Đà Nẵng cần mở ‘Phố đèn đỏ” để thu hút du lịch?
2020.07.21
Đề xuất lập khu “Phố đèn đỏ”
Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam (VITOURS), ông Lê Tấn Thanh Tùng vừa mới đây đưa ra đề nghị với Chính quyền Đà Nẵng rằng cần đề xuất với Quốc hội và Chính phủ cho thí điểm triển khai “Phố đèn đỏ”. Bởi vì đó là nhu cầu không thể thiếu của người đi du lịch và nhất là du khách quốc tế.
Đề nghị này được nêu lên tại Tọa đàm “Kích cầu du lịch Đà Nẵng-Vai trò của sản phẩm, dịch vụ giải trí về đêm”, do Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Hãng hàng không Vietnam Airlines cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Sun World tổ chức vào hôm 10/7.
Ông Phó Tổng giám đốc VITOURS trong văn bản tham luận giải thích rằng các hoạt động vui chơi, giải trí, nghệ thuật, ẩm thực trong thực trạng sản phẩm dịch vụ giải trí về đêm trong thời gian qua phát triển khá đa dạng và sôi động. Tuy nhiên, vẫn chưa hấp dẫn du khách và cần có nhiều đột phá cả về sản phẩm lẫn chính sách. Và, ý tưởng thử nghiệm thành lập “Phố đèn đỏ” có quản lý chặt chẽ như là hình thức mang tính đột phá.
Đại diện của VITOURS cho rằng Chính quyền thành phố Đà Nẵng cần lập quy hoạch và tạo cơ chế thực hiện “Phố đèn đỏ” tại một khu du lịch/resort khép kín, giống như kiểu tại casino Crown Plaza. Đồng thời, đội ngũ phục vụ không phải là người Việt Nam, được cấp phép hành nghề, khám sức khỏe và đóng thuế tiêu dùng đặc biệt thật cao.
Theo tôi thì tôi sẽ ủng hộ việc nên tạo ra kinh doanh mại dâm ở Việt Nam. Tôi thấy cái nhu cầu của xã hội thì cũng nên mở. Tại vì nếu không mở ở Việt Nam thì người dân Việt Nam (liên quan đến mại dâm) cũng đi đến những nước khác. Vì vậy, nên mở công khai ở Việt Nam để tạo việc làm. Tôi thấy như các tụ điểm karaoke, vũ trường…cũng có hoạt động mại dâm trong đó mà. Họ không được hoạt động công khai thì hành nghề lén lút. Nhưng các nơi đó đều phải chi tiền ‘bảo kê’ cho giới xã hội lẫn chính quyền nữa. Mặt trái của xã hội là bị cấm nhưng vẫn tồn tại hoạt động ngầm. Thay vì cấm thì cứ không khai. Nhiều khi mở thì còn kiểm soát được
-Nhân viên Vietnam Airlines ẩn danh
Đề xuất không mới nhưng chưa có tiền lệ
Báo giới quốc nội ghi nhận đề xuất của Phó Tổng giám đốc VITOURS, ông Lê Tấn Thanh Tùng được đánh giá là rất nghiêm túc và được Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự đồng tình. Tuy vậy, vì đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và chưa có tiền lệ nên giới chức lãnh đạo ngành du lịch và Chính quyền Đà Nẵng không nêu ý kiến nào liên quan đề nghị của đại diện VITOURS tại buổi tọa đàm.
Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình, vào tối ngày 21/7 xác nhận với RFA rằng rõ ràng đó là vấn đề rất tế nhị, bởi do bản chất vẫn là câu chuyện có nên nhìn nhận, hay thậm chí là có nên cho phép mại dâm tồn tại như một nghề hay không? Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh:
“Dẫu rằng người ta có đề xuất lập khu phố đèn đỏ ở một nơi nào đó để thu hút khách du lịch nước ngoài hay người nước ngoài vào Việt Nam hành nghề, chẳng hạn…Tất cả đều là ngụy biện. Ở đây, tôi muốn chỉ ra bản chất của câu chuyện quan chức của ngành du lịch nêu lên như vậy là dường như họ kiếm một cái cớ, một cơ hội để diễn thuyết, để vận động cho việc đó được thừa nhận. Cho dù được thừa nhận trong một bối cảnh xem như rất đặc thù, xem như có một lý do rất chính đáng để nhằm hướng tới kích cầu và tăng trưởng du lịch.”
Trong gần một thập niên qua, các phúc trình của Liên Hiệp Quốc về mại dâm và luật pháp ở Châu Á-Thái Bình Dương đã từng đề cập đến tình trạng mại dâm ở Việt Nam cũng như phụ nữ Việt hành nghề mại dâm tại một số quốc gia như Singapore hay Malysia…
Các hội thảo xoay quanh chủ đề mại dâm tại Việt Nam nên được hợp thức hóa hay không, cũng được tổ chức trong những năm gần đây với sự tham gia của giới chuyên gia. Quan điểm của các vị chuyên gia thể hiện sự đối lập khá rạch ròi, giữa một bên là thừa nhận và hợp thức hóa mại dâm và một bên phản đối vì quan điểm về thuần phong mỹ tục và văn hóa của Việt Nam.
Cụ thể như tại Hội thảo quan điểm định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm, được tổ chức hồi cuối tháng 3/2018, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), ông Nguyễn Trọng Đạt cho rằng phải xem mại dâm là một nghề và người bán dâm phải đăng ký, được khám sức khỏe định kỳ hàng tháng, thành lập tổ chức để kiểm soát và có nộp thuế cho Nhà nước…
Chuyên gia tội phạm học, trung tá Đào Trung Hiếu, thuộc Bộ Công an, nhìn nhận hoạt động mại dâm là một thực tế xã hội và đang thách thức mọi nỗ lực để kiểm soát. Do đó, nên chấp nhận và được kiểm soát bằng luật pháp.
Trái lại, Luật sư Trương Anh Tú, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã phản bác rằng nếu hợp pháp hóa thì mại dâm sẽ phức tạp hơn. Luật sư Trương Anh Tú lập luận rằng tiền thuế Nhà nước thu về sẽ không thể so sánh được với chi phí bỏ ra để duy trì hệ thống “Phố đèn đỏ” và y tế cho gái bán dâm, cũng như truy quét các loại tội phạm từ những hệ lụy của hoạt động mại dâm tạo ra. Bên cạnh đó, còn có tình trạng tồn tại song song mại dâm hợp pháp và mại dâm bất hợp pháp, vì không loại trừ những trường hợp trốn thuế nên việc quản lý càng phức tạp hơn.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, tại Hội thảo đã nêu lên quan điểm của ông rằng khi đưa mại dâm vào quản lý thì sẽ phòng trừ được các dịch bệnh và các vấn đề liên quan đến tiền bạc, thu thuế, khống chế tội phạm..., thậm chí còn là bảo vệ người lao động trong lĩnh vực này. Đặc biệt, quản lý được sẽ giúp làm lành mạnh xã hội thay vì cứ để nó hoạt động chui lủi, vô kiểm soát.
Đài RFA nếu câu hỏi với tiến sĩ Trịnh Hòa Bình rằng trong trường hợp đề xuất của Phó Tổng giám đốc VITOURS được giới lãnh đạo cân nhắc và chấp thuận cho thử nghiệm, thì vô hình trung cũng không giải quyết gì được cho tình trạng hoạt động mại dâm ở trong nước hay không? Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình giải đáp với chúng tôi:
“Tôi cho rằng một khi đã nhìn nhận, xem xét cho các hoạt động đó tồn tại trong lòng quốc gia, cương thổ nước này thì dẫu rằng người nước ngoài hay không phải người nước ngoài thì vẫn là câu chuyện đấy mà thôi. Và nếu chúng ta nhìn nhận một hình thức cho phép người nước ngoài được làm, mà người nước mình không được làm thì lại dẫn đến câu chuyện phân biệt ở đấy sự ‘thua thiệt’ lại xảy ra đối với con dân nước Việt; mặc dù trên thực tế người ta vẫn thực hiện, chứ không phải không cho làm thì người ta sẽ không làm. Và phải chăng vì không cho làm thì người ta vẫn lén lút làm? Trên thực tế thì nhóm xã hội đó vẫn bị bốc lột. Khi nếu chúng ta thừa nhận công khai thì người làm nghề mại dâm đóng thuế, được cấp thẻ môn bài, được chữa bệnh…Còn nếu không thì nhóm đó vẫn thả nổi, vẫn phải chịu tình trạng dịch tễ học của mình…Cho nên ở đây có hàng loạt những vấn đề phức tạp mà chưa giải quyết được.”
Đài RFA cũng được nghe một nhân viên của hãng hàng không Vietnam Airlines chia sẻ rằng qua ghi nhận cá nhân, vì công việc phải thường xuyên bay đến những quốc gia lân cận Việt Nam như Thái Lan, Malaysia…thì bản thân mình ủng hộ hợp thức hóa mại dâm tại Việt Nam.
Nhân viên ẩn danh này lý giải:
Nếu chúng ta nhìn nhận một hình thức cho phép người nước ngoài được làm, mà người nước mình không được làm thì lại dẫn đến câu chuyện phân biệt ở đấy sự ‘thua thiệt’ lại xảy ra đối với con dân nước Việt; mặc dù trên thực tế người ta vẫn thực hiện, chứ không phải không cho làm thì người ta sẽ không làm. Và phải chăng vì không cho làm thì người ta vẫn lén lút làm? Trên thực tế thì nhóm xã hội đó vẫn bị bốc lột. Khi nếu chúng ta thừa nhận công khai thì người làm nghề mại dâm đóng thuế, được cấp thẻ môn bài, được chữa bệnh…Còn nếu không thì nhóm đó vẫn thả nổi, vẫn phải chịu tình trạng dịch tễ học của mình…Cho nên ở đây có hàng loạt những vấn đề phức tạp mà chưa giải quyết được
-Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình
“Theo tôi thì tôi sẽ ủng hộ việc nên tạo ra kinh doanh mại dâm ở Việt Nam. Tôi thấy cái nhu cầu của xã hội thì cũng nên mở. Tại vì nếu không mở ở Việt Nam thì người dân Việt Nam (liên quan đến mại dâm) cũng đi đến những nước khác. Vì vậy, nên mở công khai ở Việt Nam để tạo việc làm. Tôi thấy như các tụ điểm karaoke, vũ trường…cũng có hoạt động mại dâm trong đó mà. Họ không được hoạt động công khai thì hành nghề lén lút. Nhưng các nơi đó đều phải chi tiền ‘bảo kê’ cho giới xã hội lẫn chính quyền nữa. Mặt trái của xã hội là bị cấm nhưng vẫn tồn tại hoạt động ngầm. Thay vì cấm thì cứ không khai. Nhiều khi mở thì còn kiểm soát được.”
Hồi hạ tuần tháng 12/2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng tuyên bố rằng Việt Nam “đã kiên định quan điểm không công nhận hoạt động mại dâm là hợp pháp”.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, vào tối hôm 21/7 nói với RFA rằng tuyên bố này của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có thể xem như là “một lời nguyền của thế chế” và với cung cách nhìn nhận như thế thì theo ông, giới chức lãnh đạo Việt Nam vẫn không thay đổi quan điểm.
Mặc dù vậy, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình lưu ý rằng thực trạng mại dâm vẫn tồn tại và sẽ đến một thời điểm mà không bị “cấm đoán”, qua ví dụ về hôn nhân đồng tính tại Việt Nam hiện tại phía chính quyền chưa chính thức chấp nhận hợp pháp, nhưng cũng không khắt khe cấm đoán như trước đây.
Số liệu ghi nhận của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), phổ biến hồi năm 2018, thì Việt Nam có khoảng 100.000 người bán dâm; trong đó, người bán dâm là nữ có đến 75.000 người.