Nối vòng tay lớn đến dân oan, các nhà đấu tranh

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014.07.06
Người nông dân mất đất chịu mọi thiệt thòi Người nông dân mất đất chịu mọi thiệt thòi
AFP

Các thành phần đấu tranh bị chính quyền trù dập, bỏ tù và nhiều dân oan mất gia sản bị lâm vào cảnh khốn cùng lâu nay được những nhóm và cá nhân hảo tâm ở nước ngoài và ngay cả trong hổ trợ về mặt vật chất.

Thực tiễn đó ra sao?

Giúp đỡ thành phần bị dồn vào đường cùng

Nhiều người tại Việt Nam khi chấp nhận tham gia con đường đấu tranh cho công lý, sự thật, chống tham nhũng và cả việc bảo vệ chủ quyền đất nước trước nạn xâm lăng của Trung Quốc… đều bị dồn đến bước đường cùng là không thể tiếp tục hoạt động mưu sinh như trước khi dấn thân vào con đường vì con người và tổ quốc như thế.

Bên cạnh đó là biết bao người dân bị chính quyền địa phương thu hồi đất đai, tài sản một cách phi pháp phải đi khiếu kiện lâu năm cũng rơi vào cảnh bán hết sản nghiệp để đi kiện, rồi trở thành người vô sản. Đó là những người dân oan ngày ngày khiếu kiện tại các cơ quan Trung ương ở Hà Nội và Sài Gòn.

Trước thảm cảnh của những đồng bào như thế nhiều hội nhóm và cá nhân ở nước ngoài và cả trong nước đã quyên góp hay bỏ tiền túi ra để gửi đến giúp cho họ như là một sự động viên về mặt tinh thần và chia xẻ khó khăn vật chất.

Gần đây thêm một nhóm có tên Quỹ Ngòi bút tự do tại Canada ra tuyên bố với mục đích là toàn tâm toàn ý ủng hộ mọi tiếng nói dũng cảm đấu tranh cho sự thay đổi và đa dạng hóa tư tưởng tại Việt Nam.

Chúng tôi chủ trương hướng đến những người nói lên tiếng nói đúng, bất kể người đó là nhà văn, nhà báo hay là những thanh niên trẻ. Những người đó đã nói lên được tiếng nói đúng trước tình hình đất nước như vậy và những tiếng nói đó có sức lan tỏa là điều đáng quí, đáng trân trọng

Ông Phạm Ngọc Cương

Ông Phạm Ngọc Cương, người đại diện cho Quỹ Ngỏi Bút Tự do, cho biết những đối tượng trong nước mà quỹ này nhắm đến:

Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải  hiện nay vẫn còn bị giam giữ từ hơn 6 năm qua (ảnh Đại Đoàn Kết)
Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải hiện nay vẫn còn bị giam giữ từ hơn 6 năm qua (ảnh Đại Đoàn Kết)
Nguồn Đại Đoàn Kết

Thời đại này rất khác ngày xưa: cách đây khoảng 50-60 năm thì tại một thành phố của Việt Nam chí có một vài người có khả năng viết, có khả năng làm văn, làm báo. Hiện nay cùng với thời đại truyền thông, cùng với các phương tiện mạng xã hội, nhiều người công dân có thể nói lên tiếng nói vì trình độ dân trí tiến lên nhiều bậc rồi, thành ra chúng tôi không chủ trương chỉ hướng đến các nhà văn, nhà báo mà chúng tôi chủ trương hướng đến những người nói lên tiếng nói đúng, bất kể người đó là nhà văn, nhà báo hay là những thanh niên trẻ. Những người đó đã nói lên được tiếng nói đúng trước tình hình đất nước như vậy và những tiếng nói đó có sức lan tỏa là điều đáng quí, đáng trân trọng.

Ông cũng cho biết hình thức mà Quỹ Ngòi Bút Tự do hỗ trợ cho những tiếng nói dũng cảm đấu tránh cho sự thay đổi và đa dạng hóa tư tưởng tại Việt Nam thuộc mọi thành phần như thế:

Việc đầu tiên chúng tôi muốn tất cả những người nào đang bị giam cầm, tất cả những người vừa bị bắt giữ, chưa có án. Và những người đó là những tiếng nói ôn hòa nhằm đòi hỏi cho một đất nước Việt Nam dân chủ và thay đổi. Chúng tôi hết sức ủng hộ họ. Việc ủng hộ có nhiều hình thức: ủng hộ về vật chất, tinh thần, ủng hộ về khả năng. Khả năng tinh thần đầu tiên mà chúng tôi có thể làm được là chúng tôi tìm mọi cách để cho quốc tế can thiệp cho những tiếng nói đó, chúng tôi vận động bên ngoài can thiệp vào cho trong nước. Thứ hai nếu những tiếng nói đó ở Việt Nam bây giờ mà bị triệt đường sinh sống, vô cùng khó khăn thì chúng tôi sẽ bằng mọi cách để hổ trợ và liên lạc để giúp cho họ.

Sự hỗ trợ đó rất cần thiết cho những gia đình tù nhân lương tâm gặp khó khăn. Đó cũng là sự động viên một chút cho phong trào đấu tranh dân chủ

bà Nguyễn thị Huần

Cần thiết hỗ trợ

Tình cảnh của những người tham gia đấu tranh phải rơi vào cảnh khốn cùng, được chính người trong cuộc là bà Nguyễn thị Huần, một dân oan, tù nhân nay trở thành một người của Hội Bầu Bí Tương Thân tại Việt Nam, chuyên lo thăm nom những tù nhân lương tâm và những người dân oan khốn khó khác, cho biết sự cần thiết của nguồn hổ trợ như thế:

Những người dân oan kêu gọi công lý (Files photos)
Những người dân oan kêu gọi công lý (Files photos)
Files photos

Sự hỗ trợ đó rất cần thiết cho những gia đình tù nhân lương tâm gặp khó khăn. Đó cũng là sự động viên một chút cho phong trào đấu tranh dân chủ.

Khi người ta đi đấu tranh bị Đảng Cộng sản Việt Nam bắt bớ, giam cầm, thậm chí khống chế kinh tế của gia đình.

Nhà hoạt động Trần Thị Nga ở Hà Nam, hiện đang trong thời gian dưỡng thương do bị côn đồ truy sát đánh gãy xương bánh chè trong một dịp đến thăm một nhà hoạt động khác là Nguyễn Tường Thụy hồi ngày 25 tháng 5 cũng cho biết việc các thành phần đấu tranh như bà bị dồn vào đường cùng thế nào:

Chính quyền dùng công an đàn áp, ví dụ như buôn bán thì họ dùng đủ các kiểu, đủ hình thức như trốn thuế, an toàn thực phẩm…để khống chế không còn khả năng buôn bán nữa; còn những ai đi làm ở các cơ quan Nhà Nước hay làm thuê làm mướn ở đâu đó đều bị công an gây áp lực để khống chế không có công ăn việc làm. Mục đích của họ là để không còn công ăn việc làm, không có tiền đi lại để đấu tranh nữa.

Phản ứng đối với qui chụp nhận tiền nước ngoài

Nhiều nhà đấu tranh khi an ninh làm việc đã bị chất vấn và qui chụp về vấn đề nhận tiền nước ngoài như là một lý do nhằm buộc tội họ chống lại Nhà Nước.

Bất kể ai cho thì chúng tôi có quyền nhận vì Nhà Nước còn cử lãnh đạo đi ra quốc tế xin giúp đỡ, vay mượn, quyên góp; nên chúng tôi là người dân ai quan tâm, giúp đỡ chúng tôi đều có quyền nhận

Chị Trần Thị Nga

Tuy nhiên những người như bà Nguyễn Thị Huần và chị Trần Thị Nga đều bác bỏ cho rằng sự qui chụp như thế là vô lý. Họ đều đưa ra lập luận tại sao ngay cả chính quyền cũng ra nước ngoài vận động viện trợ, trong khi người dân khó khăn nhận tiền của người khác giúp đỡ thì lại bị lên án.

Bà Nguyễn thị Huần nói:

Tôi có nói và nhiều lần người ta cũng nói rồi: ‘lá lành đùm lá rách’. Người ta thấy trường hợp của dân oan quá oan ức và bất công, người ta giúp không phải là sai. Tôi là con thuyền chuyển (các khoản đó) từ bến này đến bến khác. Đó là phần công, còn những người gửi về họ làm từ thiện. Những người dân oan, đấu tranh không còn gì hết thì phải ‘ăn xin’ từ Liên hiệp quốc trở xuống để kiếm sống. Các ông không cho nhận trong khi các ông hết đoàn này đến đoàn khác đi các nước xin tài trợ!

Chị Trần Thị Nga cũng cho biết:

Bất kể ai cho thì chúng tôi có quyền nhận vì Nhà Nước còn cử lãnh đạo đi ra quốc tế xin giúp đỡ, vay mượn, quyên góp; nên chúng tôi là người dân ai quan tâm, giúp đỡ chúng tôi đều có quyền nhận.

Thực tế chứng minh công việc lớn nào cũng đòi hỏi phải có đồng lòng, chung tay góp sức của nhiều người. Người góp công, người góp của. Trong công cuộc đấu tranh hiện nay sự chung tay góp sức như thế cũng đem lại những kết quả cụ thể như trường hợp tù nhân Đỗ thị Minh Hạnh vừa được trả tự do. Đó là sự kiên gan của chính bản thân cô trong nhà tù, sự nhẫn nại của bà mẹ và nhiều tiếng nói khắp nơi trên thế giới lên tiếng cho cô vì một đất nước Việt Nam công bằng, dân chủ, thượng tôn pháp luật.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.