Tiếp tục các tranh luận xung quanh dự án bauxite Tây Nguyên
2009.05.12

Trong khi những lời phản biện vẫn tiếp tục cất lên qua nhiều phương tiện truyền thông khác, thì trên báo chí do Nhà nước kiểm soát người ta thấy những bài đả kích nặng nề các quan điểm phản biện, có lúc còn nêu trách nhiệm chính trị của những người thuộc phía đó.
Kết luận của Bộ Chính trị
Sau khi bản thông báo về kết luận của bộ chính trị được phổ biến, trên báo chí tại Việt Nam không còn thấy những lập luận, quan điểm phản biện được đăng tải khá rộng rãi như trước đây.
Những bài báo sau ngày 24 tháng tư liên quan đến vấn đề này gồm những lời hoan nghênh và ca tụng cơ quan đầu não đảng Cộng sản Việt Nam về việc đã lắng nghe ý kiến phản biện, thận trọng cân nhắc mọi khía cạnh của vấn đề, từ môi trường, lao động, hiệu quả kinh tế đến cả quốc phòng.
Trên mặt
báo cũng có những ý kiến được gọi là tích cực của một số người ký tên trong bản kiến nghị mà đã nêu lên những mối phương hại lớn lao cho quốc gia
trong nhiều lĩnh vực, do
kế hoạch khai thác
bauxit ở Tây nguyên gây ra.
Tiếp thu ý kiến các nhà lãnh đạo lão thành và khoa học, nghị quyết rất đầy đủ, đáp ứng được những nguyện vọng mà chúng tôi băn khoăn.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng
Trên những phương tịên truyền thông khác ngoài hệ thống do Nhà nước kiểm soát ở Việt Nam, một số nhân vật trong giới thức giả ký tên trong kiến nghị cũng ngỏ ý hy vọng động thái của bộ chính trị có thể đưa lại những diễn tiến mới cho kế hoạch khai thác bauxít.
Nhân vật trước đây từng viết trên báo trong nước nhiều bài nghiên cứu về kế hoạch này, được sự chú ý của nhiều giới, ông Nguyễn Trung, trả lời đài Á Châu Tự Do: “Thông cáo của bộ chính trị nói lên rất rõ điều này, và đó là sự lắng nghe tốt.”
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng tỏ ý lạc quan hơn thế: “Tiếp thu ý kiến các nhà lãnh đạo lão thành và khoa học, nghị quyết rất đầy đủ, đáp ứng được những nguyện vọng mà chúng tôi băn khoăn...”
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì cho là công việc phản biện vẫn cần được tiếp tục: “Chưa hợp đồng mà người nước ngoài đã vào rồi. Tôi nghĩ 15 người trong bộ chính trị có sơ xuất, và tiếng nói phản ánh ý kiến người dân cần được tiếp tục.”
Phản ứng của dư luận
Công luận
của người Việt nước ngoài sôi nổi những ý kiến nặng nề lên án đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, gọi hành động ký
kết cho Trung Quốc khai
thác bauxít là hành vi bán nước.
Chưa hợp đồng mà người nước ngoài đã vào rồi. Tôi nghĩ 15 người trong bộ chính trị có sơ xuất, và tiếng nói phản ánh ý kiến người dân cần được tiếp tục.
GS Nguyễn Huệ Chi
Riêng về bản thông báo kết luận của bộ chính trị, cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà báo Bùi Tín, nói rằng việc này chỉ nhắm xoa dịu dư luận trong khi họ không thể ngưng các dự án khai thác bauxít ở Tây nguyên.
Ông Bùi Tín còn cho rằng đang có cả một đợt phản kích mạnh mẽ được tung lên các phương tiện truyền thông chính thống, hỗ trợ cho văn bản của bộ chính trị:
Ba bài này đã chụp mũ cho các nhà khoa học là không nắm được tình hình gì cả, kiến nghị và thư gửi Quốc hội không có tính chất xây dựng, chịu ảnh hửơng của bọn phản động ở nước ngoài cho nên đã có những kết luận không thực tế, hiềm khích và thổi phồng lên, dựng chuyện.
Bộ công thương còn kêu gọi bộ truyền thông huy động báo chí vào cuộc để khắc phục, răn đe các trí thức đã lầm lẫn ký vào kiến nghị, cái kiến nghị mang tính chất mị dân và không đứng đắn.”
Gần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trả lời cử tri Hà Nội rằng dự án bauxit Tây nguyên không đủ lớn để Quốc hội phải giám sát. Nhà báo Bùi Tín cho rằng điều đó chứng tỏ giới lãnh đạo đảng không muốn Quốc hội bàn luận về vấn đề này, nhưng Quốc hội sẽ đưa vấn đề vào nghị trình.
Thêm nữa, Hội nghị trung ương đảng sắp tới cũng sẽ sôi nổi vì kế hoạch khai thác bauxít ở Tây nguyên. Ông Bùi Tín viện dẫn thông tin riêng trong nước, nói về hoạt động của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, cùng với ý nghĩa của cuộc tranh đấu giữa giới thức giả trong nước với đảng và Nhà nước Việt Nam:
“Theo
tôi được biết và các bạn tôi ở Hà Nội điện sang cho biết, thì họ đã thành lập một nhóm, nhóm
lãnh đạo của đảng, một cellule de
cris, để lãnh đạo mọi thứ để thoát khỏi cái họ gọi là cuộc khủng hoảng của đảng hiện nay, là vấp phải hiểm hoạ bị nhân dân phản đố.
Tôi nghĩ cuộc chiến đấu này là một đột phá, đụng đến cung cách cầm quyền của Đảng. Đảng có tôn trọng Quốc hội hay không, có thực hiện đúng là nghe các trí thức hay không?
Cựu Đại tá Bùi Tín
(Nhóm này) Do ông Nông Đức Mạnh cầm đầu, có ông (Thủ tướng) Dũng, người đã sang Trung Quốc năm ngoái, trót cam kết những điều đó rồi. Rồi có Bộ trưởng bộ Công thương, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, báo Nhân dân vân vân... để giải quyết vấn đề này, để quyết vượt qua phiên họp của Quốc hội sắp đến, bắt đầu ngày 20 tháng 5.
Cho
nên tôi nghĩ là hai bên đang căng thẳng với nhau, đọ sức với nhau. Các nhà trí thức vẫn bám trụ lập trừơng vững chắc của mình, vì tự tin ở lòng yêu nước, tự tin ở trình độ, ở kinh nghiệm và thực tế. Phía
bên kia, bộ chính trị, thì tự tin ở quyền lực, tự tin cả ở bộ máy đàn áp.
Cho nên tháng năm này sẽ có vịêc rất quyết định. Và cụôc chiến đấu này còn tiếp tục đến tận cuối năm, nhân cuộc họp của trung ương đảng, cũng sẽ đưa ra bàn nữa.
Ý của ông Nguyễn Phú Trọng là định thu hẹp lại, không để cho Quốc hội bàn, nói là không thuộc thẩm quyền giám sát. Nhưng hiện nay tôi nghĩ là có nhiều đại biểu Quốc hội như ông Nguyễn Minh Thuyết đã chuẩn bị, ông Dương Trung Quốc cũng có thể tiếp tục chuẩn bị để lên tiếng trong Quốc hội một cách rõ ràng. Cho nên cuộc đọ sức này vẫn chưa ngã ngũ, sẽ tìếp tục. Các khả năng đều còn có thể có.
Tôi nghĩ cuộc chiến đấu này là một đột phá, đụng đến cung cách cầm quyền của Đảng. Đảng có tôn trọng Quốc hội hay không, có thực hiện đúng là nghe các trí thức hay không, hay là chụp mũ rồi cách ly họ, phê phán họ, đi đến chỗ dùng bạo lực để trừng phạt họ.”