng đầy túi, nhà cao cửa rộng chiếm được của dân miền Nam, vợ con của hàng trăm ngàn người bị tù bây giờ nằm trong tay họ. Một lãnh đạo CS đã nói lên tâm tư chung của người CS: "Chúng ta chiếm nhà của ngụy, ngủ với vợ ngụy."
Người CS quan niệm phải phá hủy toàn bộ cơ cấu, văn hóa, truyền thống xã hội cũ thì họ mới xây dựng được xã hội mới. Họ cũng muốn viết lại toàn bộ lịch sử, phủ nhận những gì tốt đẹp trong quá khứ trước khi CS xuất hiện. Một chiến dịch quy mô nhằm tiêu diệt văn hóa xã hội miền Nam, bắt đầu với việc đốt sách, bắt giữ văn sĩ, người làm báo, nghệ sĩ ở miền Nam, và thay thế bằng những phương tiện tuyên truyền rẻ tiền ầm ĩ như các khẩu hiệu, biểu ngữ treo đầy đường, các loa phát thanh ở phường khóm...
CSVN là những người CS trung kiên, thuộc nằm lòng kinh điển và phương pháp CS. Tất cả những gì họ làm sau khi chiếm được miền Nam đều đúng theo sách vở và đường lối của CS. Họ là những người CS thực sự. Đừng nói với họ về dân tộc, về tổ quốc VN, về hòa hợp hòa giải. Người CS không biết đến những từ ngữ đó. Họ chỉ biết hận thù và bạo lực. Đối với họ chỉ có hai loại người: đồng chí và kẻ thù. Hiện tại họ xem lãnh đạo Trung Cộng là đồng chí. Hiện tại họ xem tất cả người Việt không CS hoặc không chịu sự thống trị của đảng CS là kẻ thù. Đừng ngạc nhiên khi họ bán đất bán biển cho TC. Đừng ngạc nhiên nếu họ chịu dâng VN thành một tỉnh của TC. Tất cả đều là chuyện hiển nhiên đúng sách vở và lý thuyết của CS.
Đối với những người muốn đất nước VN có dân chủ, độc lập, muốn người dân VN có tự do, hạnh phúc thì ngày 30/4 mãi mãi là ngày quốc hận.

Hieu Vo
02/05/2021 11:44

Xin góp ý vớ cô Diễm Thi hãy xem lại khi xử dụng từ "kỷ niệm" cho biến cố 30/04. Kỷ niệm thường đi kèm với những vui vẻ đáng ghi nhớ, như ngày sinh, ngày cưới, ngày hội ngộ ... còn ngày 30/04 đối với người dân miền Nam chúng ta là ngày đổi đời kinh hoàng, với hậu quả tàn khốc là hàng trăm ngàn người vùi thây trong lòng biển cả, trại tập trung, kinh tế mới, con mất cha, vợ mất chồng, gia đình ly tán...

vietcong Hanoi Vietnam
02/05/2021 16:30

“Chế độ Cộng Sản chỉ là một niềm tin bị đánh mất; một chủ thuyết thất bại, và một mẫu thời trang lỗi thời. Hãy nhìn khối Cộng Sản Đông Âu và toàn thế giới đang dần bị sụp đổ bởi chủ trương đi ngược lại nền văn minh của nhân loại. Con cờ “domino đỏ” trong ván cờ domino của thế giới sớm muộn sẽ bị đánh đổ hay tự huỷ diệt,” ông Phạm Văn Hoà nói.

Anonymous
02/05/2021 17:03

Không thể gọi ngày 30/4/1975 là ngày "giải phóng miền Nam, vì sau ngày đó không có ai ở VN được "giải phóng" cả!
Bằng chứng:
- Cho đến tận hôm nay, Ngụy quyền Hà nội vẫn còn đang phải phấn đấu để "giải phóng" nhân dân - bằng cách hứa cho họ có 5-10% ghế ngồi trong Cuốc hội!

khiem
04/05/2021 10:41

dung suc manh de chiem mot nuoc co chu quyen la xam luoc, chan ly ay ngan doi khong thay doi

vietcong Hanoi VietNam
28/11/2021 19:05

THIẾU TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO : "MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN ĐÃ NÓI VỚI TÔI: CÁC ANH CÓ BIẾT TẠI SAO CÁC ANH THUA ? LÀ TẠI CÁC ANH KHÔNG DÁM CẦM CÂY SÚNG BẮN VÔ DÂN ANH , CÒN CHÚNG TÔI CÓ "VIỆC" THÌ VẪN PHẢI BẮN" ( FB : TẠP CHÍ MỊ DÂN )