Bảo vệ nhân quyền khi xét xử: Liệu Việt Nam có làm được?

Diễm Thi, RFA
2020.10.13
000_Par8175027.jpg Chiếc cân biểu tượng cho công lý. Ảnh minh họa.
AFP

Đánh tráo khái niệm?

Tại buổi tiếp xúc cử tri một số quận ở thành phố Hồ Chí Minh sáng 11 tháng 10 năm 2020, đại biểu Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện KSND tối cao - cho rằng, dù chống tham nhũng là mục tiêu lớn cần phải làm, nhưng chống tham nhũng cũng cần phải bảo vệ quyền con người, không phải cứ muốn là làm được.

Ông Trí giải thích rằng, nếu chỉ nghi ngờ một người có tham nhũng mà không có bằng chứng, chưa khởi tố thì không được phép đụng vào tài sản của họ. Phải có lộ trình xây dựng pháp luật chứ không thể tự bày ra làm.

Thạc sĩ Hoàng Việt - Giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM nhận định về việc này:

“Mấy ông nói rất hay là chống tham nhũng nhưng không được vi phạm quyền con người, tức là vẫn đảm bảo quyền con người trong quá trình tố tụng. Nhưng làm được hay không lại là chuyện khác vì trong thực tế ở Việt Nam có câu ‘không bỏ lọt tội phạm nhưng không oan sai người vô tội’. Nghe thì rất hay nhưng bản thân hai điều đó lại chọi nhau. Phải chấp nhận một trong hai thôi. Tức là nếu không có đầy đủ bằng chứng để xác minh, khẳng định một người nào đó là có tội thì phải trả người ta về vô tội.”

Đảng CSVN bị nhân dân trong nước và thế giới lên án vì có nhiều hành động vi phạm quyền con người, phải chăng ông Trí nêu ra quyền con người cho bọn tham nhũng để che đậy những vi phạm của họ?-GS. Nguyễn Đình Cống

Trao đổi với RFA qua email, Giáo sư Nguyễn Đình Cống - một cựu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam - nhận xét rằng, câu nói trên của một quan chức cộng sản cao cấp cho thấy đó là ngụy biện của một người kém trí tuệ, định dùng chức vụ, quyền lực của mình để đánh tráo khái niệm nhằm lừa bịp dư luận, bao che cho một số vụ việc khi gắn việc bảo vệ quyền con người vào trong chống tham nhũng. Ông phân tích:

“Ông Trí làm như ông và đảng của ông rất quan tâm đến quyền con người. Đó là quyền phổ quát cho toàn dân, đặc biệt là đối với những người dân yếu thế, bị áp bức, bị oan trái, đối với những người phản biện vì bất đồng quan điểm với chính quyền. Trong khi Đảng CSVN bị nhân dân trong nước và thế giới lên án vì có nhiều hành động vi phạm quyền con người, phải chăng ông Trí nêu ra quyền con người cho bọn tham nhũng để che đậy những vi phạm của họ?

Bọn tham nhũng là những kẻ có chức trọng quyền cao trong Đảng, là kẻ thù nội xâm của dân tộc, của đất nước. Tuy vậy chúng là những con người nên vẫn được quyền con người bảo vệ. Nhưng ông Trí ưu tiên lo lắng quyền con người cho chúng, phải chăng là lo cho bọn cùng hội cùng thuyền? Không biết có lúc nào ông lo bảo vệ quyền con người cho những dân yếu thế, bị đối xử tàn bạo, bị oan sai hay không?”

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, cần tách riêng hai việc, chống tham nhũng và bảo vệ quyền con người. Ông đặt câu hỏi, thật sự ông Lê Minh Trí muốn chống tham nhũng hay muốn bảo vệ quyền con người?

Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa án hôm 24/1/2018.
Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa án hôm 24/1/2018.
AP

Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, Quyền con người (nhân quyền) là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.

Liệu có thực hiện được?

Đảng Cộng sản Việt Nam từ sau Đại hội 12 năm 2016 đã bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp. Nhiều quan chức cấp cao của đảng và Chính phủ đã bị kết tội tham nhũng hoặc những sai phạm về kinh tế. Một số những vụ xử án liên quan đến án kinh tế và tham nhũng lớn đã bị chỉ trích là có những vi phạm trong tố tụng và quá trình điều tra xét xử.

Điển hình là trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức ngành dầu khí bị buộc tội tham nhũng nhưng đã trốn ra nước ngoài xin tị nạn trước khi bị bắt về Việt Nam.

Trước phiên xử ông Trịnh Xuân Thanh diễn ra vào tháng 1 năm 2018, RFA có cuộc phỏng vấn với luật sư đại diện cho ông Thanh tại Đức là bà Petra Schlagenhauf. Bà Petra khẳng định phía Việt Nam không đáp ứng đúng tiêu chuẩn quốc tế, không tôn trọng nhân quyền. Bà phân tích:

“An ninh Việt Nam đã bắt cóc thân chủ của tôi ngay trên đất Đức. Chính phủ một nước không thể bắt cóc người như vậy rồi đưa ra tòa. Thứ hai nữa là khi ông Thanh ở Việt Nam, ông ấy đã không được gặp luật sư của mình trong một thời gian dài. Điểm tiếp theo là trong quá trình điều tra, họ đã không cho phép thân chủ của tôi được nói chuyện riêng với luật sư của mình. Ngoài ra thì từ lúc họ đưa ra cáo trạng đến lúc phiên tòa diễn ra là một khoảng thời gian ngắn, khiến cho các luật sư đồng nghiệp của tôi ở Việt Nam không đủ thời gian để chuẩn bị.”

Bà nói thêm rằng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người có quyền lực chính trị đã nói thân chủ của bà có tội trước khi các thủ tục pháp lý cần thiết diễn ra.

Ngoài ông Trịnh Xuân Thanh, hôm 24 tháng 3 năm 2018, tại phiên xét xử ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong vụ án thất thoát 800 tỷ đồng vốn của đơn vị này tại OceanBank, ông Thăng xin Hội đồng xét xử hãy công bằng và đối xử với ông như số phận một con người.

Ông Đinh La Thăng trước tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018.
Ông Đinh La Thăng trước tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018.
AP

Ngay sau đó, Luật sư Lê Công Định nhận xét trên trang cá nhân của ông rằng, “Giới lãnh đạo cộng sản lúc sa cơ mới thấy con người cần hưởng quyền làm người và phải được đối xử như một con người. Giá mà vào lúc ở ngôi cao họ luôn ý thức và biết tôn trọng quyền con người của mọi công dân, như khi lỡ vận, thì cuộc sống và xã hội tốt đẹp dường nào!”

Tôn trọng nhân quyền trong xét xử, trong tố tụng là điều đã được ghi trong Tuyên bố chung về Quyền con người của Liên Hợp Quốc vào năm 1948. Theo đó, tất cả mọi người đều có quyền được xét xử công bằng bởi các phiên tòa công bằng; quyền không bị giam giữ bất công; quyền được xét xử; quyền vô tội cho đến khi chứng minh có tội.

Trong thực tế, việc được đối xử công bằng, được tôn trọng nhân quyền trong các phiên tòa ở Việt Nam có được thực thi nghiêm túc hay không? Thạc sĩ Hoàng Việt nhận xét rằng rất khó. Ông giải thích:

“Thứ nhất là quyền của bên công an rất lớn. Thứ hai là tòa án không hoàn toàn độc lập. Vụ Hồ Duy Hải là minh chứng rất rõ cho việc vi phạm quyền con người. Việc vi phạm quyền con người nó có nhiều mức độ khác nhau nhưng ở đây chúng ta nói rõ, trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự là nổi bật nhất.”

Thứ nhất là quyền của bên công an rất lớn. Thứ hai là tòa án không hoàn toàn độc lập. Vụ Hồ Duy Hải là minh chứng rất rõ cho việc vi phạm quyền con người. - Thạc sĩ Hoàng Việt

Phát biểu mới đây của ông Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí khiến người ta nhớ đến các vụ án gần đây bị cho là vi phạm nhân quyền trong tố tụng. Cụ thể là vụ án Hồ Duy Hải, người bị kết án tử hình trong một vụ giết người cướp của mà bị cáo và gia đình đã một mực kêu oan suốt hơn 10 năm qua. Dù những chứng cứ được Hội đồng xét xử đưa ra không thuyết phục nhưng Hồ Duy Hải vẫn bị kết án tử hình.

Ngoài vụ án Hồ Duy Hải, còn nhiều vụ án khác liên quan đến đất đai, đến an ninh quốc gia bị người dân, giới luật sư cho rằng không thuyết phục do không đủ bằng chứng kết tội. Mới nhất là vụ tranh chấp đất giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền địa phương ở Hà Nội. 29 người dân Đồng Tâm bị cáo buộc tội giết người và chống người thi hành công vụ sau khi công an tấn công vào làng của họ khiến 4 người thiệt mạng trong đó có 1 dân thường và 3 công an.

Những luật sư tham gia bào chữa cho 29 người dân Đồng Tâm trong phiên toà diễn ra vào ngày 7 tháng 9 năm 2020 ở Hà Nội cho biết, những kiến nghị và khiếu nại của họ đều bị Hội đồng xét xử trực tiếp hoặc gián tiếp bác bỏ. Trong khi đó, người thân của 29 bị cáo bị lực lượng công quyền kiểm soát chặt chẽ, không được dự phiên toà.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
14/10/2020 03:30

Kệ cha chung nó... cho chúng nó chết, cho nó chừa... cho chúng nó chữa!

Kẻ nào dùng gươm kiếm của đạo tặc, sẽ chết vì gươm kiếm của đạo tặc.

Kẻ nào dùng luật của đạo tặc, sẽ chết vì luật của đạo tặc.

Độc tài, độc đảng > độc quyền, độc diễn

" Đảng tao là luật, luật là Đảng tao, luật Đảng tao là luật... đạo tặc. "

" Tao là Đảng, Đảng là tao. Ai chống tao là chống Đảng tao. Đảng tao là Đảng... đạo tặc... nghe chưa... hiểu chưa? "

Ừ thì... Dân tớ biết từ lâu rồi...

Ừ thì... thằng đạo tặc nào dùng búa, liềm đạo tặc sẽ chết vì búa, liềm đạo tặc..

Kệ cha chúng nó... chúng nó chết, chúng nó chừa... chúng nó chữa!

Chí Hòa
20/11/2022 17:06

Luật Đỏ của Cộng sản trên thế giới nói chung và tại Việt nam nói riêng làm gì có khái niệm Bảo vệ Nhân quyền. Luật của Cộng sản mà Bảo vệ Nhân quyền thì chúng sẽ không còn là Cộng sản vì chúng tự đào mồ chôn lý tưởng cộng sản của chúng đã dày công qua nhiều thập niên để có được.Thực chất Luật Cộng chỉ là Công cụ chuyên chính bằng văn bản (không phải "Pháp luật") được dùng cho cái gọi là "Tòa án" nhằm bảo vệ Đảng Cộng độc bá thiên hạ Việt nam mà thôi. Những mưu ma chước quỷ luồn lách, bẻ cong Luật Quốc tế, nịnh hót Luật Quốc tế nhằm để giúp Đảng Cộng né tránh áp lực từ các quốc gia chống Cộng (mồm Đảng Cộng ra rả chiêu bài "Việt nam muốn làm bạn với các nước" nhưng không nói rõ ràng và Minh bạch là Nước Việt nam nào? Việt nam theo chủ nghĩa nào? Quốc gia hay Cộng sản? Chỉ có Việt nam Quốc gia (tiếng Anh: Nationalist Vietnam) tự do mới đủ tư cách làm bạn với tất cả các nước Cộng hòa Tư bản tự do, dân chủ, văn minh, biết tôn trọng ngôn luận quần chúng,.v.v. Còn Cộng sản là loại vượn người chưa tiến hóa hoàn chỉnh về não bộ nên làm sao đủ tư cách làm bạn với thế giới loài người văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ ,.v.v.)

Việt Đỏ
22/11/2022 07:39

Bảo vệ nhân quyền khi xét xử: Liệu Việt Nam có làm được?
Trước tiên Chúng ta phải hiểu rằng, nguồn gốc bản chất thực trong tiềm thức của Bọn Đỏ (đảng cộng sản) là ngu dốt và tàn độc (chiếm gần 90% tổng số Bọn Đỏ trên thế giới, còn lại khoảng 10% Bọn Đỏ được ăn học, biết chút ít lễ nghĩa và kiềm chế bản tính tàn ác kế thừa của gien di truyền bản chất cộng sản mặc dầu bị ảnh hưởng nặng nề của Chủ nghĩa Xã hội giáo điều).
Tại Việt nam, nguyên nhân Giặc Cộng (Bọn Đỏ giết người, cướp của,ám sát người có tài năng, quấy phá chính quyền nên gọi chúng là Giặc Cộng hay Giặc Đỏ hay Qủy Đỏ) thắng cuộc chiến Việt nam là do chúng dụ dỗ bằng cách mỵ dân nhân dân miền Nam thất học và mù chữ, thiểu năng tư duy và đa số là nông dân miền Nam của VNCH trở thành lực lượng tay sai cơ bắp của Cộng sản Bắc Việt (còn gọi là Việt Cộng miền Nam). Với chiêu thức "Ban ngày Quốc gia, Ban đêm Việt Cộng hoặc là Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản", Lũ dân ủng hộ Bọn Đỏ Việt cộng đã quấy nhiễu sự kiểm soát của Chính quyền Quân chủ VNCH làm tê liệt hệ thống Quân thống của Quốc Quân VNCH. Vì vậy, VNCH thua cuộc nhanh bởi vì chiến lược Việt nam hóa chiến tranh sai lầm của Huê kỳ. Nguyên nhân sau xa khiến VNCH thua cuộc là Thượng tầng chính phủ Quốc gia bị lũng đoạn chính trị và bị Bọn Đỏ mua chuộc. Hàng ngũ các quan chức cấp cao chính phủ có lẫn lộn Giặc Cộng Viên nằm vùng cho đến ngày 30/4/1975 mới lộ diện.
Với tư tưởng là Giặc,Việt Cộng là cố gắng giết được nhiều lính Mỹ và lính ngụy (danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ của giặc cộng dành cho những tên ác ôn giặc cộng bẩn thỉu trong tác chiến giết nhiều lính Mỹ và cố vấn quân sự Mỹ) để chiếm được miền Nam bằng mọi giá thì thử hỏi làm sao chuyển đổi lòng thù hân và tàn độc của loài Qủy Đỏ khát máu đang hăng sai giết người thành những con Qủy Xanh hiền lương và biết tôn trọng Nhân quyền?
Có một nạn nhân người Thượng (xin được giấu tên vì giặc cộng năm 2022 vẫn tìm cách trả thù cá nhân rất đê tiện) là bệnh nhân nghèo tiền nên chọn cách khám chữa bệnh BHYT của một bênh viện tỉnh bị bênh mãn tính thường đến bệnh viện để khám bênh (bọn Y Cộng gọi là bệnh nhân thường xuyên) quanh năm (khám chữa bệnh theo BHYT của giặc cộng là dùng thuốc với chất lượng dược lực 50 - 70% do các xí nghiệp quốc doanh hay liên doanh sản xuất bằng nguyên liệu rất rẻ tiền của Trung quốc nên uống nhiều năm không hết bệnh. Do bệnh nhân thường xuyên đến khám, Y Cộng tổ chứa ám sát bệnh nhân bằng thuốc độc. Khi bệnh nhân bị trúng độc (may mắn không chết) được quần chúng tốt cứu chữa và phát hiện trong máu có chất độc như xianua sau khi nhân viên y Cộng tiêm như đang thi hành y lệnh).
Vì không bắt được tại trân nên không thể truy tố Bọn Đỏ Y cộng (giặc Y cộng) ra tòa án Nhân quyền Quốc tế.
Bắt thang lên hỏi ông Trời.
Khi nào giặc Cộng biết bảo vệ Nhân quyền vậy Ông?