Cơ sở, đất đai tôn giáo có thể giải quyết qua việc sửa đổi Luật Đất Đai?

Thanh Trúc
2021.06.16
Cơ sở, đất đai tôn giáo có thể giải quyết qua việc sửa đổi Luật Đất Đai? Hình minh hoạ. Những người Công giáo tập trung bên ngoài toà án ở Hà Nội hôm 8/12/2008 nơi 8 người Công giáo bị xét xử về tội gây rối trật tự công cộng liên quan đến tranh chấp đất đai giữa Công giáo và chính quyền.
AFP

Theo thống kê từ Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 11/2020, các tổ chức tôn giáo trong nước đã sử dụng chừng 29.801 cơ sở tôn giáo, tăng khoảng 5.801 so với năm 2008.

Đây là những con số được đưa ra trong hội nghị trực tuyến về cơ chế quản lý, sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng, do Bộ Nội vụ và Ban Kinh tế Trung ương  tổ chức hôm 3/6.

Theo truyền thông Nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, con số những cơ sở trên bao gồm các nơi thờ tự, đào tạo, các địa điểm phụ trợ, hoạt động xã hội của tôn giáo, trong đó bao gồm cả những cơ sở đã được và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Lên tiếng tại hội nghị trực tuyến ngày 3/6, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho rằng vấn đề quản lý, sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng là vấn đề lớn, phức tạp và có bất cập trong cơ chế giao đất, sử dụng đất, quản lý, điều hành.

Vị quan chức Bộ Nội vụ cho hay, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo sát sao vấn đề vừa nêu, còn Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã tham gia sửa đổi Luật Đất Đai, trong lúc các Ban Chỉ đạo Trung ương cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng đất đai trong tôn giáo.

Vẫn lời ông Vũ Chiến Thắng, Bộ Nội vụ đang chuẩn bị sơ kết Luật Tín Ngưỡng- Tôn Giáo năm 2018, qua đó sẽ đề xuất ban hành chủ trương, chính sách mới về quản lý đất đai trong các tôn giáo. Tuy nhiên đây là vấn đề khó và phức tạp, ông Vũ Chiến Thắng phát biểu tiếp.

Báo cáo của Bộ Nội vụ về Luật Đất Đai năm 2013, với những quy định cụ thể đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng… cho thấy chưa tìm được hướng giải quyết ổn thỏa và lâu dài.

Mặt khác, việc áp dụng Luật Đất Đai năm 2013 còn những điểm khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, thí dụ về hạn điền, về giao đất, về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và  chưa có quy định rõ ràng việc tôn giáo sử dụng đất vào các hoạt động an sinh xã hội như thế nào.

Song song với đó, vẫn theo báo cáo từ Bộ Nội vụ, bất cập trong quản lý đất đai tôn giáo như lưu trữ và quản lý hồ sơ đất đai, bất cập trong công tác sử dụng đất tôn giáo, bất cập trong việc giao đất cho các doanh nghiệp tư nhân để xây dựng khu du lịch văn hóa tâm linh, thiếu chủ động giải quyết vấn đề đất đai, cơ sở liên quan đến tôn giáo…chưa kể công tác hướng dẫn, tranh thủ chức sắc, vận động quần chúng ở một số nơi chưa hiệu quả, chưa tạo được sự đồng thuận từ phía tôn giáo...

Phải chăng đây là dấu hiệu Việt Nam muốn tháo gỡ những vướng víu bất cập trong Luật Đất Đai nói chung, với qui định đất là sở hữu Nhà Nước và dân quản lý, trong đó cả qui định về đất tôn giáo nói riêng, là bình luận trên các cộng đồng mạng mới đây.

000_Del281122.jpg
Những người Công giáo làm lễ tại nhà thờ Thái Hà để cầu nguyện trong một vụ tranh chấp đất đai với chính quyền Hà Nội hôm 25/4/2009. AFP

Blogger Tuấn Khanh, một nhà quan sát xã hội, cho rằng phản ứng từ các cộng đồng mạng trong nước cho thấy, việc quản lý, giao phó, điều hành và sử dụng đất tôn giáo theo chủ trương Nhà  nước không chỉ gây tranh cãi mà còn là chuyện ‘trên không thuận- dưới không hòa’ bao lâu nay:

Nói rằng bắt đầu nghĩ cách làm sao để gỡ vướng và giải tỏa những khó khăn về  vấn đề đất đai và tài sản tôn giáo là cách đánh động dư luận rằng Nhà nước cũng đang trăn trở, suy nghĩ về vấn đề khó khăn này, là nhận định của blogger Tuấn Khanh:

Thứ nhất vướng là vướng cho ai, giải quyết  cho ai, cho Nhà nước hay cho người dân? Sau năm 1975 cho đến năm 2000 là chiến dịch tịch thu tài sản của những tôn giáo, bao gồm cả tài sản về giáo dục, nhà thờ và tất cả những điền địa liên quan mà chính quyền cho rằng mình có quyền tịch thu bởi vì đây là những tài sản “bất hợp pháp”. Chữ “bất hợp pháp” nằm trong ngoặc kép vì nó được ấn định như một vấn đề Nhà Nước muốn giải quyết”.

Giờ nói đến giải quyết vướng mắc thì Luật Đất Đai với qui định ràng buộc là Nhà nước quản lý và dân chỉ được quyền sử dụng, Nhà Nước có thể lấy lại bất cứ lúc nào, thì e rằng mọi chuyện không dễ, kể cả việc sửa đổi luật. Blogger Tuấn Khanh nói tiếp:

Điều đó xảy ra ở rất nhiều nơi, từ Giáo xứ Cồn Dầu, Nhà Thờ Chánh Tòa Hà Nội, cho tới tất cả những câu chuyện liên quan về tranh chấp như Đan Viện Thiên An chẳng hạn, chuyện đập chùa Liên Trì chẳng hạn. Tất cả là câu chuyện duy ý chí của một chính quyền nằm trong một Hiến Pháp mà đất đai do Chính phủ quản lý. Nhà nước không bao giờ đi qua được những vướng mắc đó nếu Hiến Pháp không được thay đổi”

Mà nếu Hiến Pháp không được thay đổi thì Nhà nước chỉ có thể liều vượt qua giống như sự ban ơn cho những tôn giáo đó bằng cách đã lấy rồi giờ trả lại cho người ta ở mức độ nào vừa phải mà Nhà Nước đồng ý, chứ không có giá trị nào về giải quyết vướng mắc cả”.

Không chỉ đất đai của Công giáo hay Phật giáo ngoài quốc doanh, blogger Tuấn Khanh giải thích thêm, những Tôn giáo bạn khác ở Việt Nam như Cao Đài, Hòa Hảo ít nhiều cũng bị chung số phận:

“Trước 1975 đạo Hòa Hảo và đạo Cao Đài đều có những trường Đại Học  riêng của mình, đào tạo anh tài ở các vùng miền Tây và miền Đông”

“Sau 75 đến giờ, cột mốc quan trọng là sau 1995 khi cấm vận được bỏ đi, Nhà nước bắt đầu sử dụng cách ‘tôi không lấy được thì tôi cũng không cho bạn xài’. Họ biến tài sản của nhà thờ hay chùa thành vườn hoa, công viên hay một cái gì đó chẳng hạn. Nói là tìm giải pháp cho vướng mắc chỉ là sự đánh tiếng, chuẩn bị cho một chính sách nào đó để đối phó với thế giới và người dân trong giai đoạn nào đó. Đừng mơ là Nhà nước sẽ gỡ rối tất cả. Nó chỉ cho thấy ông Nhà Nước đã đến lúc nhìn lại và văn minh hơn ngày xưa vậy thôi”.

 

Được biết, tại hội nghị trực tuyến ngày 3/6, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương là ông  Trần Tuấn Anh, đánh giá cao báo cáo của Bộ Nội vụ về sử dụng đất đai trong tôn giáo, những hạn chế, bất cập trong quản lý đất đai, đồng thời với những giải pháp, kiến nghị hay đề xuất với cấp thẩm quyền.

Giờ này Nhà nước mới chịu nhận ra những hạn chế, bất cập trong việc tịch thu đất đai của các Giáo hội thì tuy là muộn nhưng còn hơn không, là phát biểu của ông Vũ Sinh Hiên, tác giả tập sách “Lập Trường Của Các Giám Mục Miền Bắc Đối Với Cộng Sản từ 45-75”.

Ông còn được coi là một nhà trí thức Công giáo, đã bỏ công việc sưu tầm và ghi chú lịch sử, nguồn gốc đất đai của Giáo hội Công giáo Việt Nam, đặc biệt tài liệu về Dòng Chúa Cứu Thế từ Bắc vào Nam.

Đâu là bất cập khi tịch biên tài sản tôn giáo, rồi bất cập trong cách giải quyết, được ông Vũ Sinh Hiên nêu ra bằng 2 ví dụ  điển hình:   

Bất cập vì đã có những cơ sở chỉ nói miệng và dùng vũ lực để tịch biên, thí dụ như Nhà Dòng Chúa Cứu Thế ở Hà Nội, khi đó Cha Vũ Ngọc Bích là Cha Dòng Chúa Cứu Thế duy nhất ở lại Hà Nội sau 1954. Dĩ nhiên hai tòa nhà lớn quá thì họ muốn dùng để làm bệnh viện là điều hợp lý thôi. Nhưng khi họ đến hỏi ý kiến thì Cha Bích nói ‘ Cái này không phải quyền của tôi, tôi phải hỏi ý kiến Bề Trên của tôi ở trong Nam’. Họ đã trả lời Cha Bích rằng ‘ Ông không có quyền thì tôi có quyền’. Thế là họ dọn vào trước hết là một tòa lớn, sau đó một hai năm sang tòa nhà thứ hai. Đó là Hà Nội”

“Trong Sài Gòn, ví dụ Tiểu Chủng Viện Thánh Giu Se ở đường Cường Để. Khi các ông ấy muốn dùng Tiểu Chủng Viện để làm công việc khác thì các ông cũng đã ngầm chia đất cho nhau, 50 hộ đã có đất, đã xây nhà, đã có sổ đỏ trên miếng đất quá đẹp này”

Cách đây mấy năm, khi mà Giáo phận Sài Gòn đòi quá thì họ trả lại nhưng không thể nào giải quyết được vụ 50 hộ trong miếng đất này. Giáo Hội bèn phải xây bức tường ngăn ra và sử dụng phần còn lại”.   

Hầu như tất cả những cơ sở, tài sản của Giáo Hội ở Việt Nam đều bị chính quyền tịch thu, ông Vũ Sinh Hiên khẳng định.

Lập trường của Giáo hội Công Giáo Việt Nam trong vấn đề tranh cãi này phản ảnh qua lời Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên giám mục Kontum, từng trình bày với Nhà nước và được ông Vũ Sinh Hiên nhắc lại:

Thứ nhất là những cơ sở đào tạo Giáo sĩ và thờ phượng thì phải trả lại cho Giáo hội, bởi vì có những nhà thờ bây giờ biến thành nhà kho”

“Hãy phân chia đất đai, tài sản, nhà cửa của các Giáo hội ra làm ba loại. Thứ hai, những cơ sở của Giáo Hội, vốn trước đây dùng để phục vụ xã hội như nhà thương, trường học… mà Nhà Nước muốn tịch thu thì được rồi, nhưng phải sử dụng cho có lý để phục vụ dân chứ không phải dạy học hay nhà thương để lấy tiền mà lấy rất đắt, người bình dân khó vào được”

Thứ ba, những khu đất mà trước đây các Giáo Hội dùng để kinh tài, ví dụ như đồn điền, xưởng mộc, xưởng may vân vân, Nhà nước muốn thì cứ tịch thu nhưng phải dùng cho hợp lý hợp tình, không thể coi đó là chùm khế ngọt cho cán bộ trèo hái mỗi ngày”.

Như vậy là rõ ràng, sòng phẳng, không đòi lại tất cả, chỉ đòi lại những cơ sở thờ tự, đào tạo huấn luyện Giáo sĩ thôi, ông Vũ Sinh Hiên kết luận trong cuốn sách của ông.  

Đó là chuyện đất đai tài sản của Giáo hội Công Giáo bị nhà nước tịch biên. Ở Việt Nam, sự khác biệt tài sản tôn giáo, tín ngưỡng của từng đạo thì có thể nói Công Giáo là phức tạp nhất. Một thí dụ được ông Vũ Sinh Hiên nêu ra là vụ Giáo xứ Thái Hà hồi năm 2011:

“Đất đai của Giáo Hội bị tịch thu không ai dám đứng lên đòi, riêng Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo dân trong Giáo xứ Thái Hà đứng lên đòi”

“Bởi vì họ lấy đất họ làm xưởng may xưởng dệt thì cũng được đi, nhưng rồi sau đó thì họ chia chác cho nhau. Vụ Thái Hà là đoàn biểu tình đầu tiên của chế độ Xã hội Chủ nghĩa  ở ngoài Hà Nội”

“Phật giáo thì lại khác, Nhà nước nhúng tay vào, cho những đại gia lắm của xây các nhà chùa rất lớn để vụ lợi. Thiền sư Tuệ Sĩ đã phải nói rằng Phật giáo hôm nay giống như một chàng thanh niên béo phì, đó là một tôn giáo đã bị Nhà Nước này thuần hóa rồi”

“Các Hội Thánh Tin Lành thì vất vả, tôi tóm lại một câu, là vì mỗi Hội Thánh Tin Lành điều biệt lập. Trong khi đó, Công giáo, ngay như Nhà Xứ của ông Cha Xứ ở, thì nó cũng thuộc quyền Tòa Giám Mục chứ không thuộc  quyền ông Cha Xứ. Nó có sự khác biệt như vậy”. 

Được biết Bộ Nội Vụ đang chuẩn bị sơ kết Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2018, qua đó đề xuất ban hành chủ trương, chính sách mới về quản lý đất đai tôn giáo.

Tuy nhiên, theo bộ Nội vụ, cái khó và vướng đã là vấn đề từ Luật Đất Đai năm 2013, nhiều quy định cụ thể đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng chưa tìm được hướng giải quyết ổn thỏa và lâu dài.

Những cái vướng của Luật Đất Đai năm 2013 trong công tác quản lý về hạn điền, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôn giáo sử dụng vào hoạt động an sinh xã hội cũng chưa có qui định rõ ràng. Ông Vũ Sinh Hiên nhận xét: 

Đạo Luật 2013 tôi có đọc qua, tạm gọi nó chỉ là ‘xoa dầu cù là’ cho tạm ổn, còn thực tâm Nhà nước chưa muốn trả lại gì cho các Giáo Hội, đặc biết cho Giáo hội Công giáo, tôi quả quyết như vậy”.

RFA đã liên hệ với Ban Tôn giáo Chính phủ để hỏi về nhận xét liên quan đến vấn đề đất đai của tôn giáo. Một viên chức yêu cầu gọi lại sáng thứ ba, ngày 15/6, giờ Việt Nam để được trả lời.

RFA gọi lại theo số viên chức này cung cấp, rất tiếc ông ta không bắt máy.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
17/06/2021 12:20

Theo " Hiến pháp Việt Cộng ", theo " Luật Đất Đai Việt Cộng ", của Đảng, do Đảng, vì Đảng, vì quyền lợi " mất dạy " của Đảng Việt Cộng,

" Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, nhà nước quản lý... và toàn dân chỉ có toàn quyền sử dụng, ở mướn, ở thuê đất đai của toàn dân... "

Muốn quản lý, nhà nước phải là của toàn dân, do toàn dân, vì toàn dân Việt Nam, không được là nhà nuớc Việt Cộng, của Đảng, do Đảng, vì Đảng cờ đỏ Búa Liềm. Nhà nước phải quản lý theo Luật Đất Đai Việt Nam, của toàn dân, do toàn dân, vì toàn dân Viêt Nam, không được theo Luật Đất Đai Việt Cộng, của Đảng, do Đảng, vì Đảng Việt Cộng, vi quyền lợi, đặc quyền, đặc lợi " mất dạy " của Đảng, đảng trưởng, đảng viên, cán bộ, con buôn, tài phiệt Việt Cộng " mất dạy ".

Đảng là Nhà nước Việt Cộng, Nhà nước là Đảng Việt Cộng, độc đảng, độc tài... độc quyền làm " Hiến pháp Việt Cộng ", " Luật Đất Đai Việt Cộng "
độc quyền phá, vi phạm " Hiến pháp Việt Cộng ", " Luật Đất Đai Việt Cộng ", độc quyền mạo danh toàn dân để cướp quyền, đất đai của toàn dân.

Toàn dân Việt Nam, từng người công dân Việt Nam, từng giáo hội của các tôn giáo, có toàn quyền chính đáng, chính danh, chính nghĩa...
Đéo phải theo, đếch thèm tuân... bất khuất, bất tuân, bất chấp... bất tín nhiệm, bất hợp tác, bất bạo động...

Trường kỳ, kiên trì đấu tranh nhân dân đòi hỏi Đảng là Nhà Nước, Nhà nước là Đảng cờ đỏ Búa Liềm phải trả lại cho toàn dân, cho từng người dân, cho các giáo hội của các tôn giáo, những đất đai, cơ sở, tài sản thuộc về toàn dân, thuộc về từng người dân, thuộc về các giáo hội của các tôn giáo... chỉ giữ lại cho Đảng những gì thụôc về Đảng... chẳng có cái con mẹ gì cả... toàn là đất đai, cơ sở, tài sản, đồ ăn cướp, ăn cắp được của toàn dân, của từng người dân, của các giáo hội của các tôn giáo.

Có phải thế không... các bác nghĩ thế nào... các bác đồng bào " dễ dạy, dễ bảo "... các bác đồng chí " đồng đô "... " mất dạy, khó bảo "... ?