Kiến nghị giảm bớt môn thi
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Giáo dục Đào tạo (GD-ĐT) vào chiều tối ngày 16/3, cho biết sẽ thực hiện đúng theo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong bối cảnh ứng phó với dịch COVID-19.
Ông Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh rằng Bộ GD-ĐT đẩy mạnh học trực tuyến, giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học. Đồng thời sẽ sớm hoàn thành xây dựng đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sao cho phù hợp.
Trong cùng ngày 16/3, báo giới quốc nội đăng tải thông tin Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), ông Nguyễn Xuân Khang gửi kiến nghị lên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xem xét bỏ bớt các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Ông Nguyễn Xuân Khang đề nghị chỉ giữ lại 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, từ Hà Nội lên tiếng với RFA liên quan kiến nghị vừa nêu:
<i>Tình trạng hiện nay thì các học sinh đều là học ở nhà hay học trực tuyến (online), cho nên hiệu quả cũng chưa biết đến đâu vì do khá là mới. Thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh không biết còn kéo dài bao lâu nữa? Nếu tình trạng cứ kéo dài lâu như thế, tôi cũng e rằng sẽ ảnh hưởng về chất lượng giáo dục của học sinh. Chính vì vậy, có thể tôi cũng ủng hộ phương án sẽ giảm các môn thi, chỉ tập trung vào những môn chính thôi<br/>-Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương</i>
"Tôi có đọc đề xuất của lãnh đạo trường Marie Curie ở Hà Nội. Tôi thấy giữ 3 môn theo như đề xuất đó là hợp lý. Thật ra không giảm bớt thì nặng nề cho các em học sinh và không giải quyết được gì cả."
Chuyên gia giáo dục-Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương chia sẻ quan điểm của bà với RFA:
“Tình trạng hiện nay thì các học sinh đều là học ở nhà hay học trực tuyến (online), cho nên hiệu quả cũng chưa biết đến đâu vì do khá là mới. Thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh không biết còn kéo dài bao lâu nữa? Nếu tình trạng cứ kéo dài lâu như thế, tôi cũng e rằng sẽ ảnh hưởng về chất lượng giáo dục của học sinh. Chính vì vậy, có thể tôi cũng ủng hộ phương án sẽ giảm các môn thi, chỉ tập trung vào những môn chính thôi.”
Đề xuất trường học đánh giá học sinh
Truyền thông trong nước, vào ngày 17/3, cũng đăng tải đề xuất của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội kiêm Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cho rằng nếu lịch thi THPT quốc gia 2020 tổ chức kịp trong tháng 8 thì Bộ GD-ĐT nên điều chỉnh nội dung đề thi, không quá dàn trải hết chương trình như lâu nay vẫn làm. Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh mục tiêu giáo dục là đào tạo cho học sinh có năng lực, biết tư duy để vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Do đó, ông đề xuất nên trả việc đánh giá học sinh về cho các trường vì nhà trường chịu trách nhiệm đào tạo.
Theo đề xuất này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đưa ra cách thức thực hiện là Bộ GD-ĐT có ngân hàng câu hỏi làm thước đo chung và sử dụng công nghệ giám sát bằng camera một cách nghiêm túc tại phòng thi.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm khẳng định rằng các trường sẽ đánh giá học sinh bằng cả quá trình. Đồng thời, việc kết hợp con người với công nghệ thì giải pháp giám sát sẽ tốt và khách quan.

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng cho RFA biết ông ủng hộ đề xuất của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm. Tuy nhiên, không thể thực hiện ngay được trong kỳ thi THPT quốc gia 2020. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng lý giải:
“Theo thiển ý của tôi trong tình hình bị dịch bệnh như thế này thì không thể áp dụng cải cách, có nghĩa là để cho các trường có trách nhiệm tự đánh giá. Việc này cần phải có quá trình lâu dài và phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng của Bộ GD-ĐT. Tại vì các trường ở Việt Nam có những nơi rất là tiêu cực nên không thể tiến hành như thế một cách vội vã, sẽ làm hư hại tính chất lượng của thi cử. Tuy đề nghị đó tôi ủng hộ, nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị chu dáo trong thời gian dài.”
Kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ thế nào?
Chuyên gia giáo dục-Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nói với RFA rằng đề xuất của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cũng được giới chuyên gia giáo dục từng đề cập đến cho giải pháp thi tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam. Theo quan điểm cá nhân, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho là trong bối cảnh bị tác động bởi dịch COVID-19 thì trước mắt kỳ thi THPT quốc gia 2020 cần thiết được tổ chức với nội dung giảm nhẹ cho học sinh.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một giáo viên luôn theo dõi sát sao cũng như phản ảnh những tiêu cực trong các kỳ thi THPT quốc gia hàng năm, đưa ra ý kiến:
<i>Trước hết là Luật Giáo dục có ghi rất rõ rằng không có điều khỏan nào bỏ kỳ thi tốt nghiệp cả. Bây giờ nói đến bỏ kỳ thi thì lãnh đạo các cấp không ai nào dám quyết cả. Thế thì để trung dung các ý kiến đó, theo quan điểm của tôi thì không bỏ thi mà Bộ GD-ĐT ra đề thi tốt nghiệp chung nào đó cho cả nước rồi chuyển đề thi đó về các tỉnh và để cho các tỉnh, các trường tự tổ chức để đỡ nặng nề. Vẫn là thi nhưng thi nhẹ nhàng. Các trường tự tổ chức giống như một bài kiểm tra học kỳ vậy<br/>-Thầy giáo Đỗ Việt Khoa</i>
“Trước hết là Luật Giáo dục có ghi rất rõ rằng không có điều khỏan nào bỏ kỳ thi tốt nghiệp cả. Bây giờ nói đến bỏ kỳ thi thì lãnh đạo các cấp không ai nào dám quyết cả. Thế thì để trung dung các ý kiến đó, theo quan điểm của tôi thì không bỏ thi mà Bộ GD-ĐT ra đề thi tốt nghiệp chung nào đó cho cả nước rồi chuyển đề thi đó về các tỉnh và để cho các tỉnh, các trường tự tổ chức để đỡ nặng nề. Vẫn là thi nhưng thi nhẹ nhàng. Các trường tự tổ chức giống như một bài kiểm tra học kỳ vậy.”
Báo mạng VietNamNet dẫn lời của ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thuộc Bộ GD-ĐT cho biết vào chiều muộn ngày 17/3 rằng kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức với phương thức ổn định như năm 2019. Ông Mai Văn Trinh cho biết thêm Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng và sớm công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi lần này phù hợp giảm tải chương trình do dịch Covid-19. Tuy nhiên, ông Mai Văn Trinh xác quyết rằng Bộ GD-ĐT không giảm môn thi.
Kỳ thi THPT quốc gia theo quy định có 4 môn thi, bao gồm 3 môn thi bắt buộc là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng với 1 môn thi tự chọn là tổ hợp môn Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) hoặc tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học).