Mối nguy từ các đập thủy điện của Trung Quốc trên đầu nguồn sông Mekong

Trong thời gian gần đây, khi các trận lụt mới xảy ra tại Lào và cả ở Trung Quốc, có dư luận lo ngại là hiện tượng đó có thể phát xuất từ việc xây dựng những đập thủy điện nơi đầu nguồn sông Mekong của Trung Quốc.

0:00 / 0:00

Trong khi đó, các giới chức thẩm quyền của nước này khẳng định rằng những con đập thủy điện của họ sẽ giúp làm giảm khả năng ngập lụt tại vùng hạ lưu sông Mekong trong mùa mưa và sẽ tăng lượng nước trong mùa khô.
Sự thật những thông tin này ra sao? Mặc Lâm phỏng vấn Kỹ sư thủy học Nguyễn Minh Quang hiện là chuyên viên tư vấn cho công ty Secton Engineers tại Tiểu Bang California.
Mặc Lâm:

Xin chào Kỹ sư Nguyễn Minh Quang. Thưa Ông, trong thời gian gần đây có nhiều trận lụt tại Lào, Thái Lan cũng như một vài vùng của Trung Quốc và nhiều người cho rằng nguyên nhân gián tiếp làm cho các trận lụt này xảy ra thường xuyên hơn do Trung Quốc xây những con đập thủy điện trên thượng nguồn Sông Mekong trên phần đất của họ. Là một chuyên gia thủy học, Ông có ý kiến gì về những dư luận này?

Kỹ sư Nguyễn Minh Quang : Tại cái trận lụt vừa qua được báo chí họ thông báo thì tôi có nghiên cứu mực nước trên những trạm thuỷ học của Uỷ Hội Sông Mekong (đăng tải trên website của họ) thì tôi thấy là mực nứơc ở Sông Cửu Long thật sự nó dâng lên cao mà lý do chánh là do trận bão Kamuri (ở Việt Nam là trận bão số 4) đổ bộ vô trong gần Hong Kong, rồi sau đó nó xuống Việt Nam vầ vần vũ ở Bắc Việt Nam rất là lâu ngày.

Thành thử ra chính vì trận bão đó mang rất là nhiều mưa đến Miền Nam Trung Hoa, Miền Bắc Việt nam cũng như là vùng Thượng Lào, đó chính là vai chánh gây ra những trận lụt lội ở Sông Mekong, chung quanh Vientiane (Lào) trong thời gian vừa qua.
Mặc Lâm : Ông có thể giải thích kết cấu cũng như cách vận hành của đập Tiểu Loan (Xiaowan) cũng như những đập thủy điện khác của Trung Quốc được xây dựng hàng loạt trên sông Mekong, và nếu được xin Ông cho biết sự lợi hại của các con đập này ra sao?

Kỹ sư Nguyễn Minh Quang : Theo những dữ kiện mà tôi có được thì đập Tiểu Loan là cái đập thứ ba mà Trung Hoa xây trên dòng Sông Mekong, sau hai đập Manwan và Daochoshan. Theo dữ kiện tôi có thì đập Tiểu Loan cao 300 mét, có dung tích tổng cộng là 14.5 tỷ mét khối nước, nhưng chỉ có khoảng 1 tỷ mét khối nước là dung tích vận hành nhà máy thuỷ điện mà thôi.

Theo nguyên tắc của một đập thuỷ điện là nó có nhiệm vụ giữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô (nắng) để chạy các turbin sản xuất điện. Khi một đập thuỷ điện giữ nước trong mùa mưa thì nó có khả năng làm giảm mực nước lụt cũng như lưu lượng nước ở hạ lưu của nó,

  • Kỹ sư Nguyễn Minh Quang

Theo nguyên tắc của một đập thuỷ điện là nó có nhiệm vụ giữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô (nắng) để chạy các turbin sản xuất điện. Khi một đập thuỷ điện giữ nước trong mùa mưa thì nó có khả năng làm giảm mực nước lụt cũng như lưu lượng nước ở hạ lưu của nó, và trong mùa nắng thì thường thường lưu lượng của dòng sông là ít và khi nhà máy thuỷ điện xả nước ra để chạy các turbin phát điện thì thường thường nó cao hơn lưu lượng nước tự nhiên của sông trong mùa nắng.

Đó là lý do tại sao mà một nhà máy thuỷ điện nếu vận hành đúng mức thì nó có thể giảm lưu lượng lụt trong mùa mưa và nó có thể tăng lưu lượng trong mùa nắng.

Nhưng mà có một điểm như thế này, tôi nêu thí dụ mới vừa đây là đập Nạm Ngum bên Lào, nếu trong trường hợp mình vận hành không đúng mức, tức là hễ có nước thì mình trữ lại, mình không tiên đoán trước được lượng mưa như thế nào, thì khi hồ đầy nước rồi mà có lượng mưa lớn trên thượng nguồn đổ về thì mình bắt buộc phải cho xả nước trong hồ ra để tránh cho đập nước không bị ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao mà một đập nước bị vận hành không đúng thì nó có thể làm cho tình trạng lũ lụt ở hạ nguồn con đập thêm trầm trọng.

Mặc Lâm : Trong trường hợp nếu có quá nhiều đập như vậy thì liệu nguy cơ lũ lụt có thể tăng hơn gấp nhiều lần hay không, thưa Ông?

Đập trên sông Mekong bên Trung Quốc
Đập trên sông Mekong bên Trung Quốc (Photo: RFA)

Kỹ sư Nguyễn Minh Quang : Về phương diện thuỷ học thì ảnh hưởng của những đập thuỷ điện này đối với lưu vực Sông Mekong, ảnh hưởng quan trọng nhứt là ảnh hưởng của đập cuối cùng ngay dưới hạ lưu.

Thí dụ ngay ở đập Cảnh Hồng là đập cuối cùng, còn đập Tiểu Loan là đập thứ 6. Kể từ đập Cảnh Hồng đi lên thượng lưu thì đập Tiểu Loan là đập thứ 6 thành thử nó phải qua những đập khác nữa thì mới tới đập Cảnh Hồng.

Cách điều hành đập Cảnh Hồng giữ vai trò quan trọng trong ảnh hưởng về thuỷ học đối với hạ nguồn, chớ không phải nhiều đập là nó có nhiều ảnh hưởng. Chỉ có đập cuối cùng là đập quan trọng nhứt.

Mặc Lâm : Còn một vấn đề nữa là có ý kiến cho rằng Trung Quốc cho đặt chất nổ khai thông dòng chảy của sông Mekong sâu hơn để vận chuyển dầu từ Thái Lan về nước của họ, người ta cho rằng những hoạt động như vậy có thể gây ảnh hưởng đến dòng chảy trên sông như là nước sẽ chảy siết hơn và có cơ hội gây lụt lội nhiều hơn. Ông nhận xét thế nào về những ý kiến này?

Thật sự ra nguồn cá cạn kiệt một phần lớn do mình khai thác quá mức thành thử ra nó mới cạn kiệt, chớ còn những cái đập đó thì thật sự nó có ảnh hưởng <strong> <br/> </strong>

<strong>Kỹ sư Nguyễn Minh Quang </strong>

Kỹ sư Nguyễn Minh Quang : Dạ thưa chuyện đó nó phản lại nguyên tắc thuỷ học, bởi vì nếu dòng chảy ít, tức là khi còn những tảng đá ngầm thì diện tích dòng chảy ít, khi diện tích dòng chảy ít mà với lưu lượng như vậy thì mực nước phải cao, tại vì nó phải đủ diện tích thì nó mới chảy được.

Nếu chúng ta phá những tảng đá đó đi, chúng ta tăng diện tích dòng chảy, mà khi chúng ta tăng diện tích dòng chày thì mực nước hạ xuống chớ không thể nào mà dâng lên với cùng một lưu lượng.

Theo tôi thấy, về phương diện thuỷ học, nếu họ nói như vậy là họ không có cơ sở thuỷ học. Họ không có cơ sở thuỷ học mà họ nói phá những tảng đá ở trong dòng Sông Mekong làm dâng dòng chảy lên thì cái đó là phản lại nguyên tắc thuỷ học.

Mặc Lâm : Còn việc ô nhiễm nguồn nước khiến cho các loại cá trên sông dần dần cạn kiệt thì sao ạ ?

Kỹ sư Nguyễn Minh Quang : Thật sự ra nguồn cá cạn kiệt một phần lớn do mình khai thác quá mức thành thử ra nó mới cạn kiệt, chớ còn những cái đập đó thì thật sự nó có ảnh hưởng nhưng mà ảnh hưởng của nó không bằng cái ảnh hưởng của chuyện khai thác cá quá mức như hiện nay.

Mặc Lâm : Xin cám ơn Kỹ sư Nguyễn Minh Quang.