Chương trình Tri ân thương phế binh VNCH chấm dứt sau 12 năm

RFA
2024.04.18
Chương trình Tri ân thương phế binh VNCH chấm dứt sau 12 năm Các thương phế binh VNCH trong một cuộc họp mặt tri ân trước đây
Tin Mừng Cho Người Nghèo

Chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB VNCH) kéo dài mười hai năm qua ở Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã tuyên bố dừng hoạt động, một số người từng tham gia tổ chức cho rằng đây là hậu quả của sức ép liên tục từ chính quyền.

Chương trình có mục tiêu “xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh và góp phần đề cao phẩm giá của những người lính VNCH một thời đã cống hiến cho đất nước” như đánh giá của một linh mục Công giáo, đã bị buộc dừng hoạt động từ tuần trước, ngay trước kỷ niệm 49 năm ngày 30/4.

Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ- tu sĩ thuộc giáo xứ Cần Giờ (huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh), người phụ trách chương trình từ năm 2019 tới nay, ngày 07/4 thông báo “tm ngưng công vic này để tp trung cho svmi, không tiếp nhận hồ sơ mới và đề nghị các nhà hảo tâm không gửi tiền về cho ban tổ chức.

Một linh mục từng phụ trách chương trình không muốn công khai danh tính, cho biết lý do chính của việc này là thiếu nhân sự và địa điểm tổ chức, đặc biệt là sự “quan tâm” của an ninh.

Các cha trước đây tham gia chương trình này hin đã được thuyên chuyn nhiu nơi, không thun tin để tiếp tc cng tác vi chương trình. Bên cnh đó, chương trình cũng gp khó khăn trong vic tìm địa đim tchc.

Đặc bit năm nay chương trình nhn được squan tâm rt đặc bitca an ninh. Tcác linh mc đến các thin nguyn viên, đều b an ninh mi làm vic. Các thin nguyn viên gặp nhiu áp lc, nhiu ln b an ninh câu lưu khi đi trao quà, và hu hết bbuc phi cam kết không được tiếp tc tham gia.”

Vị linh mục này nói rằng “Chương trình Tri ân TPB VNCH” sẽ chấm dứt từ đây, và DCCT có thể có chương trình thiện nguyện khác nhưng sẽ không có hai từ “tri ân” và “VNCH” vì chính quyền không muốn nhắc đến chính thể VNCH cũng như chuyện phân biệt đối xử với người lính của chế độ cũ.

Bắt đầu từ chùa Liên Trì

Chương trình tri ân các thương phế binh của chế độ cũ bắt đầu từ năm 2008, với quy mô nhỏ và chỉ đơn giản là mời cơm, tặng quà cho các ông TPB VNCH sinh sống ở Sài Gòn. Hoà thượng Thích Không Tánh - cựu Tổng vụ trưởng Tổng vụ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hồi tưởng lại:

Tng vtthin xã hi ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht mà có ttrước 1975 cũng hay làm tthin cu trnn nhân thiên tai min Trung và Đồng bng sông Cu Long. Vn đề cu trTPB VNCH cũng vy thôi, trong tinh thn nhân ái, chkhông có mt ý gì khác.”

Ông cho biết ban đầu chùa Liên Trì do ông trụ trì chỉ trợ giúp được vài chục TPB, không theo lịch trình cụ thể mà chỉ thực hiện mỗi khi nhận được đóng góp.

Khi chương trình được nhiều người Việt ở hải ngoại biết đến, số người gửi tiền đóng góp nhiều hơn và số TPB đến với chương trình cũng tăng dần, có thời điểm lên đến 250 TPB.

Do nhà chùa không đủ sức tổ chức, năm 2012, Hoà thượng Thích Không Tánh đã mượn khuôn viên Nhà thờ Kỳ Đồng (quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) của Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Sài Gòn để tổ chức.

Sau khi nhận thấy các linh mục và thiện nguyện viên làm tốt công việc này, vị Hoà thượng đã chuyển giao lại quỹ và danh sách TPB cho nhà thờ tiếp tục thực hiện.

Đến DCCT Sài Gòn

Screenshot 2024-04-18 at 08.40.19.png

Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành trong một buổi tri ân TPB (Viettin.de)

Chương trình từ đó được các linh mục thuộc Phòng Công lý và Hòa Bình - DCCT Sài Gòn tổ chức một cách bài bản hơn mang tên "Tri ân TPB VNCH - Bên nhau đi nốt cuộc đời." Số TPB đăng ký tham gia có lúc vượt quá 6.000 người.

Ban tổ chức quy tụ hàng ngàn ông mỗi dịp tết Nguyên Đán ở Nhà thờ Kỳ Đồng (Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp), chia ra trong nhiều ngày và trao quà là tiền mặt có khi lên đến ba triệu đồng.

Các cựu lính chiến năm xưa thân thể không còn nguyên vẹn được các thiện nguyện viên tầm soát sức khỏe, được ban tổ chức tôn vinh về sự đóng góp của họ trong chế độ cũ, và được thưởng thức chương trình ca hát với những nhạc phẩm được sáng tác ở miền Nam trước năm 1975, cũng như chia sẻ kỷ niệm thời quân ngũ và hoàn cảnh bị thương tật.  

Đối với các TPB ở quá xa và không thể về Sài Gòn để tham dự, chương trình gửi quà đến tận nhà cho họ.

Ngoài ra, các ông còn được tặng xe lăn, chân giả, kính lão, bảo hiểm sức khoẻ.... đối với các ông mắc bệnh nặng được đưa thăm khám ở bệnh viện chuyên khoa và được giúp một phần kinh phí chữa bệnh, được thực hiện quanh năm.

DCCT Sài Gòn cũng mua đất xây nhà trọ ở khu Vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình cho một số ông TPB cơ nhỡ tạm trú, tuy nhiên sau đó nhà trọ này bị đập cùng với vụ cưỡng chế khu đất năm 2019.

Nhiều linh mục của DCCT như Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại, Lê Xuân Lộc, Hồ Đắc Tâm, và sau này là Giuse Trương Hoàng Vũ tham gia tích cực và là những nhân tố chủ chốt của phong trào dưới thời của Giám tỉnh DCCT Việt Nam - linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành.

Tuy nhiên, sau khi ông rời chức vụ năm 2015, linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích kế nhiệm, chương trình tri ân bị gián đoạn.

Nhiều linh mục chủ chốt của chương trình này lần lượt được thuyên chuyển thực hiện sứ vụ ở các nơi khác, như linh mục Lê Xuân Lộc được đưa đi Hàn Quốc, linh mục Lê Ngọc Thanh được phân công về một vùng xa ở miền Tây, còn linh mục Đinh Hữu Thoại được đưa đi miền Trung.

Các linh mục như Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại, và Trương Hoàng Vũ bị cấm xuất cảnh vì các hành động cổ suý cho dân chủ và nhân quyền bên cạnh việc tham gia vào chương trình tri ân TPB.

Năm 2019, linh mục Hồ Đắc Tâm, chánh xứ Cần Giờ tuyên bố phục hoạt chương trình. Tuy nhiên, sau đó ông được điều chuyển đi làm mục vụ lưu động ở Tây Nguyên và linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ sau đó phụ trách đến nay.

Cơ quan an ninh "quan tâm đặc biệt" chương trình tri ân

Kể từ năm 2019, chương trình không thể tổ chức kiểu quy tụ quy mô lớn như ở Sài Gòn trước đây, do không gian và quãng đường đi đến Cần Giờ không thuận tiện, linh mục phụ trách chọn cách đi đến tận nơi thăm viếng các TPB VNCH.

Một vị linh mục khác cũng không muốn nêu danh tính cho biết từ năm này, DCCT có hai chương trình, một là trợ giúp thương phế binh VNCH tổ chức ở Nhà thờ Kỳ Đồng, một là chương trình Tri ân TPB VNCH với châm ngôn “Bên nhau đi nốt cuộc đời.”

Điều kỳ lạ theo ông là chương trình tri ân luôn bị cơ quan an ninh đánh phá, sách nhiễu đến nỗi phải chấm dứt vào đầu tháng này.

Ông cho rằng chính quyền không muốn việc tri ân tiếp diễn vì sợ “các thế lực nước ngoài lợi dụng để phục hồi VNCH.”

Ông cho biết việc các thiện nguyện viên bị đàn áp là lý do chương trình bị ngừng và mong các TPB thông cảm cho những người tổ chức. 

Nhng người tng ha vi các ông TPB VNCH Bên nhau đi nt cuc đờicm thy có li vì lc bt tòng tâm, mun đồng hành vi các mnh đời đau khnhưng không đành lòng nhìn các thin nguyn viên và gia đình hbsách nhiu khc lit và không thcó cuc sng bình yên.”

Trong khi đó, tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Nhà thờ Kỳ Đồng) vẫn còn chương trình "trợ giúp TPB VNCH" được tổ chức từ năm 2019 với các hoạt động như: tổ chức khám bệnh, phát thuốc, phục vụ bữa ăn và quà trao tay cho từ 200-400 ông mỗi đợt, nhưng không có băng rôn và sân khấu như trước.

TPB Võ Hồng Sơn, một người ở Sài Gòn và tham gia chương trình “Bên nhau đi nốt cuộc đời” trong nhiều năm qua, nói rằng ông hoàn toàn không biết về sự kiện này. Ông cho hay nếu là chương trình dành cho TPB thì ông và nhiều người quen biết sẽ được thông báo.

Tiếc nuối

Screenshot 2024-04-18 at 08.45.46.png

Chương trình tri ân năm 2019 (Báo Mai)

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên cùng chồng là cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú là thiện nguyện viên của chương trình Tri ân TPB VNCH trong nhiều năm trước khi sang định cư tại Hoa Kỳ năm ngoái.

Bà chia sẻ tâm trạng của mình với RFA trong ngày 16/4:

Rt là bun và cm thy ut c, ti thân mc dù mình không phi là thương phế binh hay là người nhà ca thương phế binh vì tôi đã tham dnhng bui như vy, nhng bui tri ân hay là nhng bui cui năm gi là ‘Bên nhau đi nt cuc đờirt là cm động và rt là ý nghĩa. Đó là sliên đới, tình bác ái.”

Bà suy đoán sắp đến dịp kỷ niệm 50 năm ngày chính quyền cộng sản ở Hà Nội hoàn thành việc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam nên họ đặt mục tiêu là phải xóa bỏ hoàn toàn những gì liên quan đến VNCH và gây sức ép để buộc những người thực hiện chương trình tri ân TPB phải chấm dứt hoạt động tri ân này.

Ông Lê Quý, 70 tuổi, từng là lính của Sư đoàn 3 bộ binh của Quân lực VNCH, bị thương cụt cả hai chân năm 1974.

Sau năm 1975, ông làm đủ nghề để kiếm sống từ đan lát cho đến bán vé số. Ông tham dự chương trình tri ân các cựu lính chiến trong sáu năm qua, có năm đến tận Giáo xứ Cần Giờ để tham dự nhưng cũng có năm ông không đến thì chương trình gửi quà về tận nhà ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông nói với phóng viên RFA hôm 18/4:

Chương trình này rt nhân văn, bi vì chúng tôi là người tàn tt, bmt phn thân mình chiến trường. Nhưng không may mình là người ca bên chiến bi, bây gicuc sng có nhiu khó khăn nhưng được chương trình giúp đỡ nên rt biết ơn các cha.

Mi mt mùa xuân chúng tôi nhn được món quà ca chương trình, thì mùa xuân đó ấm áp hơn. Đó là tình yêu thương ca các ân nhân đã giúp đỡ. Gichương trình không còn na thì cũng bun, bun lm.”

TPB Võ Hồng Sơn, 76 tuổi, là cựu quân nhân của Tiểu đoàn 9, Sư đoàn nhảy dù. Ông bị cụt chân trái và đầu gối phải bị thương hồi tháng 8/1974.

Đối với ông, bên cạnh việc nhận được trợ giúp tài chính, chương trình còn là nguồn động viên tinh thần. Ông nói:

Chương trình tri ân cũng giúp đỡ kh. Mt năm gn đến dp Tết chú không có tin, nhtin trgiúp đó mà ti chú mi có chi tr, sinh hot gia đình và ca cá nhân đỡ kh.

Hp mt để gp nhau đỡ chút, anh em còn được gp nhau tay bt mt mng.”

Về thông tin chương trình tri ân bị buộc phải dừng, ông nói:

Cũng bun. Có thì mình đỡ chút, gikhông có na thì mình cũng chu thôi.”

Ông cũng cho biết cách đây hai năm, sau khi tham dự chương trình về, cơ quan an ninh đưa ông về Phường 9 (Quận 3) tra khảo và buộc phải viết cam kết không được tham dự nữa, nhưng ông vẫn tham gia bình thường.

Bình luận về việc chương trình bị dừng, Hoà thượng Thích Không Tánh nói:

Nếu như phía nhà nước hay phía Giáo hi không đồng ý vi vic làm ca quý linh mc làm cái an sinh tthin này thì tôi nghĩ rng nên suy nghĩ li bi vì tinh thn ca quý vlàm an sinh, tthin đó là rt là nhân đạo và đạo đức thôi.”

Phóng viên có gửi email cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam để hỏi thông tin về chương trình Tri ân TPB nhưng chưa nhận được phản hồi.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
18/04/2024 12:07

Hãy trả về cho vua Caesar những gì thuộc về vua Ceasar... Hãy trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.
Hãy cất gươm đi vì kẻ nào chơi gươm sẽ chết vì gươm... Đức Chúa Giêsu Cứu the đã phán như thê cho muôn dân, muôn đời qua.

Hãy cất gươm Việt Công đi, gươm bạo động, bạo lực, bạo quyền, bạo chúa... luật rừng, dao búa, rừng luật Búa Liềm Việt Cộng. Kẻ nào chơi gươm Việt Cộng, sẽ chết vì gươm Việt Cộng, bạo động, bạo lực, bạo quyền, bạo chúa, luật rừng Búa Liềm Việt Cộng.

Hãy trả cho vua đảng, đảng vua Việt Cộng... vua ăn cướp... những thì thuộc về vua đảng, đảng vua Việt Cộng... toàn đồ ăn cướp.

Hãy trả cho các giáo dân, giáo sĩ, giáo hội của các tôn giáo những gì thuộc về các giáo dân, giáo sĩ, giáo hội của các tôn giáo,
tinh thần tôn trọng Sự Thật và Tình Thương, tinh người, tình gia đinh, tình dân tộc, tình Bác ái, lòng Từ bi, vì Công Lý và Hòa Bình.

Tiêu Cà Mau
18/04/2024 12:35

Điều kỳ lạ theo ông là chương trình tri ân luôn bị cơ quan an ninh đánh phá, sách nhiễu đến nỗi phải chấm dứt vào đầu tháng này.

Ông cho rằng chính quyền không muốn việc tri ân tiếp diễn vì sợ “các thế lực nước ngoài lợi dụng để phục hồi VNCH.”

Đây là một bằng chứng cho thấy Chính Phủ VNCH mới là Chính Phủ có chính nghĩa nên chính quyền thổ dân Việt Cộng mới sợ hãy đến như vậy là một bằng chứng điển hình, ngay cả gia đình có công với cách mạng cũng theo ông Đào Minh Quân chống lại chính quyền nhân dân cuả ta là một sỉ nhục cho "Mặt Trận tay sai Giải Phóng Miền Nam" cũng như chính quyền Miền Bắc có lý luận bịp bộm cuả ta nay đã bị lật tẩy.

Huynh Oakland
18/04/2024 16:11

quí vị có biết tại sao việt cộng đua nhau xây nghĩa trang liệt sỹ của chúng. Tạị vì ngoài bắc trước 75, việt cộng không có xây nghĩa trang cho bộ đội, tại vì họ sợ binh sỹ họ chết làm suy nhược tinh thần vô năm. Khi cộng Sản vào sàigòn miền nam họ thấy nghĩa trang quân đội Biên hòa hùng vĩ nên họ sợ dân mặc cảm cho bộ đội chết mà có nắm mồ nào, nên từ đó họ đua nhau xây mộ liệt sỹ khắp cả nước như ta đây cũng nhớ ơn binh sỹ đã hy sinh. Nhưng nhờ vào đó họ cũng kiếm được tiền từ những ngôi đền này mà khắm khá.

Tiêu Cà Mau
18/04/2024 20:49

Chương trình có mục tiêu “xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh và góp phần đề cao phẩm giá của những người lính VNCH một thời đã cống hiến cho đất nước” bảo vệ miền Nam khi bác Hồ Việt Cộng đích thân đặt bút ký kết chia đôi đất nước năm 1954, tới năm 1958 bác Hồ Việt Cộng lật lọng làm đường mòn Hồ Chí Minh để đưa quân vào để thôn tính miền Nam với cái gọi là giải phóng miền Nam, Trung Quốc cấu kết với Thủ tướng tay sai Phạm Văn Đồng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Chính bác Hồ đặt bút ký để chia đôi đất nước, cũng chính bác Hồ lật lọng đưa quân Bắt Việt vào để giải phóng miền Nam, thử hỏi bác Hồ Việt Cộng giải phóng cái gì cho nhân dân miền Nam được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông" cho thấy cái lối tuyên truyền bịp bộm cuả bác Hồ Việt Cộng là vô đối, chỉ sau 3 năm giải phóng miền Nam thì cả nước phải tranh ăn bobo với heo để sống.

Điều kỳ lạ theo ông là chương trình tri ân luôn bị cơ quan an ninh đánh phá, sách nhiễu đến nỗi phải chấm dứt vào đầu tháng này.

Ông cho rằng chính quyền không muốn việc tri ân tiếp diễn vì sợ “các thế lực nước ngoài lợi dụng để phục hồi VNCH.”

Với cái gọi là hoà hợp hoà giải dân chỉ là cái trò hề tuyên truyền bịp bộm cuả bọn Việt Cộng đã rơi mặt nạ.

Việt cộng ác ghê!
19/04/2024 13:11

.
Nội chiến Hoa-kỳ kết thúc bằng việc xé bỏ giấy tờ tùy thân của những ai tham gia chiến cuộc, để rồi cùng chung tay xây dựng đất nước, bất kể họ thuộc phe chiến thắng hay chiến bại.

Nội chiến VN chấm dứt đã gần 50 năm, thế mà thù hận giữa anh em trong gia đình mẹ Âu-Cơ vẫn còn dai dẳng! Dùng hạ sách ‘lý lịch’, bên thắng cuộc đè đầu cưỡi cổ bên chiến bại. Thêm nữa, chúng còn cấm đoán, kể cả những hoạt động nhân đạo, chung tay giúp thương phế binh, cô nhi quả phụ thuộc chính thể Việt Nam Cộng Hòa!

Với những kiểu cách đàn áp khốc liệt này, đảng csVN âm mưu xua dân miền Nam vào cửa tử, trong khi chúng thống trị bằng phương cách cho những đứa chém vè, dân ngu ku đen, đầu trâu mặt ngựa… ‘lãnh đạo’ theo cứu cánh ‘thằng mù dẫn dắt thằng chột’... Xứ Đông Lào lèo lái con thuyện dân tộc theo phương thức này, thì dù trăm năm nữa, cũng không thể đưa VN ngóc đầu lên cùng thế giới.

...Cái hay của người thì không chịu học… Chúng mày có nhớ vụ việc đảng cs Trung Hoa đưa đất nước lên tầng cao mới với chủ tịch Mao xếnh xáng sản xuất sắt thép với nguyên liệu là cầy bừa dao kéo,… đều cho vào lò [tôn], nấu thành cao,… và hậu quả la Đảng tạo ra đươc những núi phế thải cao ngất. Và tệ hơn nữa, nông dân không cuốc, xẻng,… đành cam chịu chết đói nhăn răng không ?
.