Mặt trái của việc cưỡng chế đất đai.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012.01.12
2012.01.12
Source blog nguyenxuandien
Việc làm vô trách nhiệm này của chủ tịch huyện Hoài Đức cho thấy rất nhiều bất cập trong hệ thống nhất là các quy định về sở hữu đất đai không giải quyết được những phát sinh trong đời sống. Mặc Lâm tìm hiểu vấn đề qua nhân chứng và người trong cuộc sau đây.
Bị mất nhà là hai gia đình liệt sĩ một là bà Trần Thị Vượng có một liệt sĩ trong chiến tranh chống Mỹ người thứ hai là gia đình bà Nguyễn Thị Vân có hai người con được phong liệt sĩ trong chiến tranh và bà mẹ trong gia đình này là bà Nguyễn Thị Nhớn được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Hai gia đình kêu cứu đang sống tại Cổ Bồng, xã Di Trạch, huyện Hoài Đức Hà Nội. Cả hai ngôi nhà đều bị lực lượng cưỡng chế của huyện Hoài Đức đập phá chỉ còn đống gạch vụn sau ba mươi năm sinh sống tại đây.
Lá đơn được gửi đi kêu cứu cho biết vào năm 1980 bà Nguyễn Thị Nhớn người có hai con là liệt sĩ đã lặn lội tới một khu đất gần nghĩa địa xã Cổ Bồng để khai hoang mảnh đất có diện tích hơn 200 mét vuông và cất nhà tạm trú tại đây. Hai mươi năm sau do nhận được trợ cấp liệt sĩ và “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” bà Nhớn đã cất lên được một căn nhà hai tầng khang trang hơn để tá túc với con cháu. Đến năm 2009 bà Nguyễn Thị Nhớn mất và thừa kế lại cho con dâu là Nguyễn Thị Vân.
Cuối năm ấy vào ngày 21 tháng 12 năm 2009 chủ tịch huyện Hoài Đức là ông Vương Duy Hướng cho rằng đất mà bà Nguyễn Thị Nhớn cất nhà thuộc đất nông nghiệp và ngày 18 tháng 3 năm 2010 ông Vương Duy Hướng ủy quyền cho ông Nguyễn Hoàng Đức cùng với lực lượng cưỡng chế tới san bằng ngôi nhà mà gia đình bà Vân đang ở. Bà Nguyễn Thị Vân con dâu của bà Nguyễn Thị Nhớn cho biết:
Tôi là Nguyễn Thị Vân, bà mẹ chồng tôi là Nguyễn Thị Nhớn, năm 69 thì báo tử hai con còn tôi là con dâu. Gia đình tôi đã tới cái đuôi bãi tha ma để khai hoang làm một căn nhà cấp 4 bán quán và nuôi con lợn con gà để sống ở suốt 30 năm. Năm 2009 tháng 6 mẹ tôi mất huyện mới đưa cho tôi một tờ giấy cho rằng tôi làm nhà trên đất nông nghiệp tôi mới hỏi bằng chứng đâu thì họ lại bảo là làm nhà trên đất quốc phòng!
Thế là tôi làm đơn khiếu kiện lên UBND thành phố thì họ lại vào hùa bắt tôi sang tòa Hoài Đức. Tòa này nó cũng bao che cho nhau và bảo rằng đất quốc phòng. Đến 18 tháng 3 năm 2010 thì họ tới phá tan nhà của chúng tôi.
Gia đình thứ hai cùng chung số phận là gia đình của bà Trần Thị Vượng. Bà Vượng cũng là một gia đình liệt sĩ và đến vùng đất hoang gần bãi tha ma Cổ Bồng để khai đất làm nhà với diện tích hơn 600 mét vuông. Bà Vượng cho biết đã tới đây sau gia đình bà Nguyễn Thị Nhớn gần chín năm tức năm 1989. Căn nhà của bà cũng chịu chung tình trạng như căn nhà của bà Nguyễn Thị Vân. Anh Kết, một thành viên trong gia đình bà Vượng cho biết:
Trong 21 năm gia đình bà Vượng ở trên miếng đất đó không có bất kỳ cá nhân hay cơ quan tổ chức nào khiếu kiện tranh chấp nhưng ngày 21 tháng 12 năm 2009 ông Vương Duy Hướng chủ tịch UBND huyện Hoài Đức vu khống cho gia đình bà Vượng làm nhà trên đất nông nghiệp. Bà Vượng nộp đơn yêu cầu ông Hướng cung cấp bằng chứng đất nông nghiệp thì ông Hướng không có.
Cũng ngày 28 tháng 3 năm 2010 ông Hướng huy động hàng trăm công an dân phòng đến đập phá nhà cửa và từ đó đến nay gia đình bà Vượng sống cảnh màn trời chiếu đất rất khổ sở. Bà Vượng đã khiếu nại khắp nơi lên đảng, nhà nước, chính phủ cũng không ai trả lời, giải quyết.
Câu chuyện xảy ra cho thấy sự bất cập từ cách giải quyết đất đai của nhà nước và tính chất quan quyền đã đẩy vấn đề tới chỗ bần cùng hóa người dân thay vì thực hiện chức năng hành pháp, sử dụng pháp luật để ổn định trật tự xã hội.
Trong Nghị định 88/2009/NĐ-CP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2009 đã không chỉ dẫn cho UBND xã phải giải quyết trường hợp tương tự như của hai gia đình bà Vượng và bà Vân như thế nào.
Từ chỗ thiếu một quy định cụ thể như thế nên các cán bộ cấp xã chỉ có thể chứng nhận là hai gia đình đã ở đây lâu ngày và trên đất hoang mà không thể làm gì khác hơn. Đây chính là nguyên nhân gây sự tin tưởng vào việc cư trú của hai gia đình trên mảnh đất hoang ấy là hợp pháp.
Tuy nhiên trong điều 12 quy định thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận có ghi rõ đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu thì cơ quan được quy định không quá 50 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin. Với quy định này xã Di Trạch đã có lỗi lớn khi không giải quyết đơn cho gia đình bà Nhớn theo lời một nhân chứng là chị Lam, người biết rõ câu chuyện này cho biết:
Em tên là Lam ở xã Di Trạch. Vào năm 1980 gia đình cụ Nhớn vào hoàn cảnh đông con, hai con trai đầu bị hy sinh cụ lên khu Cổ Bồng lúc đấy dân thường gọi là bãi tha ma để khai hoang dựng lều bán nước. Năm đấy cuộc sống rất là vất vả nhưng không có chính quyền nào can thiệp về việc cụ cất nhà cả. Đến năm 2001 thì do sự tích cóp từ đồng lương liệt sĩ thì cụ có xây một ngôi nhà hai tầng và năm 2009 thì cụ mất.
Tới năm 2010 thì huyện và xã đã phá tan ngôi nhà của gia đình cụ. Năm 2001 cụ có làm giấy ở xã để xin hợp thức hóa cho cụ miếng đất nhưng xã nhận giấy và ghi là nhận đơn chờ thời gian giải quyết nhưng không giải quyết gì cho cụ cả.
Theo bà Trần Thị Vượng ghi trong đơn khiếu nại thì ngày 15/04/1995 đoàn kiểm tra liên ngành của xã Di Trạch công nhận gia đình bà làm nhà trên đất bỏ hoang lâu ngày.
Ngoài ra gia đình bà còn được bà Vương Thị Loan chủ tịch xã Di Trạch ký đóng dấu xác nhận đã ở từ năm 1989 trên mảnh đất bỏ hoang; được ông Lý Bá Hòa nguyên là trưởng công an xã Di Trạch nay là phó chủ tịch xã Di Trạch ký tên, đóng dấu xác nhận gia đình đã ở từ 1989 trên đất hoang là đúng sự thật; được ông Phạm Gia Thắng và ông Nguyễn Xuân Diện là trưởng và phó Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện ký tên, đóng dấu công nhận gia đình bà đã ở từ năm 1989 trên đất hoang là đúng sự thật.
Với những bằng chứng này thì hành động đập phá của lực lượng cưỡng chế đối với hai gia đình bà Vương và bà Vân vào ngày 21 tháng 12 là bất hợp pháp vì theo quy định của Nghị định 88-2009/NĐ-CP thì trong mục e của điều 9 về Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng ghi rõ:
“Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, không có tranh chấp về quyền sở hữu và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất”.
Hai gia đình bà Vượng và bà Vân đã có những thứ giấy chứng nhận trên nhưng ông Chủ tịch huyện Hoài Đức vẫn ngang nhiên ra lệnh san bằng cả hai ngôi nhà đã khiến nạn nhân uất ức và người dân chung quanh không còn tin tưởng vào những gì mà nhà nước quy định.
Bà Nguyễn Thị Vân cho biết gia đình bà hiện nay không khác gì người vô gia cư trong hoàn cảnh cùng cực vì nhà cửa bị san bằng thành đống gạch vụn, bà than thở:
Nhà tôi ở suốt 30 năm có chính quyền xã xác nhận cho là đã ở đây từ năm 1980. Trong 30 năm rất ổn định chả ai tranh chấp cũng không ai có ý kiến gì cả mà bây giờ lại vu không cho tôi là làm nhà trên đất nông nghiệp đập phá nhà tôi vứt cả bằng Tổ quốc ghi công ra đường, từ đấy đẩy mẹ con nhà tôi vào cảnh màn trời chiếu đất. Tôi chả biết kêu ai giờ chỉ biết kêu công chúng lên tiếng giúp đỡ gia đình nhà tôi mà thôi. Chuyện tôi nói là chuyện có thật.
Hình ảnh hai người đàn bà góa bụa lui cui chun vào cái chòi được dựng lên bằng chính những viên gạch vụn từ ngôi nhà của họ sau khi bị chủ tịch huyện ra lệnh đập tan đã làm cho người dân phẫn nộ. Nhiều tờ báo cho rằng những hình ảnh này không thể phai nhạt trong tâm trí họ cho tới khi nào chính phủ nhìn lại sự thật về các chính sách lỗi thời của mình trong vấn đề sở hữu đất đai cũng như xem xét lại tư cách của các viên chức như hai chủ tịch huyện Tiên Lãng và Hoài Đức.
Với cách hành xử không khác cường hào ác bá được che đậy dưới danh nghĩa cưỡng chế đất đai sẽ là ngòi lửa châm vào khối thuốc nổ bất mãn ngày một mạnh mẽ hơn trong lòng người dân hiện nay.
Bị mất nhà là hai gia đình liệt sĩ một là bà Trần Thị Vượng có một liệt sĩ trong chiến tranh chống Mỹ người thứ hai là gia đình bà Nguyễn Thị Vân có hai người con được phong liệt sĩ trong chiến tranh và bà mẹ trong gia đình này là bà Nguyễn Thị Nhớn được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Hai gia đình kêu cứu đang sống tại Cổ Bồng, xã Di Trạch, huyện Hoài Đức Hà Nội. Cả hai ngôi nhà đều bị lực lượng cưỡng chế của huyện Hoài Đức đập phá chỉ còn đống gạch vụn sau ba mươi năm sinh sống tại đây.
Lá đơn được gửi đi kêu cứu cho biết vào năm 1980 bà Nguyễn Thị Nhớn người có hai con là liệt sĩ đã lặn lội tới một khu đất gần nghĩa địa xã Cổ Bồng để khai hoang mảnh đất có diện tích hơn 200 mét vuông và cất nhà tạm trú tại đây. Hai mươi năm sau do nhận được trợ cấp liệt sĩ và “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” bà Nhớn đã cất lên được một căn nhà hai tầng khang trang hơn để tá túc với con cháu. Đến năm 2009 bà Nguyễn Thị Nhớn mất và thừa kế lại cho con dâu là Nguyễn Thị Vân.
Chính quyền tại sao lại quanh co?
Cuối năm ấy vào ngày 21 tháng 12 năm 2009 chủ tịch huyện Hoài Đức là ông Vương Duy Hướng cho rằng đất mà bà Nguyễn Thị Nhớn cất nhà thuộc đất nông nghiệp và ngày 18 tháng 3 năm 2010 ông Vương Duy Hướng ủy quyền cho ông Nguyễn Hoàng Đức cùng với lực lượng cưỡng chế tới san bằng ngôi nhà mà gia đình bà Vân đang ở. Bà Nguyễn Thị Vân con dâu của bà Nguyễn Thị Nhớn cho biết:
Tôi là Nguyễn Thị Vân, bà mẹ chồng tôi là Nguyễn Thị Nhớn, năm 69 thì báo tử hai con còn tôi là con dâu. Gia đình tôi đã tới cái đuôi bãi tha ma để khai hoang làm một căn nhà cấp 4 bán quán và nuôi con lợn con gà để sống ở suốt 30 năm. Năm 2009 tháng 6 mẹ tôi mất huyện mới đưa cho tôi một tờ giấy cho rằng tôi làm nhà trên đất nông nghiệp tôi mới hỏi bằng chứng đâu thì họ lại bảo là làm nhà trên đất quốc phòng!
Thế là tôi làm đơn khiếu kiện lên UBND thành phố thì họ lại vào hùa bắt tôi sang tòa Hoài Đức. Tòa này nó cũng bao che cho nhau và bảo rằng đất quốc phòng. Đến 18 tháng 3 năm 2010 thì họ tới phá tan nhà của chúng tôi.
Gia đình thứ hai cùng chung số phận là gia đình của bà Trần Thị Vượng. Bà Vượng cũng là một gia đình liệt sĩ và đến vùng đất hoang gần bãi tha ma Cổ Bồng để khai đất làm nhà với diện tích hơn 600 mét vuông. Bà Vượng cho biết đã tới đây sau gia đình bà Nguyễn Thị Nhớn gần chín năm tức năm 1989. Căn nhà của bà cũng chịu chung tình trạng như căn nhà của bà Nguyễn Thị Vân. Anh Kết, một thành viên trong gia đình bà Vượng cho biết:
Trong 21 năm gia đình bà Vượng ở trên miếng đất đó không có bất kỳ cá nhân hay cơ quan tổ chức nào khiếu kiện tranh chấp nhưng ngày 21 tháng 12 năm 2009 ông Vương Duy Hướng chủ tịch UBND huyện Hoài Đức vu khống cho gia đình bà Vượng làm nhà trên đất nông nghiệp. Bà Vượng nộp đơn yêu cầu ông Hướng cung cấp bằng chứng đất nông nghiệp thì ông Hướng không có.
Cũng ngày 28 tháng 3 năm 2010 ông Hướng huy động hàng trăm công an dân phòng đến đập phá nhà cửa và từ đó đến nay gia đình bà Vượng sống cảnh màn trời chiếu đất rất khổ sở. Bà Vượng đã khiếu nại khắp nơi lên đảng, nhà nước, chính phủ cũng không ai trả lời, giải quyết.
30 năm chưa đủ lâu?
Câu chuyện xảy ra cho thấy sự bất cập từ cách giải quyết đất đai của nhà nước và tính chất quan quyền đã đẩy vấn đề tới chỗ bần cùng hóa người dân thay vì thực hiện chức năng hành pháp, sử dụng pháp luật để ổn định trật tự xã hội.
Trong Nghị định 88/2009/NĐ-CP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2009 đã không chỉ dẫn cho UBND xã phải giải quyết trường hợp tương tự như của hai gia đình bà Vượng và bà Vân như thế nào.
Từ chỗ thiếu một quy định cụ thể như thế nên các cán bộ cấp xã chỉ có thể chứng nhận là hai gia đình đã ở đây lâu ngày và trên đất hoang mà không thể làm gì khác hơn. Đây chính là nguyên nhân gây sự tin tưởng vào việc cư trú của hai gia đình trên mảnh đất hoang ấy là hợp pháp.
Tắc trách và quan liêu.
Tuy nhiên trong điều 12 quy định thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận có ghi rõ đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu thì cơ quan được quy định không quá 50 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin. Với quy định này xã Di Trạch đã có lỗi lớn khi không giải quyết đơn cho gia đình bà Nhớn theo lời một nhân chứng là chị Lam, người biết rõ câu chuyện này cho biết:
Em tên là Lam ở xã Di Trạch. Vào năm 1980 gia đình cụ Nhớn vào hoàn cảnh đông con, hai con trai đầu bị hy sinh cụ lên khu Cổ Bồng lúc đấy dân thường gọi là bãi tha ma để khai hoang dựng lều bán nước. Năm đấy cuộc sống rất là vất vả nhưng không có chính quyền nào can thiệp về việc cụ cất nhà cả. Đến năm 2001 thì do sự tích cóp từ đồng lương liệt sĩ thì cụ có xây một ngôi nhà hai tầng và năm 2009 thì cụ mất.
Tới năm 2010 thì huyện và xã đã phá tan ngôi nhà của gia đình cụ. Năm 2001 cụ có làm giấy ở xã để xin hợp thức hóa cho cụ miếng đất nhưng xã nhận giấy và ghi là nhận đơn chờ thời gian giải quyết nhưng không giải quyết gì cho cụ cả.
Theo bà Trần Thị Vượng ghi trong đơn khiếu nại thì ngày 15/04/1995 đoàn kiểm tra liên ngành của xã Di Trạch công nhận gia đình bà làm nhà trên đất bỏ hoang lâu ngày.
Ngoài ra gia đình bà còn được bà Vương Thị Loan chủ tịch xã Di Trạch ký đóng dấu xác nhận đã ở từ năm 1989 trên mảnh đất bỏ hoang; được ông Lý Bá Hòa nguyên là trưởng công an xã Di Trạch nay là phó chủ tịch xã Di Trạch ký tên, đóng dấu xác nhận gia đình đã ở từ 1989 trên đất hoang là đúng sự thật; được ông Phạm Gia Thắng và ông Nguyễn Xuân Diện là trưởng và phó Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện ký tên, đóng dấu công nhận gia đình bà đã ở từ năm 1989 trên đất hoang là đúng sự thật.
Khi sự cưỡng chế bị lạm dụng
Với những bằng chứng này thì hành động đập phá của lực lượng cưỡng chế đối với hai gia đình bà Vương và bà Vân vào ngày 21 tháng 12 là bất hợp pháp vì theo quy định của Nghị định 88-2009/NĐ-CP thì trong mục e của điều 9 về Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng ghi rõ:
“Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận công trình được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, không có tranh chấp về quyền sở hữu và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất”.
Hai gia đình bà Vượng và bà Vân đã có những thứ giấy chứng nhận trên nhưng ông Chủ tịch huyện Hoài Đức vẫn ngang nhiên ra lệnh san bằng cả hai ngôi nhà đã khiến nạn nhân uất ức và người dân chung quanh không còn tin tưởng vào những gì mà nhà nước quy định.
Những hình ảnh cách nay 80 năm.
Bà Nguyễn Thị Vân cho biết gia đình bà hiện nay không khác gì người vô gia cư trong hoàn cảnh cùng cực vì nhà cửa bị san bằng thành đống gạch vụn, bà than thở:
Nhà tôi ở suốt 30 năm có chính quyền xã xác nhận cho là đã ở đây từ năm 1980. Trong 30 năm rất ổn định chả ai tranh chấp cũng không ai có ý kiến gì cả mà bây giờ lại vu không cho tôi là làm nhà trên đất nông nghiệp đập phá nhà tôi vứt cả bằng Tổ quốc ghi công ra đường, từ đấy đẩy mẹ con nhà tôi vào cảnh màn trời chiếu đất. Tôi chả biết kêu ai giờ chỉ biết kêu công chúng lên tiếng giúp đỡ gia đình nhà tôi mà thôi. Chuyện tôi nói là chuyện có thật.
Hình ảnh hai người đàn bà góa bụa lui cui chun vào cái chòi được dựng lên bằng chính những viên gạch vụn từ ngôi nhà của họ sau khi bị chủ tịch huyện ra lệnh đập tan đã làm cho người dân phẫn nộ. Nhiều tờ báo cho rằng những hình ảnh này không thể phai nhạt trong tâm trí họ cho tới khi nào chính phủ nhìn lại sự thật về các chính sách lỗi thời của mình trong vấn đề sở hữu đất đai cũng như xem xét lại tư cách của các viên chức như hai chủ tịch huyện Tiên Lãng và Hoài Đức.
Với cách hành xử không khác cường hào ác bá được che đậy dưới danh nghĩa cưỡng chế đất đai sẽ là ngòi lửa châm vào khối thuốc nổ bất mãn ngày một mạnh mẽ hơn trong lòng người dân hiện nay.
Theo dòng thời sự:
- Khi người Nông dân nổi dậy
- Vụ Tiên Lãng: chữ tín của nhà nước ở đâu?
- Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường
- Thêm một vụ cưỡng chế đất đai ở Dak Nong
- Dân bị chính quyền lấy đất
- Cưỡng chế nhà đất: công an bộ đội trọng thương
- Lời kêu cứu vô vọng của một dân oan
- Một phó chủ tịch huyện bị dân nhốt
- Truy tố gia đình chống lại công an bằng chất nổ và súng
- Thêm một vụ cưỡng chế đất tại huyện Bù Đăng
- Số phận khu đất Nhà thờ Cầu Rầm
- Bao giờ nạn cưỡng chế ruộng đất mới chấm dứt?
- Ông Đoàn Văn Vươn là người như thế nào?