Công lý được phép sai sót đến 1,5% là không chấp nhận được!

Diễm Thi, RFA
2023.09.21
Công lý được phép sai sót đến 1,5% là không chấp nhận được! Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo về công tác của các Toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, vào ngày 12/1/2021.
Photo: quochoi.vn

Người đứng đầu ngành toà án Việt Nam -Chánh án Nguyễn Hoà Bình hôm trung tuần tháng 9/2023 nói rằng nghị quyết của Quốc hội cho phép 1,5% của 600.000 vụ án, tức là khoảng 9.000 vụ án, được phép sai do lỗi chủ quan. Ông này đưa ra biện minh rằng, vì nếu cứ sai là bị kỷ luật hết thì không lấy đâu ra người làm việc!

Oan sai ở VN do lỗi “định mức”!

Câu nói của ông Bình gây bất bình trên mạng xã hội khi nhiều người lập luận rằng: những người cầm cân nảy mực mà được phép sai sót thì người dân biết đòi công lý ở đâu?

Cựu Trung tá Quân đội Vũ Minh Trí nhận định với RFA với tư cách một người dân, về vấn đề trên:

“Về mặt lý luận hay về mặt nguyên tắc thì phát biểu như vậy là hoàn toàn sai. Bởi đã xử án thì phải bảo đảm đến mức tuyệt đối chính xác không có oan sai. Đằng này, họ đặt ra định mức cho phép như thế, có nghĩa án oan sai dưới định mức coi như hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tôi thấy điều này hoàn toàn sai trái. Với những người ở những nước dân chủ tự do và có tam quyền phân lập thì họ sẽ không bao giờ chấp nhận.  Cái phát biểu như vậy và con số đó nó phản ánh đúng một thực tế ở Việt Nam. Tức là án oan sai do lỗi chủ quan nó vượt quá con số 1,5%. Sai bao nhiêu thì mình chưa biết, nhưng có rất nhiều vụ án tử hình đang kêu oan nổi cộm như Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng… Chính vì vậy, để giảm sự oan sai thì người ta bắt buộc phải đặt ra định mức để kéo nó xuống.

Nhưng theo tôi, để giảm oan sai thì không phải đưa ra một chỉ tiêu mà phải xem xét lại toàn bộ quy trình từ truy tố, điều tra, xét xử… Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là ở Việt Nam thật sự chưa có tam quyền phân lập. Riêng lỗi chủ quan đã được 1,5% thì lỗi khách quan là bao nhiêu nữa? Giữa lỗi chủ quan và khách quan rất dễ chối.”

Về mặt lý luận hay về mặt nguyên tắc thì phát biểu như vậy là hoàn toàn sai. Bởi đã xử án thì phải bảo đảm đến mức tuyệt đối chính xác không có oan sai. Đằng này, họ đặt ra định mức cho phép như thế, có nghĩa án oan sai dưới định mức coi như hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Cựu Trung tá Quân đội Vũ Minh Trí

Với cái nhìn ở khía cạnh luật pháp, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng, nếu cho tỷ lệ sai sót chỉ là 0,01% thì cũng phải nghĩ đến sinh mạng của người bị oan sai và thân nhân của họ nữa, huống chi tỷ lệ đến 1,5%. Ông nói tiếp:

“Điều này chỉ nghe nói đến đã thấy không bình thường và không có tính công bằng. Điều đó không có nghĩa không có những sai phạm của ngành tư pháp. Vấn đề đầu tiên là bên cơ quan điều tra và bên công tố. Thứ hai là bên cơ quan xét xử. Lỗi phần nhiều là bên cơ quan điều tra và công tố.

Nên, việc đầu tiên là phải thay đổi bên điều tra và bên công tố. Nhưng ngay cả khi hồ sơ ở hai cơ quan đã hoàn thiện thì vẫn có những trường hợp sai sót và đưa qua tới bên cơ quan xét xử, tức là thẩm phán và tòa án. Do đó, thẩm phán và tòa án phải hoàn toàn độc lập với Viện kiểm sát, là bên công tố và bên điều tra. Thẩm phán phải độc lập và có năng lực để ra quyết định riêng của mình. Nhưng tất cả do con người thực hiện nên cũng có thể có sai sót, nhưng nếu lấy tiêu chí là thẩm phán phải độc lập với các bên khác thì điều đó đã hạn chế sai sót.

Bước sau cùng là tòa án. Giả sử tòa án có sai, số lượng sai không biết là bao nhiêu nhưng để cho phép ở mức 1,5% thì không thể chấp nhận được. Quá nhiều.

Tuy nhiên, với sự hội nhập của Việt Nam với thế giới và sự lớn mạnh của xã hội dân sự, vai trò của luật sư sẽ được nâng cao. Các luật sư nên được mới với tư cách các chuyên gia hoàn toàn độc lập cùng với những thẩm phán được chọn, vào một ủy ban để xét lại những vụ án oan sai của người dân.”   

Án oan, sai gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bị oan rất lâu dài. Nếu là án tử hình thì không gì có thể bù đắp được. Điều này từng được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ trong buổi làm việc với lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao ở Hà Nội cách đây sáu tháng rằng, mỗi phán quyết, quyết định của tòa án liên quan đến sinh mạng chính trị và thậm chí là sinh mạng con người, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, vì thế không được để xảy ra oan, giảm tối đa tình trạng sai hoặc với yêu cầu cao là không được để xảy ra sai.

Gây mất lòng tin vào hệ thống tư pháp

Trao đổi với RFA, một số chuyên gia trong ngành tư pháp cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ án oan, sai ở Việt Nam mấy chục năm qua là do yếu tố con người. Các bị cáo bị oan nhưng vẫn nhận tội vì không chịu nổi bức cung, nhục hình. Hơn nữa, các cơ quan tố tụng không đảm bảo được nguyên tắc suy đoán vô tội cho bị can, bị cáo dù tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội đã được hiến định tại khoản 1, điều 31 Hiến pháp 2013.

Cụ thể: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trước nay, tuy công chúng đã hoàn toàn mất lòng tin vào hệ thống tư pháp, thế nhưng, sự tiết lộ mang tính cách công khai, chính thức của người đứng đầu ngành tư pháp vẫn khiến công chúng choáng váng. Hậu quả sẽ rất tai hại. Vì lẽ, từ nay trở đi, mọi phán quyết của tòa án trong bất kỳ vụ án nào cũng sẽ đều bị công chúng nghi ngờ về khả năng nằm trong 9000 vụ án oan sai(!?) - Luật sư Đặng Đình Mạnh

Trở lại câu chuyện Quốc hội cho phép 1,5% của 600.000 vụ án, tức là khoảng 9.000 vụ án, được phép sai do lỗi chủ quan, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với RFA quan điểm của ông:

“Tiết lộ của ông Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình rằng, ‘bây giờ cứ sai là bị kỷ luật hết thì lấy đâu ra người làm việc’ đã cho thấy một bức tranh quá u ám về nền tư pháp XHCN do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.

Trước nay, tuy công chúng đã hoàn toàn mất lòng tin vào hệ thống tư pháp, thế nhưng, sự tiết lộ mang tính cách công khai, chính thức của người đứng đầu ngành tư pháp vẫn khiến công chúng choáng váng. Hậu quả sẽ rất tai hại. Vì lẽ, từ nay trở đi, mọi phán quyết của tòa án trong bất kỳ vụ án nào cũng sẽ đều bị công chúng nghi ngờ về khả năng nằm trong 9000 vụ án oan sai (!?).

Hệ thống tư pháp sẽ không còn được công chúng trông cậy để ban phát công lý, công bằng nữa. Mà họ sẽ tự mình hoặc thuê các thế lực khác giúp họ. Xã hội rối loạn... Điều đó chính là hệ quả tất yếu của hệ thống đào tạo luật gia trong nước đã không đáp ứng được và cũng không có khả năng ban phát công lý, công bằng cho người dân. Bên cạnh đó, là sự xuống cấp đạo đức xã hội của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành tư pháp ở mức độ trầm trọng.”

Luật sư Mạnh cho biết, tất cả đã khiến ông hoàn toàn bi quan về mọi hoạt động của ngành tư pháp hiện nay, đến mức ông nghĩ, “xóa bàn làm lại” là giải pháp duy nhất cho ngành tư pháp nói riêng và tất cả các ngành khác trong hệ thống công quyền nói chung.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Tiêu Cà Mau
22/09/2023 12:37

Người đứng đầu ngành toà án Việt Nam -Chánh án Nguyễn Hoà Bình hôm trung tuần tháng 9/2023 nói rằng nghị quyết của Quốc hội cho phép 1,5% của 600.000 vụ án, tức là khoảng 9.000 vụ án, được phép sai do lỗi chủ quan. Ông này đưa ra biện minh rằng, vì nếu cứ sai là bị kỷ luật hết thì không lấy đâu ra người làm việc!

Cho thấy Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình được đào tạo huấn luyện trong sở thú Hồ Chí Minh nên bị nhiễm thú tính Hồ Chí Minh rất nặng mất hết tính người hạng người nầy mà làm Toà án thì những vụ án oan sai thì dân oan còn biết trong cậy vào ai, cho thấy Tổng bí thư người miền Bắc có lý luận cũng như Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng bị nhiễm thú tính Hồ Chí Minh mất hết tính người mất hết lương tri mới có thể đưa một người là dân thiến heo tộm cho lên làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cũng như Nguyễn Hòa Bình là một bằng cứng điển hình, xin dẫn chứng.

Nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Phạm Minh Chính bị nhiễm thú tính Hồ Chí Minh bị nhiểm thú tính Hồ Chí Minh, nếu là thành phần bần cố nông được đào tạo huấn luyện ở trường thiến heo thì tôi không có ý kiến, nếu là loài người thì tại sao không lên tiếng với những bản án oan sai sờ sờ ngay trước mặt cuả mình mà vẫn ngoãnh mặt làm ngơ không một vị lãnh đạo nào dám lên tiếng vậy Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng còn hy vọng gì với hạng người nhu nhược hại nước hại dân hại người vô tội vậy dân oan có cần những người lãnh đạo cũng như các vị hay không?

Cho thấy tư duy nhận thức cuả ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình quá lùn quá thấp kiến thức thu cả tên thiến heo, xin dẫn chứng ông chánh án Nguyễn Hòa Bình không phải là "thánh nhân" nên phải có sai sót, nếu thấy sai sót thì xin lỗi và sữa sai có sai cuả mình chớ không phải là kỷ luật chỉ có dân thiến heo trộm cho mới kỷ luật một người biết sửa sai, chỉ có dân thiến heo trộm chó cũng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Phạm Minh Chính mới không kỷ luật hạng người như ông dám nói rằng nghị quyết của Quốc hội đầu đường xó chợ cho phép 1,5% của 600.000 vụ án, tức là khoảng 9.000 vụ án, được phép, vậy không biết Quốc Hội bù nhìn cuả ta là người hay thú mà cho phép mức oan sai như vậy cho thấy mức độ ngu dốt xuất chúng vô học cuả Quốc Hội như thế nầy thì chỉ có nước hành nghề tay sai.

Xin dẫn chứng 2 bằng chứng điển hình Bà Hằng bị cáo buộc sử dụng 12 tài khoản mạng xã hổi để tổ chức 57 buổi livestream có nội dung xâm phạm bí mật đời tư, "xúc phạm 10 cá nhân" bao gồm một số các các sĩ, nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng trong nước.

Nhưng không hiểu vi sao bà Hằng lại bị tuyên án ba năm tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích "nhóm" của nhà nước, mắc mớ gì tới nhà nước mà cáo buộc bà Hằng theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Vậy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Toà án là người hay thú mà không hiểu Điều 331 Bộ luật Hình sự mà vụ án không hề có liên quan tới hình sự?

Còn Nguyễn Văn Chưởng không có mặt ở hiện trường sải ra vụ án thì làm sao có khả năng giết người ở cách xa tới 40 chục cây số cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng CTN Võ Văn Thưởng đã bị nhiễm độc thú tính Hồ Chí Minh rất nặng nếu không thì tại sao không kỷ luật Chánh án Trương Hoà Bình, thì xin 2 ông hãy chứng minh làm cách nào Nguyễn Văn Chưởng giết người cách xa tới 40 cây số để toàn dân khâm phục khẩu phục cái biệt tài lý luận thiến heo cuả ông.

hotapchuong
23/09/2023 10:24

"Công lý được phép sai sót đến 1,5% " ! : CHỈ CÓ THỂ CHẾ CỘNG SẢN & NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG NÔ VIỆT CỘNG MỚI CÓ LUẬT LỆ " QUÁI ĐẢN " NHƯ VẬY ! ! !

Anonymous
23/09/2023 13:53

Hệ thống chính trị và các chính khách VN vô cùng "vô cảm" trước đồng bào của mình, mặc dù luôn mồm rêu rao vì nước vì dân! Bà bộ trưởng y tế Kim Tiến cũng từng nói tỷ lệ tử vong do tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ sơ sinh ở mức vài phần trăm là chấp nhận được, nay thì ông chánh án toà án tối cao cũng nói một điều tương tự. Người lãnh đạo ở VN ngày nay như các rô bốt, không hề quan tâm đến số phận của các gia đình, của từng cá nhân, từng con người, xem người dân không khác gì vật nuôi!

Duy Hữu, USA
24/09/2023 07:33

Ừ thì, cũng chỉ vì... truyền thống " cắt mạng nhân dân " ... thà giết lầm còn hơn bỏ sót... độc địa, độc ác, độc hại... độc hướng tiến tới chủ nghĩa xã hội đỏ, xã hội đen, độc địa, độc ác, độc hại của tập đoàn đảng giặc... cắt mạng nhân dân... cờ đỏ búa liềm Việt Cộng.