Vai trò của trí thức trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc

Liên tiếp trong 5 tuần lễ vừa qua, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày càng trở nên quen thuộc hơn đối với Việt Nam, nơi mà bất cứ cuộc biểu tình nào cũng không được xuất hiện, kể cả với lý do chống Trung Quốc xâm lược.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011.07.04
Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Giáo sư Ngô Đức Thọ tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011. Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Giáo sư Ngô Đức Thọ tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 3-7-2011.
RFA file

Bao vây, cấm đoán

Trước mỗi sáng Chủ Nhật, hầu như lúc nào an ninh cũng bao vây tất cả những hộ khẩu có thành tích biểu tình chống Trung Quốc, những thành viên trong các tổ chức tranh đấu cho dân chủ cũng như những người từng bị bắt trước đây với các tội danh chống phá nhà nước sẽ không có cơ hội bước ra khỏi nhà để tham gia xuống đường.

Phương pháp bao vây cô lập này tỏ ra hiệu quả vì chính những người từng kinh nghiệm chống lại nhà nứơc sẽ làm cho đoàn biểu tình khí thế hơn.

Tuy nhiên, sự vằng mặt của những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ lại khiến cơ quan an ninh không có lý do nào để đàn áp người đi biểu tình. Họ chỉ cố giữ trật tự và thỉnh thoảng tạm giữ một vài người hăng say nhất trong nhóm rồi sau đó phải thả ra trước áp lực của người biểu tình mạnh mẽ chống đối.

Giới trí thức có mặt tuy không nhiều nhưng cũng nói lên được sự ưu tư của họ trước các vấn đề sống còn của đất nước. Sự xuất hiện của họ làm cho thanh niên sinh viên phấn khích vì nghĩ rằng sau lưng mình vẫn còn nhiều bậc trí thức ủng hộ, như một lực đẩy cho những ai còn chần chừ trứơc những buổi tập trung chứng tỏ lòng yêu nứơc này.

Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Đà
Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm.
Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm.
Source damlambao-photo Cao Lập
Lạt cho biết lý do ông tham gia biểu tình như sau:
Từ ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng, cho tới các hiệp hội hội... tất cả họ đều lên tiếng còn tôi chỉ là một cá nhân một công dân mà tôi không biết lên tiếng ở đâu đựơc thì tôi đi biểu tình!
GS Phạm Duy Hiển
"Tôi là một công dân, trong trường họp này thì phải nghĩ đến đất nước mình chứ còn nhiềungười khác họ lên tiếng được, từ ông Chủ tịch nước, ông Thủ tướng đều lên tiếng cho tới các hiệp hội hội Luật sư, hiệp hội dầu khí... tất cả họ đều lên tiếng còn tôi chỉ là một cá nhân một công dân mà tôi không biết lên tiếng ở đâu đựơc thì tôi đi biểu tình!

Lý do thứ hai tôi không thề chịu đựng nỗi những người đánh cá quê tôi là Quảng Ngãi, vợ con cứ bồng bế nhau ra trước biển ngóng chờ chồng con mình về và sau khi nghe tin họ bị ức hiếp ở ngoải biển Hoàng Sa thì tôi hông thể chịu đựng được. Đó là hai lý do cơ bản khiến tôi nghĩ rằng phải xuống đường.

Tôi cho rằng cái việc tôi làm thì hiều người khác vẫn có thể làm được và chính phủ không nên ngăn cản người ta làm gì, việc đó chỉ có lợi cho dất nước thôi không có việc gì mà chính phủ pahỉ ngăn cản cả. Những người đi biểu tình dấy tôi thấy họ rất hiền hòa, rất có trách nhiệm nói cách khác là họ rất có văn hóa vì vậy không có gì đáng sợ cả.
"

Không còn biết sợ

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi người từng nhiều lần tham gia biểu tình với các bạn trẻ kể lại cuộc biểu tình vào ngày Chủ Nhật 3 tháng 7 như sau:

"Tôi thấy diễn biến của cuộc biểu tình ấy chứng tỏ lòng dân mạnh hơn thông qua những hoạt động của lớp trẻ cũng như của trí thức. Hành trình đi từ Dại sứ quán Trung Quốc đến nhà hát lớn có những việc diễn ra như thế này: Tức là khi đi đến Hai Bà Trưng thì tự nhiên ở trong một nhà nào đấy có một thanh niên mang ra cả thùng nước Lavie cho mọi người khát thì uống, chứng tỏ việc biểu tình đã được người dân hết sức hưởng ứng mặc dù người ta không nói ra".
Tôi thấy diễn biến của cuộc biểu tình ấy chứng tỏ lòng dân mạnh hơn thông qua những hoạt động của lớp trẻ cũng như của trí thức.
GS Nguyễn Huệ Chi
Cuộc biểu tình có cái lý thú là có một ông già khi đến Nhà hát lớn ông lấy Violon ra ông ấy kéo, và ông già ấy lại từ miền Nam ra, chứng tỏ rằng đây là sự phối hợp giữa Nam và Bắc rất nhịp nhàng mặc dù là tự phát chính tiếng đàn violon của ông ấy đã làm cho người khác đem theo một saxo-phon cũng đem ra thổi luôn làm cho không khí bừng bừng thức tỉnh nhiệt huyết của đoàn biểu tình."

Giáo sư Ngô Đức Thọ thuộc viện Hán Nôm thì cho rằng với con số một vài trăm người không thể so sánh với các cuộc biểu tình ở ngoại quốc vì tinh thần người đi biều tình tại Việt Nam thật ra không thể đánh giá bằng con số, ông đưa ra nhận xét:

"Có những cuộc biểu tình 4,5 lần như vậy mà không phải là không hoành tráng, 100, 150 người đi đường ở Hà nội với mật độ lớn như vậy ai người ta cũng nhiệt tâm cả. Bây giờ không khí sợ hãi không như gày xưa, rất bình thuờng, đi mấy trăm người với cờ hoa biểu ngữ hùng dũng như vậy, nhất là cuộc biểu tình hôm
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/06 tại Hà Nội. Source damlambao.com
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/06 tại Hà Nội. Source damlambao.com
Source damlambao.com
qua rất tự nhiên đọc bản tuyên cáo trứơc Nhà hát lớn.
"

Giáo sư Ngô Đức Thọ nêu lên sự thật vì sao Đảng Cộng sản nào cũng sợ biểu tình vì ngay một doanh nghiệp cũng sợ người công nhân đòi hỏi quyền lợi bằng cách biểu tình vì đây là vũ khí chống lại họ, Giáo sư Thọ nói:

"Trong hoàn cảnh này thì những cuộc biểu tình có ý nghĩa rất đặc biệt. Hôm qua tôi đã suy nghĩ kỹ vấn đề này, từ 1955 tức là từ ngày mà Hà Nội do chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp quản năm 1954 cả Miền Nam sau 75 thì hiện tượngngười dân xuống đường biểu tình là vô cùng có ý nghĩa. Bởi vì nó gần như tuyệt đối không được xảy ra.

Cố nhiên mình cũng có vài ba cuộc biểu tình ở một vài nơi xa xôi ở xã nào đó cũng có thể có những cuộc biều tình nhưng có điều những cuộc biểu tình đó truyền thông quốc tế, trong nứơc không biết đến. Hơnnữa nó lại gằn đến vấn đề bảo vệ tổ quốc Việt Nam thì nó quá thiêng liêng.

Nếu nói người Nhật người Hàn quốc Thụy Điển Hà Lan người ta biểu tình thì chỉ đơn giản thôi vì quyền của họ được thể hiện. Giống như một gnười sống torng bầu trời tự do giữa một bầu không khí rất đầy đủ dưỡng khí, nhưng ở Việt Nam đấy là cả một vấn đề, thậm chí không thể dùgn chữ vần đề nhưng là một cái gì đó lớn lao vô cùng.

Mình cũng phải hiểu trong chế độ do đảng Cộng sản lãnh đạo thì chính đảng Cộng sản đã dành được chính quyền từ những cuộc biểu tình. Nhà nước hay ai đó cũng thế thôi kể cả một ông chủ doanh nghiệp ông đã dành được thắng lợi bằng một biện pháp gì đó thì ông không bao giờ muốn nhân vật A nhân vật B có được cái vũ khí như ông ta đã có cả.
"

Tiếng nói của quần chúng

Nhận xét về cuộc biểu tình hôm Chúa nhật 3 tháng 7 Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng người dân đã phát huy được cái quyền lên tiếng của họ và lôi kéo sự đồng thuận của nhân dân qua bản tuyên cáo hùng hồn do một thanh niên đọc trứơc cửa Nhà hát lớn Hà Nội. Ông chia sẻ: 

Đoàn tuần hành kết thúc trước tư gia TS Cù Huy Hà Vũ. 20 tháng 6,2011 Source blog Nguoibuongio
Đoàn tuần hành kết thúc trước tư gia TS Cù Huy Hà Vũ. 20 tháng 6,2011 Source blog Nguoibuongio
Source blog Nguoibuongio
"Khi người thanh niên đọc lời tuyên cáo là một cách biểu dương lực lượng ở một cấp độ mới tức là tôi lên tiếng bằng một bản tuyên ngôn hẳn hòi àm bản tuyên ngôn này được số đông những người đi biểu tình ủgn hộ chứng tỏ cái bản tuyên ngôn này là một tiếng nói của tập thể chứ không còn của một cá nhân nào nữa, mặc dù cả đoàn biểu tình vẫn là tự phát.
"

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng kể lại việc an ninh bắt người nhưng cả đoàn biểu tình bao vây trụ sở công an phường khiến cho họ sợ hãi phải thả người thanh niên bị bắt ra chỉ sau vài phút.

Giáo sư Huệ Chi cho đây là sự chiến thắng của tinh thần yêu nước trước những hèn nhát của người thi hành pháp luật:
Khi người thanh niên đọc lời tuyên cáo là một cách biểu dương lực lượng ở một cấp độ mới. Bản tuyên ngôn này được số đông những người đi biểu tình ủng hộ chứng tỏ cái bản tuyên ngôn này là một tiếng nói của tập thể chứ không còn của một cá nhân nào nữa.
GS Nguyễn Huệ Chi
Khi đoàn biểu tình rời Nhà hát lớn rồi thì an ninh lại vô cớ bắt một anh thanh niên vào trụ sở, không hiều là họ muốn làm gì. Thế nhưng khi đòan biểu tình họ nhìn thấy, họ quay trở lại họ bao vây trụ sở công an, đòi cho bằng được phải thả anh ấy ra, nếu không thì chúng tôi vẫn cứ đứng ở đây.

Điều này chứng tỏ rằng quần chúng hiểu được giá trị của mình trong việc làm chính nghĩa, vì đất nứơc mà ra đi tuần hành chứ không phải vì một mục đích nào khác cho nên đứng về phương diện lương tâm mà nói thì người chống lại biểu tình phải cúi mặt xuống trứơc hành động chính nghĩa này. Vì vậy cho nên chỉ trong vòng 10 phút họ phải thả anh thanh niên ra.

Những việc như thế theo tôi nó phản ảnh sự thức tình của quần chúng về nhiều phương diện và cho thấy yêu nước bao giờ cũng hết sức thiêng liêng đối với dân tộc."


Sau những lần tham gia xuống đường vừa qua Giáo Sư Phạm Duy Hiển nhận xét việc của người trí thức cần làm hôm nay để góp sức tranh đấu một cách khoa học trước các luận điệu áp đặt của Trung Quốc, ông nói:

"Với tư cách một nhà khoa học tôi nghĩ rằng những nhà khoa học Việt Nam, những người trí thức Việt nam cần phải có cách chứgn minh thật khoa học, khách quan rằng cái đường lưỡi bò của Trugn Quốc là phi pháp rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.

Thậm chí là bao nhiên phần của Việt nam thật khoa học chứ hông phải tất cả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nếu có những chứng cứ khoa học và co những logic về mặt khoa học nó rất rõ là như vậy.

Nếu khoa học chứng minh đựơc như thế nào thì chúng ta chấp nhận đó là một sự thực. Còn khi mìh hô Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam thì đấy chỉ là lòng yêu nước."


Mỗi ngày người dân mỗi có thêm kinh nghiệm về biểu tình và cảm nhận của họ thật phấn khởi khi làm được một điều có ý nghĩa cho quê hương.

Bất kể tuổi tác, chức phận hay giai tầng xã hội, một tiếng nói góp vào cuộc biểu tình chính đáng là một tuyên ngôn mạnh mẽ nhất cho Trung Quốc và những ai còn mơ màng về chỗ đứng của mình hiểu ra dân tộc này có thể chết nhưng không thể mất.


Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
04/07/2011 21:18

chế độ XHCN là của tầng lớp công nông thế mà họ vẫn nghèo, chỉ có nhà cầm quyền là giàu thôi, quang chức nhà nước sài tiền đống thuế của ta một cách không thương tiếc các bạn ạ. CS là thứ mị dân khi nói chính quyền là của dân do dân và vì dân,thật là buồn cười. Thật là buồn khi ta phải bỏ tiền đống thuế ra nuôi lũ kém cỏi đã vậy quay lại hà hiếp lại ta.

Anonymous
05/07/2011 03:04

Đảng cộng sản tiến nhanh tiến mạnh để đưa Việt nam trở thành một tình của nước Tàu cộng.
Tàu cộng cờ đỏ 5 sao vàng! Việt nam cờ đỏ 1sao vàng ?

Anonymous
04/07/2011 16:44

Ly khai đảng cộng sản Việt Nam là yêu Tổ Quốc.
Ly khai đảng cộng sản Việt Nam là thuận Lòng Dân.
Ly khai đảng cộng sản là bảo vệ Trường sa – Hoàng sa.

Anonymous
04/07/2011 12:29

Hoan hô trí thức Thủ đô! Hoan hô Sỹ Phu Bắc hà!

Anonymous
05/07/2011 08:31

Tham gia biểu tình máu có đỗ đầu có rơi, trái tim người Việt nam ngàn năm luôn ghi nhớ. Cộng sản đàn áp, bắt bớ, tù đài thêm nợ máu với nhân dân.

Anonymous
04/07/2011 13:54

Muốn chiếm được lợi thế và chiến thắng được tàu cộng thì Việt Nam chúng ta phải là một nước tư bản chính thống và phải là đồng minh của một cường quốc lớn nhất đó là Hoa Kỳ, điều mà chúng ta đã bỏ lỡ vì một sự mù quáng bao la đó là Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế. Chớ đừng dại dột chờ đợi đến khi Tàu cộng sụp đổ và đi theo tư bản; khi đó nó là một cường quốc thực sự... Cơ hội cho Việt nam tiến lên là ở điểm này - Điều mà trung quốc khó làm được hơn ta vì chế độ độc đảng CS sản cứng đầu hơn ta. Để làm được điều đó ĐCSVN phải đặt lợi ích dân tộc lên trên cái lợi lộc cá nhân... xin hãy vì tổ quốc hãy quay về với tổ quốc Việt nam.
Xin cám ơn.

Anonymous
05/07/2011 19:33

Để đại diện một ý chí,một tiếng chung về lòng yêu nước mà viết,nói như các bạn ở trên thì đất nước ,dân tộcsẽ bị suy vong,nghèo khổ,khổ đau và tàn tạ.

Anonymous
05/07/2011 01:28

Người trí thức chân chính,bao giờ cũng đứng về phía nhân dân.nhằm phản đối cái ác ,cái phi nghĩa.Bảo vệ lẽ phải,bảo vệ chính nghĩa. Họ chống TQ, là nhằm thể hiện vai trò của mình trong sự nghiệp nối tiếp truyền thống yêu nước của dân tộc.Hơn lúc nào hết,lúc này trí thức việt nam .Cang` giương cao ngọn cờ yêu nước,thương dân!.chống bạo quyền cướp nước và bè lũ tay sai bán nước.

Anonymous
04/07/2011 17:55

Hoan hô đoàn người biểu tình chông Trung Cộng vi phạm lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.Ngày Chúa Nhật5.6,Nhà thờ Hàm Long có Lễ Trọng Thể nhưng cũng có ít người biết tin đi biểu tình và hôm sau để ủng hộ đoàn biểu tình, biểu ngữ lớn được giương cao ở Nhà thờ cho thấy giáo xứ với 3.000 nhân danh cùng xuống đường ...nhưng đã bị can thiệp bắt cất đi.Tôi yêu cầu Nhà nước cho toàn dân biểu tình chống TC,thể hiện lòng yêu nước là quyền của người dân.

Anonymous
10/07/2011 13:26

dang cộng sản việt nam về vấn đề đối ngoại luôn hành động đúng

Anonymous
06/07/2011 06:01

thuong qua mien trung !
thuong dan ngheo khong quyen luc !
Thoi dai Bac Ho con co duong "lui buoc" khi "no" lan toi.
Chang biet bat dau tu dau ???

Anonymous
05/07/2011 04:35

Kẻ sĩ là những người dùng tiếng nói, ngòi bút và thái độ để soi sáng cho mọi tầng lớp nhân dân trong từng giai đoạn sống chết, tự do hay nô lệ, có chủ quyền hoặc là đã mất chủ quyền. Hoan hô những kẻ Sĩ trong thời đại chủ nghĩa Cộng Sản đang lùi dần vào bóng tối.

Anonymous
04/07/2011 15:51

Hoan ho nhung tam long yeu nuoc cua sy phu Hanoi.

Anonymous
04/07/2011 17:37

Việt Nam người trí thức thì có ít,người "trí ngu" thì qúa nhiều.Do vậy mà cái chủ nghĩ Cọng sàn tồn tại đến ngày nay.Thật bất hạnh cho dân Việt !

Anonymous
09/07/2011 17:55

1/Tính cách PHÁP LÝ VỀ CHỦ QUYỀN CỦA HAI QUẦN đẢO HOÀNG SA _ TRƯỜNG SA: cÓ 3 Bản NGHỊ ĐỊNH của Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa xác nhận CHỦ QUYỀN của hai quần đảo đó là của QUỐC GIA VIỆT NAM.Hoàng Sa là ĐẶC KHU HÀNH CHÁNH thuộc Tỉnh QUẢNG NAM. Trường Sa cũng là ĐKHC thuộc Tỉnh BÀ RỊA, sau chyển sang Tỉnh GIA ĐỊNH.(cÓ THỂ TRUY LỤC ngay nơi Trung Tâm Truy Tầm Tài Liệu Thuộc Bộ Nội Vụ 2 TPHCM)
2/ Thực tế: Hoàng Sa chỉ bị Trung Cộng chiếm sau trận Hải chiến Th1ang 1/1974.(Xem Báo Đại Đoàn Kết phỏng vấn 2 chiến binh VNCH hiện còn sống)
Nguyễn Nhơn

Email:nhon37@gmail.com