Sông Mekong, Người dân đồng bằng Cửu Long phiêu bạt về đâu?
2019.02.22
Bài thứ hai trong loạt bài về sông Mekong dành cho những thay đổi xã hội rất sâu sắc tại vùng đất này, và tương lai không mấy sáng sử của cư dân vùng đất này, nếu không có gì thay đổi.
Nhà văn Khải Đơn, người có nhiều năm gắn bó với vùng đất này cho RFA bài phỏng vấn sau đây.
Nhà văn Khải Đơn: Tôi bắt đầu viết về Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) từ năm 2008 đến năm 2018, công việc chính của tôi là phóng viên Báo Tuổi Trẻ, tôi tường thuật đời sống người dân ở khu vực đó, các phóng sự xã hội. Khi tôi làm cho BBC thì tôi có mở rộng hơn, ở Thái, Lào, Cam Pu Chia, nhưng cơ bản vẫn là ĐBSCL.
Kính Hòa: Qua 10 năm như vậy thì nếu yêu cầu chị có một nhận định ngắn gọn về bắc tranh xã hội ở ĐBSCL thì chị sẽ nói gì?
Nhà văn Khải Đơn: Tôi có thể nói là cuộc sống của người dân vất vả hơn. Bởi vì những nhân vật lúc đầu tôi phỏng vấn thì họ có sinh kế rất nhỏ, như đánh cá, làm thuê làm mước ở thời điềm đó, nhưng cuộc sống của họ lúc đó đỡ vất vả hơn bây giờ. Và lúc đó số người bỏ quê hương lên Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) sống cũng ít hơn. Họ có thể được gọi là những người đi tị nạn thời tiết. Mình có thể không thấy được bức tranh lớn là có bao nhiều người đổ về thành phố lớn tìm sinh kế, nhưng số đổ về TP HCM để làm công nhân thì cực kỳ lớn vì số tiền họ kiếm ở quê hương không đủ sống nữa. Và người dân không được tham gia vào các quyết sách ảnh hưởng đến đời sống của họ, ví dụ như là nước sông sẽ như thế nào, dự đoán bao nhiêu năm nữa sẽ ra sao? Trồng lúa còn có lời không? Họ không hề biết những thứ đó.
Những đứa trẻ lớn lên không có cha mẹ bên cạnh.
-Nhà văn Khải Đơn.
Kính Hòa: Có một chuyên gia về sông Cửu Long nói với chúng tôi là có những làng quê không còn thanh niên nữa, vì đã đổ lên Sài Gòn sinh sống?
Nhà văn Khải Đơn: Năm ngoái khi tôi đi phụ chô một phóng sự của National Geographic về việc khai thác cát, tôi có đến một cù lao ở Hồng Ngự, Đồng Tháp, trong suốt một tuần ở đó tôi không gặp một người nào cở 20-30 tuổi. Tất cả đều là ông bà nuôi cháu, mà cháu thì rất nhỏ, khoảng 5, 6 tuổi. Cha mẹ của những em bé đều lên Sài Gòn hay Cần Thơ để làm công nhân. Hệ sinh thái ở đây trở nên vô cùng lệch lạc vì những đứa trẻ lớn lên không có cha mẹ bên cạnh. Ông bà thì ở một thế hệ rất xa với chúng, mà chúng sử dụng Internet rất là nhiều, cách suy nghĩ về thế giới của chúng rất là thay đổi. Đó là điều tôi thấy, đập vào mắt mình.
Kính Hòa: Có một dạo truyền thông nói rất nhiều về những thiếu nữ ĐBSCL lớn lên lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc rất nhiều. Chuyện đó bây giờ còn không?
Nhà văn Khải Đơn: Nó vẫn còn nhưng không còn nóng nhu năm 2010, lúc ấy tôi làm một phóng sự với một giáo sư người Singapore. Lúc đấy cực kỳ nhiều, đến nỗi là những người mai mối có cả những quyển catalogue để đưa sang Hàn Quốc hay Đài Loan giới thiệu, rồi họ đến Cần Thơ để giới thiệu ở một bữa ăn tối với rất đông những cô gái và những người đàn ông đó. Bây giờ thì không còn như vậy nữa, nhưng thế hệ thứ hai của những gia đình đó đã ra đời, hàng năm có những chuyến bay trực tiếp từ Đài Loan về thành phố Cần Thơ để các cô dâu đó về ăn tết.
Nó không còn rộ lên như là bạn sẽ có một tương lai rực rỡ khi bạn lấy chồng nước ngoài, nhưng nó vẫn là một lựa chọn> Mà bây giờ không chỉ là miền Tây nữa, mà cả miền Bắc, đi lấy chồng Trung Quốc chứ không phải là Đài Loan.
Họ không có sinh kế khác, họ không có lựa chọn khác trong cuộc sống.
Kính Hòa: Nhưng nếu chị nói nó không còn rộ lên nữa, thì phải chăng dù sao nó vẫn là tín hiệu tốt vì không phải là cái duy nhất mà người ta có thể làm?
Nhà văn Khải Đơn: Vâng nó là tín hiệu tốt. Nhưng ta vẫn phải nghĩ đến chuyện khác, đó là các hòn đảo mà các cô gái đã đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Bây giờ họ gửi tiền về chu cấp cho gia đình, làm giảm áp lực kinh tế cho gia đình, mà những đúa trẻ sau này phải làm. Họ cũng là những người môi giới em gái họ, con họ đi lập gia đình ở các quốc gia này.
Nó không còn là trào lưu, như ngày xưa có một ông chồng Hàn Quốc thì có thể kiếm tiền xây hẳn một căn nhà, bây giờ nó không dễ như vậy nữa, và nhiều cuộc hôn nhân diễn ra là các cô gái đó mong có cơ hội ra nước ngoài để đi làm, chứ không thể xây nhà như trước, nó không rộ lên như trước, một cái gì đó béo bở dễ kiếm nữa. Đó là vì sao nó thay đổi.
Kính Hòa: Về chuyện khai thác cát ở ĐBSCL gây ra sạt lở, chị thấy lúc này cư dân và chính quyền dọc bờ hai dòng chính của sông Cửu Long giải quyết chuyện đó như thế nào?
Họ không có sinh kế khác, họ không có lựa chọn khác trong cuộc sống.
-Nhà văn Khải Đơn.
Nhà văn Khải Đơn: Tại Hồng Ngự, Đồng Tháp, một khu vực có lịch sử khai thác cát lâu rồi thì bây giờ không còn khai thác rầm rộ nữa, bởi vì cách đây hai ba năm có một vụ án lớn xử nạn cát tặc có liên quan đến chính quyền địa phương, mà hàng loạt quan chức phải vào tù. Bây giờ không còn rầm rộ như 10 năm trước đó. Khi vụ này xử xong rồi, thì chúng tôi bắt đầu thực hiện phóng sự, thì dọc theo Hồng Ngự, Tân Châu, An Giang, thì các khu vực này bị lở không thể kiểm soát được, tới mức mà người dân họ nói phải đi vào giữa cù lao, không thể ở mé sông nữa. Dân ĐBSCL có thói quen sống ở mé sông, có nước miễn phí, mọi sinh hoạt diễn ra ở đó, nay không được như vậy nữa vì cả cái làng đó sạt lở hết.
Hồng Ngự Đồng Tháp, Tân Châu An Giang vẫn đang sạt lở, và đó là hậu quả của việc khai thá cát trước đó.
Khu vực khác gần Cần Thơ và Vĩnh Long thì xảy ra xung đột dữ dội giữa các nhóm khai thác cát và người dân địa phương. Năm ngoái báo Thanh Niên có đưa tin là người dân phải canh, thấy cát tặc đến thì đánh kẻng để dân ùa ra đuổi cát tặc đó.
Các khu vực khai thác cát thay đổi theo thời gian, hết cát họ lại đi nơi khác, dân khai thác cát nói kiếm tiền quá dễ dàng, cứ thò tay xuống nước là có tiền.
Kính Hòa: Người ta có nói việc đầu tư y tế giáo dục vào vùng này ít hơn cái nó cung cấp nhiều sản vật cho đất nước, chị thấy có đúng không?
Nhà văn Khải Đơn: Tôi không theo dõi hai vấn đề này nhưng có một cái có thể nhìn thấy rõ, đó là tất cả những người dân cảm thấy mình bị bệnh nặng, có vấn đề về sức khỏe đều lên Sài Gòn để khám. Các bệnh viện địa phương không đủ năng lực để đáp ứng vấn đề chăm sóc sức khỏe cho họ. Đó là vấn đề thấy sờ sờ trước mắt tại tất cả các bệnh viện ở TP HCM.
Anh có thể đến Viện tim ở TP HCM thì thấy những người đến xếp hàng từ 2 giờ sáng. Họ đi những chuyến xe của hãng Phương Trang. Hãng này có dịch vụ là đối với các bệnh nhân ở miền Tây thì họ có dịch vụ trung chuyển đến bệnh viện miễn phí.
Tức là số người đến khám cực kỳ nhiều, và họ phải xếp hàng từ hai giờ sáng.
Tất cả những người dân cảm thấy mình bị bệnh nặng, có vấn đề về sức khỏe đều lên Sài Gòn để khám.
-Nhà văn Khải Đơn.
Có thời gian tôi làm dịch vụ xe cấp cứu miễn phí ở An Giang. An Giang có nhiều sống rạch cù lao, họ sống rất xa, mỗi lần đi cấp cứu họ phải trả tiền rất nhiều. Những người làm từ thiện của Đạo Hòa Hảo tự động góp lúa, có xe cấp cứu chở về Sài Gòn chữa bệnh. Số tiền họ trả hàng năm là cực kỳ lớn để cho nhưng bệnh nhân này có thể được miễn phí khi đi cấp cứu.
Đó là điều tôi thấy, có nghĩa là đầu tư về y tế vào vùng này chưa tương xứng.
Kính Hòa: Người ta cũng bắt đầu nói đến ô nhiễm loại mới như là ô nhiễm không khí do những nhà máy điện chạy than như ở khu công nghiệp Trà Vinh?
Nhà văn Khải Đơn: Tháng bảy năm ngoái tôi có làm một phóng sự cho một tổ chức về ô nhiễm, tại nhà máy điện Duyên Hải, ở Trà Vinh. Thời điểm đó nhà máy này đã khắc phục được rất nhiều vấn đề. Lúc họ mới hoạt động thì khói mù mịt và người dân cực kỳ giận dữ.
Nhưng khi tôi đến thì họ nói họ đã khắc phục điều đó. Tôi chỉ thấy khói trắng chứ không phải khói đen như người dân miêu tả.
Nhưng cái làng đánh cá ở gần đó đã bỏ đi. Họ vứt nhà luôn, không được đền bù, mà nhà họ là nhà xây kiên cố. Chỉ còn hai gia đình ở đó. Tôi hỏi họ tại sao lại bỏ đi. Họ nói là gia đình có con nhỏ, mà bị bệnh phổi liên tục, hay những bệnh mà họ không biết, họ phải tốn nhiều tiền để điều trị. Họ phải đi thôi vì họ không sống được.
Điều thứ hai là làng đó là làng đánh cá, chỉ đi một chút là đến biển, nhưng không còn cá nữa. Họ phải dời đi nới khác để có thể đánh cá tiện như trước.
Người ta nói là không còn khói nữa, nhưng cái nhà mà tôi phỏng vấn vẫn rất nhiều bụi, mỗi ngày phải lau ba lần, đặc biệt là vào mùa khô.
Tôi hỏi họ là có biết trước không. Họ nói họ không biết, chỉ thấy mấy cái cột màu đỏ màu trắng dựng lên, rồi nhà máy chạy, họ hoàn toàn không có tham vấn vào chuyện đánh giá tác động môi trường.
Mấy người nuôi tôm thì nói không thể lấy nước sông nuôi tôm được nữa, vì tôm sẽ chết.
Công ty điện Duyên Hải thì nói họ sẽ cố gắng khắc phục, sẽ xử lý xỉ than. Nhưng người dân nói ngược lại, bây giờ họ phải dành nửa diện tích nuôi tôm để chứa nước mà lọc lại. Cuộc sống của họ bị ảnh hưởng rất rõ nét.
Kính Hòa: Chị có viết một quyển ký mang tên Mekong phù sa phiêu bạt. Chị có gửi gấm tâm sự gì không trong cái tựa này, vì cái chữ phiêu bạt có vẻ mang nghĩa không hy vọng lắm cho ĐB SCL?
Nhà văn Khải Đơn: Khi tôi viết tập sách đó, tôi mong sẽ thấy số phận của ĐB SCL. Giống như biến đổi khí hậu vậy, nhìn bức tranh lớn thì cũng chẳng thấy có gì nghiêm trọng lắm, nhưng nhìn từng cá nhân thì thấy có những cuộc sống đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi nững điều họ không thể quyết định được, dù nó có thể được ngăn cản.
Khi tôi viết quyển ký này thì tôi nghĩ đó là số phận của người dân ĐB SCL đang trải qua.
Khi tôi gặp nông dân Thái Lan gần các dự án thủy điện, thì tôi thấy họ biết rất rõ dự án, biết là mình sẽ phản đối hay ủng hộ. Họ biết qui trình phản đối như thế nào, ra tòa thế nào, kiện công ty thế nào. Họ không bị động.
Khi tôi gặp nông dân ĐB SCL, họ không biết gì hết.
Chỉ có những nông dân nào thưởng xuyên giúp đỡ những nhà khoa học thì biết chuyện gì đang xảy ra, ngoài ra (những người khác) không biết gì hết.
Họ không biết gì hết, họ không có quyền quyết định sinh mệnh của mình. Cuộc sống của họ có thể rơi vào bất định bất cứ lúc nào.
Tôi viết quyển này vì tôi mong ai đó, sống ở đó, biết đời sống của họ bị đe dọa như thế nào.
Kính Hòa: Xin cám ơn nhà văn Khải Đơn.