Chắc hẳn dư luận vẫn chưa quên được trận khủng bố 911 nhắm vào nước Mỹ, cách đây 9 năm khiến hàng ngàn người chết và hàng ngàn người khác bị thương. Cuộc chiến ngăn chống khủng bố có mang lại thành quả như mong muốn không, vì sao các hành vi sát nhân vẫn tiếp diễn khắp nơi, cộng đồng thế giới phải đối phó ra sao đối với các tổ chức khủng bố quá khích? Mời quý vị theo dõi câu chuyện giữa Đỗ Hiếu với ông Đại Dương, nhà bình luận thời sự trên các diễn đàn và cơ quan truyền thông Việt Ngữ.
Kết quả đạt được rất khiêm nhường
Đỗ Hiếu: Theo dõi thời cuộc thế giới thì gần đây khủng bố đã xuất hiện giết người khắp nơi, ông nghỉ như thế nào về chiến lược ngăn chống khủng bố quốc tế trong vòng 10 năm qua, đặc biệt là năm 2010 này, thưa ông?
Cuộc chiến chống khủng bố từ năm 2001 đến giờ, đã gần 10 năm trời, nhưng có lẻ kết quả đạt được không đúng như mong muốn.<br/>
Đại Dương: Cuộc chiến chống khủng bố từ năm 2001 đến giờ, đã gần 10 năm trời, nhưng có lẻ kết quả đạt được không đúng như mong muốn. Thậm chí có một vị tướng Anh đã nói rằng, không thể thắng ở Afghanistan, cái chiến lược đó nhằm thu hút các tay súng quá khích Hồi giáo tại nước đó và tại Iraq. Ngay tại Iraq, Mỹ đã sắp xếp thành lập một chính quyền để họ có thể rút quân, còn một khi rút quân rồi thì tình hình Iraq như thế nào, không ai có thể đoán trước, nhưng người ta cho là sẽ không tốt đẹp.
Các tay súng khủng bố tại Afghanistan và Iraq sẽ tỏa ra khắp thế giới, và đó là một mối lo. Mặc dù nói là đã đánh Al Qeada, nhưng rõ ràng nhóm này càng lớn mạnh, họ đề ra một chiến thuật rất lạ, họ huấn luyện người tại Afghanistan để có thể đương đầu với quân sĩ ngoại quốc rồi họ lại rút đi, hiện nay ban lãnh đạo của Al Qeada được chuyển sang Châu Phi. Nếu nói là thắng được cuộc chiến chống khủng bố thì không thấy được điều đó, mà nếu nói thất bại thì cũng hơi quá, nhưng kết quả đạt

được rất hạn chế.
Nếu nói là thắng được cuộc chiến chống khủng bố thì không thấy được điều đó, mà nếu nói thất bại thì cũng hơi quá, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế.<br/>
Đỗ Hiếu: Ông nghĩ sao về sự phát triển của các tổ chức khủng bố quốc tế?
Đại Dương: Trong tháng 10, cơ quan tình báo Hoa Kỳ cảnh cáo là các tổ chức khủng bố sẽ đánh bom khắp nơi, Châu Âu cũng như là Châu Mỹ, kết quả là tại Anh, đã bắt được những người âm mưu phá hoại, khủng bố, rồi đến Ý, Hà Lan, Hoa Kỳ. Vấn đề đó đặt ra câu hỏi là liệu an ninh có được bảo đảm tại Châu Âu và Mỹ đối với các hoạt động của khủng bố quốc tế hay không? Tại sao lại có tình trạng như vậy, nếu chiến trường Afghanistan và Iraq yên ổn thì khủng bố sẽ chú ý đến Châu Âu và Châu Mỹ.
Một số người cho rằng, nếu Hoa Kỳ thất bại ở Iraq và Afghanistan thì nền an ninh của nước Mỹ bị đe dọa, có người cho lập luận đó hơi thái quá, nhưng ngày càng thấy lập luận đó là đúng
Một số người cho rằng, nếu Hoa Kỳ thất bại ở Iraq và Afghanistan thì nền an ninh của nước Mỹ bị đe dọa, có người cho lập luận đó hơi thái quá, nhưng ngày càng thấy lập luận đó là đúng, bởi vì người Hồi giáo không ngưng lại trên địa bàn họ đang ở, nghĩa là trong vùng Trung Đông hoặc Nam Á, mà họ sẽ lan tràn khắp thế giới, vì trên nguyên tắc Hồi giáo là một chủ nghĩa thống trị.
Bình thường, những cộng đồng Hồi giáo tại các nước Tây Phương nói rằng, Hồi giáo là một đạo hòa bình, tuy nhiên lịch sử đã từng chứnng minh Hồi giáo là một đạo quá khích, ngay trong những người đồng đạo, cùng chung giòng máu, họ vẫn tàn sát nhau không thương tiếc, làm sao họ có thể sống hòa bình với các sắc dân khác. Sở dỉ họ phải sống hòa bình, vì họ phải chịu khuất phục, bị đè nén, bị kiềm chế, nên không thực hiện được ý muốn của họ.
có một số đạo sĩ, tu sĩ Hồi giáo bị các quốc gia gốc, như Á Rập Xê Út trục xuất vì họ hô hào bạo lực, chống chính quyền thì nước Anh lại giơ tay đón tiếp họ, nuôi dưỡng họ, ở Mỹ cũng có một trường hợp như vậy. Những người đó đến Âu Mỹ, được bảo vệ,
Ở tại Châu Mỹ chẳn hạn, người Tây Phương muốn quảng bá nền tự do ngôn luận, tự do thông tin, nhưng điều đó lại mang lại tai hại hết sức lớn, ví dụ có một số đạo sĩ, tu sĩ Hồi giáo bị các quốc gia gốc, như Á Rập Xê Út trục xuất vì họ hô hào bạo lực, chống chính quyền thì nước Anh lại giơ tay đón tiếp họ, nuôi dưỡng họ, ở Mỹ cũng có một trường hợp như vậy. Những người đó đến Âu Mỹ, được bảo vệ, nhưng họ bắt đầu thâm nhập vào cộng đồng Hồi giáo nơi đó, và tuyên truyền bạo lực, tuyển mộ nhân viên, tiếp tục con đường làm thế nào để thống trị được Tây Phương.
Những kẽ hở của môi trường tự do và dân chủ
Đỗ Hiếu: Dư luận cũng phơi bày mặt trái của môi trường tự do, dân chủ, nhờ vậy mà các lực lượng quá khích mới có thể truyền bá được giáo lý ca ngợi bạo lực, chiêu bài thánh chiến, ông nghỉ sao về lập luận đó?
Đại Dương: Điều đó hòan tòan đúng, lý do là hiện nay tại Châu Âu có 25 triệu người Hồi giáo, tại Châu Mỹ có 10 triệu người, cộng đồng đó di dân vì nhiều lý do khác nhau, có điều duy nhất là họ không họi nhập vào công đồng Âu Mỹ. Khi mới sang Tây Phương, họ bắt đầu ăn mặc và sống theo cách mới, nhưng với sự tuyên truyền của các giáo sĩ, họ lại chuyển hướng

muốn quay về với quá khứ, nghĩa là trở lại với tập tục của người Hồi giáo.
hiện nay tại Châu Âu có 25 triệu người Hồi giáo, tại Châu Mỹ có 10 triệu người, cộng đồng đó di dân vì nhiều lý do khác nhau, có điều duy nhất là họ không họi nhập vào công đồng Âu Mỹ
Các giáo sĩ áp đặt trong cộng đồng Hồi giáo, luật Sariah rất khắt khe, nên ngày nay lại có các kiểu thời trang Hồi giáo tại Tây Phương, đang bán rất chạy. Tại Thổ Nhỉ Kỳ, là một đất nước Âu hóa khá nhiều, mới đây chính vợ của ông thủ tướng lại trùm khăn trên đầu, mà trước đây không làm, để chứng tỏ mình là người theo Hồi giáo.
Bên Ai Cập, trước đây phụ nữ không thích ăn mặt theo kiểu trùm đầu, nhưng ngày nay số người trùm đầu, ngày càng đông. Câu trả lời là ảnh hưởng của giáo sĩ Hồi giáo quá lớn, các cộng đồng người Hồi không thể nào thóat khỏi sự kiểm soát của họ, về mọi mặt. Thí dụ thứ hai là hệ thống pháp luật của nước Mỹ, xét xử khủng bố trước tòa án dân sự, tôi cho đó là sai lầm, lý do dẫn chứng dễ hiểu là trong cuộc chiến, nếu người lính vô tình bắn chết một thường dân thì người lính đó bị xét xử như tội phạm chiến tranh, còn trường hợp một người ôm bom giết nhiều người, thì lại xử theo như kẻ cướp giết người, tổ chức toà án và luật pháp đều khác nhau. Như vậy, khủng bố phải được xét xử trước tòa án quân sự với tội danh rõ ràng là tội phạm chiến tranh.
trước đây phụ nữ không thích ăn mặt theo kiểu trùm đầu, nhưng ngày nay số người trùm đầu, ngày càng đông. Câu trả lời là ảnh hưởng của giáo sĩ Hồi giáo quá lớn, các cộng đồng người Hồi không thể nào thóat khỏi sự kiểm soát của họ, về mọi mặt.
Những người tội phạm đó được xét xử trước tòa án dân sự, được nuôi dưỡng trong nhà tù, thì người dân phải đóng thuế, lẻ ra nếu chỉ xử họ tại tòa án quân sự, sẽ ít tốn kém hơn, chính xác hơn, đối với tội trạng mà họ mắc phải. Khủng bố lại được người Hồi giáo coi như những anh hùng.
Đỗ Hiếu: Việc Wikileaks phát tán tài liệu bí mật có ảnh hưởng gì đến hoạt động khủng bố không, thưa ông?
Đại Dương: Bí mật tòan thư tức Wikileaks phô bày nhiều thứ, tạo nên một luồn dư luận thù ghét người Tây Phương, trong thế giới Hồi giáo. Họ còn tiết lộ những cơ sở bí mật, nhất là của Mỹ, trên tòan thế giới. Tài liệu bí mật liên quan đến các cơ sở quan trọng của Hoa Kỳ, rất là khó, bởi vì không vào được, nhưng bây giờ, nếu khủng bố muốn có tài liệu bí mật để chuẩn bị cho một cuộc tấn công kho đạn hay một căn cứ thì Wikileaks đã giúp họ tài liệu rất chính xác. Không biết trong tương lai,

Wikileaks sẽ công bố những cái gì nửa, nhưng cho tới giờ thiệt hại rất lớn, vì khủng bố không chỉ ở trong căn cứ mà còn lan rộng ra khắp các cộng đồng.
Đỗ Hiếu: Cộng đồng nhân loại phải đương đầu với khủng bố như thế nào thưa ông?
Đại Dương: Theo tôi, từ trước giờ công đồng quốc tế chỉ nhắm vào điểm duy nhất là những người quá khích thôi, nhưng ai ủng hộ những người quá khích, đó là những đồng lõa. Hiện nay, Hoa Kỳ và các nước Tây Phương đang cố gắng ngăn chặn các nguồn tài chánh, tài trợ, nhưng công việc đó rất khó khăn. Vấn đề đặt ra là có một viên chức Anh nói rằng, phải làm thế nào để cộng đồng Hồi giáo tại các nước Âu Mỹ, hòa nhập với người dân nơi đó.
Tổng thống Nicholas Sarcozy quyết định cấm trùm đầu, ra ngoài phố hay nơi công cộng, buộc họ phải hội nhập vào xã hội đó, cũng như buộc họ phải thay đổi nếp sống của họ, nếu không, nay mai dân số Hồi giáo tại Châu Âu, Châu Mỹ sẽ nở ra một cộng đồng Hồi giáo rất lớn, trở nên một ốc đảo
Người Hồi giáo khi đến Tây Phương đã chấp nhận mình phải thay đổi cuộc sống để hội nhập vào xã hội nơi đó.
Sau đó họ lại quay lại với quan niệm cũ, vấn đề đặt ra là nếu muốn nhập vào xã hội Tây Phương, người Hồi giáo cần phải thay đổi nếp sống, như tại Pháp, mặc dù cộng đồng Hồi giáo chống đối rất quyết liệt và cả thế giới Hồi giáo lên án, nhưng tổng thống Nicholas Sarcozy quyết định cấm trùm đầu, ra ngoài phố hay nơi công cộng, buộc họ phải hội nhập vào xã hội đó, cũng như buộc họ phải thay đổi nếp sống của họ, nếu không, nay mai dân số Hồi giáo tại Châu Âu, Châu Mỹ sẽ nở ra một cộng đồng Hồi giáo rất lớn, trở nên một ốc đảo, giống như một nước Châu Phi, hay Nam Á, Trung Đông, trong lòng một quốc gia, như vậy sẽ là một nguy cơ ngày càng lớn.
Phía Tây Phương, cần phải xác định rõ ràng, những cộng đồng Hồi giáo đó, bắt buộc phải hội nhập mà không có sự cách biệt, và dùng tất cả mọi biện pháp để triệt tiêu được nguy cơ của khủng bố quốc tế.
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn ông Đại Dương đã dành thời giờ cho đài chúng tôi.