Trí thức hải ngoại gửi thư ngỏ cho chính phủ VN

Một bức thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam do 36 trí thức hải ngoại ký tên đang là đề tài chú ý của nhân sĩ trong và ngoài nước.
Mặc Lâm, BTV RFA
2011.08.30
clip_image0034-(2).jpg Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (T) chụp cùng TS Phùng Liên Đoàn
Files photo

Mặc Lâm có bài tường trình về sự kiện này qua ý kiến của các tác giả thư ngỏ, mời quý vị theo dõi.

Hiểm họa ngoại bang

Lần đầu tiên trong nhiều năm qua trí thức hải ngoại chính thức nhập cuộc với tình hình chính trị trong nước qua bức thư ngỏ gửi cho các cấp cao nhất của Việt Nam. Bức thư này tập trung 36 chữ ký của trí thức hải ngoại phân tích những lo ngại của họ về các diễn biến hổi gần đây được bức thư xác định là “hiểm họa ngoại bang”.

Bức thư ngỏ khẳng định họ hoàn toàn đồng ý với các kiến nghị của 95 trí thức trước đây vài ngày cũng nêu lên quan ngại của họ trước việc Trung Quốc ngày một dấn sâu hơn vào ý muốn áp đặt những yêu cầu phi lý về đường lưỡi bò cũng như các hoạt động gây hấn, bắt ngư dân Việt Nam tuy ngoài mặt vẫn tỏ ra mong muốn hoà bình với các nước trong đó có Việt Nam.

Tiến sĩ Vật lý nguyên tử Phùng Liên Đoàn chia sẻ lý do ông và những người ký tên vào bức thư ngỏ này, ông nói:

“Cái việc này xảy ra lần đầu cũng nhờ vài yếu tố kích thích giúp chúng tôi có căn bản giúp chúng tôi lên tiếng nói. Những kích thích đó gồm những hành vi ngang ngược của Trung Quốc, nó là chất xúc tác đoàn kết người Việt Nam, bất cứ ở đâu, bất cứ tôn giáo ngay cả bất cứ đảng phái nào đi nữa.

Bức thư này nó nói rõ rằng những người ở hải ngoại có thể đóng góp, hỗ trợ cho những ý kiến của những người trí thức ở trong nước mà họ đã nêu ra trong hai kiến nghị của họ.

GS Tạ Văn Tài

Cái thứ hai chúng tôi thấy trí thức trong nước họ làm được nhiều việc mà phương tiện của họ ít hơn chúng tôi ở bên ngoài này. Họ như cá trong chậu chim trong lồng, thành ra mình thấy anh em trong nứơc làm đựơc như vậy thì đây là cơ hội người Việt Nam nên chung một lòng, một ý tưởng mà tấm lòng đó, ý tưởng đó là phải nghĩ tới mười, hai mươi hay hàng trăm năm sau, làm cách nào để duy trì độc lập tự do hạnh phúc cho nước Việt Nam.”

Trong một đoạn dẫn nhập bức thư ngỏ ghi rõ do chính quyền tỏ ra lúng túng trước các đòn thâm độc của Trung Quốc là nguyên nhân chính xuất hiện bức thư ngỏ này:

“Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam.

Nhưng trong thời gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.”

Hỗ trợ trí thức trong nước

Từ trước tới nay hầu như chưa khi nào trí thức tập hợp đông đảo trên một bức thư chung góp ý với chính quyền về một vấn đề có liên quan đến chính trị như bức thư này.

Hoi-Nghi-Viet-Kieu-250.jpg
Nhiều trí thức hải ngoại về dự Hội Nghị Người VN ở Nước Ngoài tổ chức tại VN năm 2009. Photo courtesy of dankeu.com
Nhiều trí thức hải ngoại về dự Hội Nghị Người VN ở Nước Ngoài tổ chức tại VN năm 2009. Photo courtesy of dankeu.com
Rất nhiều hàng rào ngăn cách họ với chính quyền Việt Nam. Trong các trở ngại đó điều làm họ e ngại nhất chính là dư luận kiều bào nơi họ định cư. Sự trăn trở cho đất nước chưa thể công khai trên phương tiện truyền thông bởi lẽ những chống đối, chỉ trích chừng như luôn sẵn sàng cho bất cứ những nỗ lực nào nhằm giúp sức cho chính quyền.

Giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên luật sư tại tiểu bang Massachussets, nguyên Giảng sư Luật đại học Harvard cho biết lý do tại sao ông ký tên vào bức thư ngỏ mà không sợ cộng đồng chỉ trích, ông nói:

“Đối với dư luận của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại từ xưa đến nay tôi đã có lập trường rất rõ rệt là mình đứng bên ngoài mình không thể làm gì nhiều được. Chỉ có thể hỗ trợ được cho những người có khuynh hướng cải cách bên Việt Nam.

Bức thư này nó nói rõ rằng những người ở hải ngoại có thể đóng góp, hỗ trợ cho những ý kiến của những người trí thức ở trong nước mà họ đã nêu ra trong hai kiến nghị của họ. Chúng tôi dùng chữ “thư ngỏ” chứ không phải kiến nghị, bởi vì muốn giữ tư thế độc lập không phải là “xin cho” cũng như hải ngoại hay mỉa mai những chữ như “kiến nghị”. Chúng tôi cẩn thận dùng chữ thư ngỏ gửi chính quyền Việt Nam, cái tư thế chúng tôi là như vậy nên chúng tôi không sợ bị chỉ trích.”

Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam.

Trích thư ngỏ

Dư luận từ nhiều năm qua vẫn cho rằng đối với trong nước, trí thức hải ngoại vừa được kính trọng vừa bị dè chừng, với một thái độ khó hoà nhập như với người lạ. Tuy hai bên vẫn nói tiếng Việt nhưng suy nghĩ, làm việc, thái độ không nằm chung một phía. Cách biệt này như thuỷ triều, chỉ có thể kéo một ít rác rưởi của tư duy lỗi thời nhưng không thể là sóng lớn đánh tan những chướng ngại nằm sâu trong tiềm thức của những cỗ xe chỉ thích sử dụng sức kéo của loài vật hơn là nhiên liệu mà thế giới vẫn dùng.

Bức thư ngỏ có đoạn nêu rõ về sự thật này với những chi tiết khá mạnh mẽ như sau:

“Có hai nguyên nhân chính: thứ nhất, cơ chế chính quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do chính Nhà nước đề ra; thứ hai, sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.

Mặc dù chính quyền kêu gọi trong nhiều năm, sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước “chuyển giao công nghệ” chỉ trong vòng 500 lượt người trên con số hơn 300.000 trí thức.” 

Mong được lắng nghe

Viet-kieu-baodat-viet-250.jpg
Việt kiều về ăn Tết qua cửa khẩu TSN. Photo courtesy of baodatviet
Việt kiều về ăn Tết qua cửa khẩu TSN. Photo courtesy of baodatviet
Bức thư trực tiếp đề nghị lãnh đạo đất nước phải thực hiện 4 việc cốt yếu ngay từ bây giờ để kéo lại niềm tin của dân chúng. Đó là vận dụng sức mạnh quốc tế qua tổ chức ASEAN mà Việt Nam là một thành viên và nhất là tập trung sức mạnh của toàn dân cả trong lẫn ngoài nứơc để chống lại những đòn phép từ Trung Quốc.

Với Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn thì việc ký tên vào bức thư ngỏ không phải là việc làm hình thức vì theo ông trong thời gian gần đây nhà nước đã có những động thái hợp tác với trí thức tuy còn khá khiêm tốn. Bức thư ngỏ theo ông sẽ là một nhịp cầu nối liền trí thức với những người lãnh đạo chịu lắng nghe, ông nói:

“Chúng tôi cũng có hy vọng đôi chút bởi vì tình thế đã thay đổi đi rồi. Mười năm về trước thì hoàn toàn không hy vọng gì nhưng càng ngày chúng tôi thấy tự do trong nước nó có vẻ nới rộng ra. Những người trong chính quyền, những người chủ chốt ở cấp nhà nước, cũng như những người trước kia ở địa vị rất lớn như chủ tịch quốc hội họ cũng đều đồng lòng suy nghĩ như vậy cả.

Chúng tôi hy vọng tiếng nói của chúng tôi, đồng ý và ủng hộ những người trong nước cũng là những tiếng vọng lên cho người lãnh đạo hiểu.

TS Phùng Liên Đoàn

Chúng tôi thấy chính phủ có những khó khăn riêng của họ nhưng chúng tôi không bao giờ coi thường những khó khăn đó. Chúng tôi hy vọng tiếng nói của chúng tôi, đồng ý và ủng hộ những người trong nước cũng là những tiếng vọng lên cho người lãnh đạo hiểu.

Vừa rồi họ cũng gặp một vài người ký tên trong nước, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm như vậy nên chúng tôi thấy rằng đã có ảnh hưởng tới nhà lãnh đạo đó.”

Qua hàng chục thư kiến nghị của trí thức trong nước đối với nhiều vấn đề thời sự, hình như sự phản hồi của nhà nước rất ít và nếu có chỉ là hình thức. Hành động lừng khừng này chưa cho phép trí thức tin tưởng vào nỗ lực của họ được chú ý và lắng nghe. Bức thư ngỏ lần này của trí thức hải ngoại như một chiều kích khác, góp sức với trí thức trong nước đẩy cỗ xe điều hành chính sách tăng lực trước những vấn nạn mà dân tộc đang đối đầu, đặc biệt là phải trực diện một lần nữa mối họa ngoại xâm tràn về từ phương Bắc.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
30/08/2011 18:04

toi rat tu hao ve nguoi Viet chung ta .tu thoi xa xua CHUNG QUOC da luon muon xam chiem nuoc ta.toi duoc biet nam 79 chung cung dinh thon tinh ta ,nhung do doi ngoai cua chung ta tot nen chung bi ban be quoc te chi chich nen phai dut quan. nhung theo toi nghi cho du chung co tien vao den BAC GIANG va CAO BANG di nua thi cung ko lam ji duoc ta .chung ta co chien thuat vuon ko nha trong tu sua roi.chung co vao thi cung chet mon thoi. chung ta co lich su rat tu hao la bi chien tranh va do ho hang nghin nam ma van danh lai duoc tu do va doc lap. toi hi vong trong trong moi chung ta ,du la trong nuoc hay kieu bao o nuoc ngoai thi ta van tu hao trong nguoi chung ta dong mau viet van dang hung huc tuon chay.

Anonymous
30/08/2011 15:13

Chống ngoại bang, giành độc lập, chủ quyền thì từ xưa đến nay toàn dân đều đoàn kết thống nhất. Nhưng phải tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh nội lực đó mới là cách để bảo vệ Tổ quốc lâu dài. Các nước lớn chẳng ai giúp mình cả, họ đặt quyền lợi của họ lên trên hết. Khi đã dàn xếp với nhau họ sẳn sàng bán đứng mình ( Ví dụ Hoàng Sa 1974, Hải Quân Hoa Kỳ có thể ngăn chặng TQ xâm lược. Sao họ không giúp VNCH làm chuyện đó?). Ở hải ngoại, mọi người đều quan tâm về Tổ quốc là quá hạnh phúc cho dân tộc VN. Nhưng vấn đề biển đảo là bài toán cân não cho các nhà chính trị dân tộc Việt, không thể tuỳ tiện nói và làm là được, nhưng mục tiêu là phải giữ độc lập chủ quyền; đừng nên so sách VN với Libia hay Iraq, Bắc Hàn...nên nhớ dân tộc Việt hoàn toàn khác!

Anonymous
31/08/2011 01:38

Quy vi chua hieu gi ve Cong San, nhat la Cong San Viet Nam. Den bay gio ma con "thu ngo"thi that la dieu ao vong.But ma di noi chuyen voi phu thuy thi chang doi nao nen chuyen duoc. Long thanh cua qui vi dat khong dung cho.

Anonymous
04/09/2011 15:07

80 triệu dân Việt nam thà tự nguyện sát nhập vào Hoa kỳ để tự do và phát triển giàu mạnh còn hơn "giao trứng cho ác" cho Trung quốc để chúng thao túng cướp đất,biển tài nguyên biến Việt nam làm nô lệ dưới sự tiếp tay của Cộng sản Việt nam.

Anonymous
30/08/2011 20:57

Không biết đảng có tiếp thu không, bởi vì các trí thức trong nước cũng đã góp ý. Khi đảng đã tự nhận mình là đỉnh cao trí tuệ thì việc ý kiến của người khác đưa ra xem xét công khai là hiếm hoi. Vừa rồi người yêu nước biểu tình còn bị quy cụp phản động, không khéo các trí thức hải ngoại từng bị nghi ngờ thì có thể bị quy chụp phản động.

Anonymous
30/08/2011 14:58

Theo tôi nghỉ những lời nói của bức thư ngõ mà các nhà tri thức đưa ra không phải là vô cớ ,nhưng chúng ta cần phải xem xét và cân nhắc thật kỷ khi có 1 hành động nào hay một phản hồi nào

Anonymous
04/09/2011 14:48

Cộng Sản Trung quốc,Việt nam là đồng môn phái là độc tài,đã ăn sâu vào tiềm thức chóp bu CSVN chúng chia sẽ quyền lợi với nhau trên quan điểm tư tưởng Cộng sản cần phải tồn tại và bao che lẩn nhau,Cộng sản căm thù trí thức.Đối với Hoa kỳ chỉ là lấy lệ và lường gạt thiện chí của Hoa kỳ có lợi cho chúng,vì Hoa kỳ là dân chủ,đối với Cộng sản là điều cấm kỵ trở ngại ảnh hưởng đến sự tồn tại và đặc quyền đặc lợi của chúng.Rất nhứt trí là Trí thức cần phải có tổ chức hướng dẩn và đoàn kết toàn dân,hoặc mai mới chận đứng âm mưu đe hèn bán nước của CSVN tai sai của Trung quốc.

Anonymous
30/08/2011 14:34

Bố khỉ , trí thức và tiến sĩ giấy ở VN nhiều hơn highschool graduated ở Mỹ trong 1 năm, !

Anonymous
30/08/2011 14:37

Bọn trí thức như tụi bay là đồ phản động.
Chính phủ việt nam thừa sức để giải quyết vấn đề trên biển đông và nội bộ của họ, không cần cán ông xn vào

Anonymous
30/08/2011 19:29

can phai ro giang kien quyet ve chu quyen ;doi voi trung quoc bat ke nuoc nao qan he hop tac deu phai canh giac;viet nen hop toan den voi cac nuoc manh xong phang va vo tu nhat hien nay voi cong uoc quoc te ;neu can nato ta cung phai quan he de bao ve chu quyen ;rieng trung quoc la nuoc to lon nhung rat hen mon va tieu nhan ngan doi khong nhung cua viet nam ma con nhieu nuoc tren the gioi

Anonymous
30/08/2011 16:18

Đồng bào Việt Nam ta ở trong nước cũng như ngoài nước đều yêu nước nồng nàn và căm thù giặc (cá biệt cũng có kẻ phản bội Tổ Quốc, ở nước nào cũng có). những nhân sĩ trí thức, nông dân, công nhân... đang ngày đêm hăng say sản xuất làm ra nhiều của cải, giữ bình yên cho nhân dân, hiến kế với chính phủ về an sinh xã hội, về phát triển kinh tế xã hội, về quốc phòng an ninh giữ vững chủ quyền Độc lập- Tự do- Hạnh phúc là người yêu nước nhất. chúng ta hãy làm những gì để đồng hương ta ở đó và bà con nước sở tại đoàn kết đứng về chính nghĩa ủng hộ chính phủ, ủng hộ nhân dân ta. đồng thuận đồng sức đồng lòng tạo nên sức mạnh vô địch, chắc chắn nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước. lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là cơ sở vững chắc của chúng ta tin tưởng vào tương lai.

Anonymous
30/08/2011 14:57

Tôi là thính rả thường xuyên nghe dai RFA. Cảm ơn đài đã cho tôi biết những thông tin nhanh, sự kiện mới, mong đài là một thông tin tuyên chuyền người Việt Nam cả trong và ngoài nước hiểu rõ âm mưu của Trung Quốc một đất nước đang muốn bá chủ toàn cầu, miệng nói là tình hữu nghị anh em nhưng tay lại vô lấy. Tôi là một cựu quân nhân hiện đã xuất ngũ nhưng nếu sảy ra chiến tranh sẵn sàng tiếp tục lên đường chiến đấu để bảo vệ hòa bình.

Anonymous
30/08/2011 15:13

rat mong cac ban du tai ve lam lanh dao

Anonymous
01/09/2011 04:41

Dan gay tai trau!!!

Anonymous
02/09/2011 13:48

mong la tot dep

Anonymous
30/08/2011 16:12

nÓI VỚI NỮNG NGƯỜI KHÔNG MUỐN NGHE THÌ NÓI CHI MÕI MIỆNG. hÃY TÌM CÁCH CỨU LẤY DÂN VIỆT VÀ NƯỚC VIỆT (KỂ CẢ BẰNG VŨ TRANG) BỚT NÓI HÃY LÀM ĐI.