Chính phủ có chịu trách nhiệm khi hàng chục ngàn người chết do COVID-19?

Diễm Thi, RFA
2021.10.14
Chính phủ có chịu trách nhiệm khi hàng chục ngàn người chết do COVID-19? Bên ngoài một bệnh viện dã chiến 500 giường dành cho bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội vào ngày 30 tháng 8 năm 2021.
AFP

Chiều 12 tháng 10 vừa qua, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã chia sẻ với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố về những ngày tháng chống dịch vừa qua mà theo ông, “nỗi lo lắng, ám ảnh này vẫn còn hiện hữu”.

Báo Tuổi trẻ trích lời ông Nên thừa nhận: “Lúc đó chưa có thuốc điều trị, thành phố tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến để tập trung ca nhiễm F0. Nhưng tập trung xong ngồi đó ngó, ai khỏe vượt qua, ai mệt thì đi nằm bệnh viện. Việc này tạo áp lực căng thẳng rất lớn, không biết làm gì. Giữ F0 lại ngăn chặn nguồn lây nhưng tập trung họ lại xong không biết làm gì.”

Tính đến ngày 14 tháng 10, con số người chết do COVID-19 tại Việt Nam đã mấp mé con số 21.000. Chỉ trong một thời gian ngắn mà con số tử vong cao như thế, dư luận cho rằng trách nhiệm thuộc về Chính phủ, mà cụ thể là Thủ tướng Phạm Minh Chính với những quyết sách sai lầm, lúng túng ngay từ đầu.

Với cái chết của hàng chục ngàn người trong đợt dịch này, trách nhiệm thuộc về Chính phủ với người đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính. - Một chuyên gia y tế từ Hà Nội

Một chuyên gia y tế từ Hà Nội khẳng định với RFA sáng 14 tháng 10 rằng, Chính phủ không có tầm nhìn xa, không có sự chuẩn bị. Hậu quả là dân chết. Trách nhiệm rõ ràng thuộc về chính phủ. Ông nói tiếp:

“Với cái chết của hàng chục ngàn người trong đợt dịch này, trách nhiệm thuộc về Chính phủ với người đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Những người như Vũ Đức Đam hay Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ là hàng dọc có nhiệm vụ thi hành sự chỉ đạo của Phạm Minh Chính. Chính phủ chống dịch không theo phương pháp khoa học, không nghe góp ý từ các chuyên gia y tế. Ngay cả chuyện thiếu vắc xin bây giờ cũng do lỗi của Chính phủ, vì đó là con đường nhập vắc xin. Chính phủ thông qua doanh nghiệp hay Bộ Y tế là quyền của Chính phủ.

Ngay từ ban đầu tôi đã nói, F0 chỉ là người lành mang trùng, không nên đem nhốt họ vào một chỗ vì chính môi trường đó khiến họ phát bệnh, làm hệ thống y tế quá tải. Quá tải thì không được chăm sóc, chữa trị kịp thời dẫn đến tử vong.”

Hôm 24 tháng 8 năm 2021, khi dịch bệnh dường như vượt tầm kiểm soát ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính được phân công thay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định được đưa ra khi ông Đam đang đi thị sát chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo sư Đặng Hùng Võ nêu quan điểm của ông:

“Thực sự mà nói thì lãnh đạo bao giờ cũng mang yếu tố quyết định, bởi mọi người có hợp sức với nhau hay không cũng do lãnh đạo. Đấy là những người có thể động viên được một số lượng lớn người trong toàn xã hội đi theo một hướng xác định. Và đấy là hướng đúng.

Vai trò lãnh đạo rất quan trọng, ngay chuyện đưa ra khái niệm ngày hôm nay chúng ta chiến thắng, thì phải tính làm sao để ngày mai cũng chiến thắng. Tất cả tư duy ấy là do lãnh đạo. Với dịch này, nếu mà chúng ta thắng lợi một bước mà đã hả hê và ngủ quên trên chiến thắng thì sẽ trở tay không kịp khi dịch quay trở lại.”

Theo số liệu báo cáo chính thức từ Bộ Y tế vào đầu tháng 9 năm 2021, số người tử vong do COVID-19 trong bốn tháng trước đó là hơn 13.000 người; số ca nhiễm mới của cả nước hơn 500.000 người. Đến ngày 14 tháng 10 số tử vong đã xấp xỉ 21.000 người. Tỷ lệ tử vong cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực.

Bác sĩ Võ Xuân Sơn phân tích với RFA một vài nguyên nhân khiến số tử vong cao như thế:

“Những trường hợp trở nặng gọi y tế phường không ai xuống; gọi những số điện thoại cấp cứu cũng chẳng ai bắt máy cả. Nội sự hoảng loạng đã làm cho người ta chết. Cái thứ hai, về mặt nhà nước, chính sách gom hết F0 vào một chỗ thì người thực sự trở bệnh nặng không còn chỗ tiếp nhận họ. Đó là sai lầm rất lớn trong đường lối chống dịch. Người thực sự cần được chăm sóc thì không ai chăm sóc nó dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

Thứ ba, không có sự chuẩn bị về trang, thiết bị y tế. Các bệnh viện dã chiến rất thiếu trang, thiết bị. Thiếu đến mức các bác sĩ phải kêu gọi bên ngoài, kêu gọi người dân hỗ trợ. Cái sai lầm của chính sách nằm ở chỗ Chính phủ không có một sự chuẩn bị nào cho trường hợp này cả. Các anh cho rằng mình giỏi quá rồi, có con virus nào là diệt được con đó.

Nhưng có một sai lầm mà theo tôi là lớn nhất trong tất cả các sai lầm gây ra số tử vong cao là do chính sách vĩ mô. Họ hoạch định chính sách không đúng. Những người trong ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ trên xuống dưới không đánh giá đúng vai trò của ngành y trong việc chống dịch.”

000_9LW3QD.jpg
Bên trong một bệnh viện dã chiến 500 giường dành cho bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội vào ngày 30 tháng 8 năm 2021. AFP

Một trong những chính sách bị cho là một trong những nguyên nhân làm tăng số tử vong, là chính sách phong tỏa của Chính phủ. Chỉ cần một nhân viên y tế dương tính với Corona virus thì cả cơ sở y tế lập tức bị phong tỏa. Nhân viên y tế phải nghỉ ở nhà. Sự sụp đổ của hệ thống y tế dẫn đến bệnh nhân tử vong không kịp thiêu.      

Nhưng có một sai lầm mà theo tôi là lớn nhất trong tất cả các sai lầm gây ra số tử vong cao là do chính sách vĩ mô. Họ hoạch định chính sách không đúng. Những người trong ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ trên xuống dưới không đánh giá đúng vai trò của ngành y trong việc chống dịch. -Bác sĩ Võ Xuân Sơn             

Theo một chuyên gia y tế ở Hà Nội, các nhân viên y tế ở các bệnh viện tư gần như không có việc làm. Cơ sở y tế nhà nước cũng vậy. Chỉ có một số được điều đến các bệnh viện. Cuối cùng, một lực lượng y tế cực kỳ hùng mạnh như ở TP.HCM bị đánh sụp vì không tham gia được vào bộ máy chống dịch.

Tại hội nghị trực tuyến Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh hôm 25 tháng 7, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên thừa nhận không khống chế được dịch là khuyết điểm của hệ thống chính trị, khuyết điểm của người đứng đầu các cấp.

Bác sĩ Võ Xuân Sơn nhận định rằng, hiện thành phố vẫn còn sai lầm trong chính sách chống dịch do hậu quả từ những sai lầm trước đó. Ông giải thích:

“Họ nhầm lẫn giữa hệ thống y tế dự phòng và hệ thống y tế điều trị. Y tế dự phòng là khoanh vùng, truy vết dập dịch. Kỹ năng đó nhân viên y tế dự phòng họ được huấn luyện và họ làm tốt. Nhưng đến khi họ đã nhiễm và cần được điều trị thì lúc đó phải là y tế điều trị chứ không thể là y học dự phòng nữa. Các bệnh viện, các phòng khám là thuộc hệ điều trị.

Ở tại TPHCM từ trước đến nay giao cho y tế phường lo cho số F0 ở nhà. Y tế phường là y học dự phòng chứ không phải y học điều trị. Trong khi chúng ta có hàng đống các cơ sở y tế, tại sao không tận dụng lực lượng đó để theo dõi, điều trị F0 ở nhà mà lại giao cho y tế phường?

Y tế phường thứ nhất là họ có quá nhiều công việc liên quan việc chống dịch, thứ hai họ không có chuyên môn về điều trị. Đấy là những sai lầm trong chính sách.”

Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận gần 854.000 ca nhiễm và gần 21.000 ca tử vong. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp chống dịch nhưng lại không tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Việt Nam cũng đang thiếu vắc-xin ngừa COVID-19 do khan hiếm nguồn hàng trên thế giới và những khó khăn về pháp lý.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
14/10/2021 17:29

Ở VN không có khái niệm chính phủ chịu trách nhiệm về bất cứ cái gì mang lại kết quả xấu cả, tất cả là sự lãnh đạo tập thể của đảng, ban bí thư, bch tư đảng. Thứ nữa là công tác cán bộ mang tính đa năng, nên khi có chuyện gì khác biệt xảy ra thì không biết xử lý mang tính chuyên môn, mà phải vận dụng chính trị mác lê nin và tư tưởng hcm nên quá nhiều người theo mấy ông mác, lê và hcm xuống suối vàng. Tội nghiệp người dân không hiểu sao mình lại theo xuống tuyền đài! Bây giờ ai nói chính phủ sai thì sẽ bị công an điều tra vì tội tuyên truyền chống lại đường lối của đảng và nhà nước trong chống dịch, làm dân hoang mang. Ôi thiên đường dân chủ còn sót lại trong thế giới xhcn!

okaba Nguyễn
15/10/2021 03:26

Dân có tội thì đi tù, quan có tội thì cảnh cáo kỷ luật hoặc thậm chí chả làm sao cả ví dụ như vụ người anh hùng Lê Đình Kình. Chính quyền thừa khả năng bắt giữ ông nhưng thay vì bắt giữ thì chúng giết ông một cách tàn bạo. Cộng sản thích dùng bạo lực để đe dọa dân chúng bởi chúng vốn hành ko có đạo lý, vô lương tâm và rất tàn bạo

Thích Tự Tại
15/10/2021 07:27

Ờ thì cũng chịu trách nhiệm kiểu như hôm nào đó có khứa nào (thuộc hàng chóp bu) đứng ra phát biểu vừa "khóc" rớt nước mắt với cái khăn mặt... đã gói sẵn củ hành tây. ;)

Duy Hữu, USA
15/10/2021 09:55

" Chính phủ " ... ?
phủ đầu dân đánh, đảnh phủ đầu dân là chính.

" Chính phủ " chính là đảng giặc cờ đỏ Búa Liềm,
độc đảng, độc tài, độc đoán, độc tôn, độc địa,

độc bọn " lãnh đạo ", vô đạo, vô tài, vô lương tâm, vô lương tri, vô nhân đạo,
độc quyền " chỉ đạo ", chỉ láo, vô nhân đạo, vô lương tri, vô lương tâm, vô tài, vô đạo.

độc bọn " lãnh đạo " độc quyền đổ tiền của nhân dân cho nhau, tham nhũng, tham ô, ăn hối lộ ...
và độc diễn " chống dịch như chống cái con c ... "... đồ thằng " lãnh đạo " đảng mắc dịch !

độc bọn " lãnh đạo " độc quyền đổ thừa, đổ tội, đổ lỗi, đổ trách nhiệm cho nhân dân,
" thế lực thù địch " của quân đảng thù địch nhân dân, chống dân như chống địch, như chống dịch, như chống giặc.

Quân đảng bao quanh, quân dịch tung tăng, dân nằm chờ chết,
chết vì dịch, chết vì đói, chết vì thằng " lãnh đạo ", độc tài, bất tài, bất lực, bất lương.

Trống nhân dân đánh xuôi, kèn thằng bất Chính thổi ngược,
ngược đời, ngược lý, ngược cả quyền dân, ngược cả nhân quyền.

Tiêm cho trẻ con
15/10/2021 12:38

Thật điên rồ khi tiêm cho trẻ con và bắt nó đến trường học, thế hệ trẻ là mầm non đất nước khi tiêm vắc xin chưa được thử nghiệm kỹ như các vắc xin nếu có vấn đề gì ai chịu trách nhiệm? bản thân các nước làm ra vắc xin còn chưa dám tiêm

Anonymous
15/10/2021 15:04

Dịch bịnh là tại thiên tai / Hết dịch là bởi thiên tài đảng ta! Khặc! Khặc!Khặc! Khặc!

Anonymous
17/10/2021 12:39

Chỉ cần một cái khăn. 172k còn không thành vấn đề, 20k thì ăn thua gì ?!

2 lúa
18/10/2021 08:21

Trách nhiệm của đảng lảnh đạo.