Đồng thời chính phủ cũng dự kiến sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu vào năm tới.
Tuy nhiên, người lao động cũng không mấy phấn khởi với thông tin này vì họ đã quá quen thuộc với điệp khúc Giá-Lương-Tiền, trong cái vòng lẩn quẩn tiền lương tăng mà giá sinh hoạt còn tăng nhanh hơn.
Chiến lược phát triển
Một trong những mục tiêu của "Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay cho đến năm 2020" là Việt Nam trở thành nứơc công nghiệp có trình độ trung bình, đồng thời dự kiến thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam sẽ tăng lên ở mức 3.000 đôla.
Do vậy chính phủ VN dự kiến năm tới sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu vì mức lương ở Việt Nam hiện nay còn quá thấp so với các nước khác trong khu vực.
Theo ông Hoàng Minh Hào, Phó Vụ Trưởng - Vụ Việc Làm-Tiền Lương của Bộ LĐ-TB-XH, cho đến thời điểm này chưa thể đưa ra con số cụ thể về mức tăng này, vì mọi việc tính toán để điều chỉnh mức lương tối thiểu còn tuỳ thuộc vào các tiêu chí như: tăng sức mua, và bảo đảm việc làm cho người lao động.
Trước đó, lộ trình tăng lương tối thiểu 2008-2012 cũng đã được xây dựng. Theo quy định mỗi năm trong giai đoạn này lương tối thiểu ở các doanh nghiệp trong nứơc sẽ tăng từ 20 cho tới 38%, và khu vực có vốn đầu tư nứơc ngoài sẽ tăng khoảng 13-15%.
Bên cạnh đó các công ty chuyên về các dịch vụ nhân sự và tư vấn lao động cũng tiến hành những cuộc khảo sát về lương và phúc lợi, có tính đến yếu tố lạm phát để giúp các doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược nhân sự, xem xét chế độ tăng lương để giữ và thu hút người tài.
Mỗi lần lên lương một chút thì giá cảở ngoài lên rất là mạnh<i>. <br/> </i>
Ô. Nguyễn Hoàng
Mừng ít, lo nhiều
Thế nhưng trên thực tế đời sống của những người lao động sống dựa vào lương rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh lạm phát, kinh tế suy giảm như hiện nay.
Ông Nguyễn Hoàng, một cán bộở TP.HCM, cho biết:
"Nói chung là bây gi ờ m ọi th ứ đ ều lên giá d ữ l ắm. L ương lên mà tr ước m ắt có đáp ứng đ ược gì m ấy đâu! Th ực ra mình cũng không bi ết s ố ng ười ăn l ương nó nhi ều hay là bao nhiêu thì mình không có bi ết, nh ưng mà rõ ràng là m ỗi l ần lên l ương m ột chút thì giá c ả ở ngoài lên r ất là m ạnh.
Thành ra nghe tăng l ương t ưởng là m ừng nh ưng r ồi m ọi th ứ cũng s ẽ lên. Bây gi ờ nh ững cái ảnh h ưởng tr ực ti ếp t ới đ ời s ống ng ười ta là nh ững cái nh ư th ực ph ẩm thì ph ần nhi ều, rau qu ả, th ịt cá nó tăng thì ng ười ta m ới ng ại, m ấy bà n ội tr ợ r ất là lo.
T ương lai đi ện s ẽ tăng n ữa. N ước thì nghe đâu cũng ph ải lên. Nh ưng mà nói chung ở Vi ệt Nam tr ước gi ờ d ường nh ư là ai cũng ph ải tìm thêm cái gì đó đ ể s ống ch ớ không có ai d ựa h ẳn vào đ ồng l ương, mà làm đ ủ cách đ ể s ống."
Về mặt lý thuyết, thông thường mức tăng lương bình quân phải tương đương với mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cộng với mức tăng giá hàng năm. Do vậy để bảo đảm mức sống của người dân không bị giảm trước tình trạng giá cả luôn biến động theo chiều hướng tăng, thì tiền lương cần phải được tăng tối thiểu bằng mức giá.
Nhưng trong thực tế mức tăng lương ở Việt Nam luôn thua xa mức tăng của giá cả. Lấy ví dụ trong năm 2004 tiền lương của các lao động làm việc trong khu vực nhà nứơc tăng 3,1%, trong khi đó tốc độ tăng giá là 9,5%; sang năm 2005 tiền lương tăng 3,4% song giá cả tăng xấp xỉ 8%.
Điều này đặt ra một vấn đề tâm lý đối với những người sống dựa vào lương là mỗi khi tăng lương thì họ lại càng cảm thấy bị thiệt nhiều hơn vì giá tăng.
Giá cả tăng cao
Khi trao đổi với những người làm công ăn lương, hầu hết đều cho biết là theo kinh nghiệm của họ, tiền lương chỉ tăng một thì giá cả đã tăng gấp hai ba lần, và cứ khi nào lương chuẩn bị tăng thì giá đã tăng trứơc.
Một nữ công nhân viên nói rằng kinh nghiệm của chị cho thấy “Giá tăng từ bó rau ngoài chợ đến lượng vàng bán trong tiệm, mặc dù chị bán rau có khi cũng chẳng biết đến chuyện tăng lương.”
Thường thường khi mà giá cả đã tăng rồi thì rất khó lòng mà hạ xuống, có khi lại lấy đà mà tăng cao hơn.
Ô. Xuân Thành<br/>
Nói về vấn đề lương và giá cả, ông Xuân Thành, cán bộ ngành y tếở Gò Vấp, cho hay :
"Vi ệc tăng l ương c ủa nhà n ước th ường th ường là m ọi ng ười đ ồn đãi và bi ết đ ược qua nh ững thông tin v ỉa hè, nh ư th ế thì l ập t ức hàng lo ạt, t ừ giá xăng cho đ ến giá th ức ăn hay giá vàng, giá t ất c ả nh ững đ ồ gia d ụng, đ ều đ ồng lo ạt tăng lên khi mà m ới r ục r ịch là có tăng l ương.
Chính vì nh ư v ậy thành ra khi nhà n ước th ực hi ện vi ệc tăng l ương r ồi thì lúc đó đ ồng lo ạt giá c ả đã lên r ồi. Và tôi cũng th ấy r ằng th ường th ường khi mà giá c ả đã tăng r ồi thì r ất khó lòng mà h ạ xu ống, có khi l ại l ấy đà mà tăng cao h ơn."
Và theo ông Thành thì cuối cùng là: "Khi mà tăng l ương r ồi thì cũng gi ống nh ư là ch ưa tăng l ương v ậy, không c ải thi ện đ ược gì đ ời s ống c ủa ng ười viên ch ức."
Việc tăng giá - tăng lương là điều đương nhiên vẫn xảy ra ở tất cả các nước. Tuy nhiên, một giải pháp tốt sẽ làm cho việc tăng lương không tạo ra áp lực tăng giá đột biến, để cho những người làm công ăn lương không cảm thấy mỗi lần tăng lương lại là một lần bị thiệt thòi.
Để cho cụm từ “Giá – Lương –Tiền” một ngày nào đó không còn là một nỗi ám ảnh cần phải có một chính sách đúng đắn và phù hợp để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tâm lý xã hội, và từ đó sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững hơn.