Vì sao trình độ Anh ngữ của học sinh Việt Nam phát triển mà điểm thi tốt nghiệp kém?

0:00 / 0:00

Kết quả cao hơn năm trước, nhưng vẫn dưới trung bình

Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết có 749 ngàn thí sinh thi môn Anh văn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2020, diễn ra trong hai ngày 9 và 10/8.

Bộ Giáo dục-Đào tạo vừa công bố kết quả thi đợt 1, cho thấy điểm trung bình bộ môn Anh văn là 4,58/10, chiếm tỷ lệ hơn 63%. Bên cạnh đó, có 543 thí sinh bị điểm thi Anh văn dưới 1 điểm, chiếm 0,07% và tăng 1,3 lần so với năm 2019.

Học sinh ở TP.HCM được ghi nhận đạt điểm trung bình cao nhất ở mức 5,85 điểm. Trong khi đó, học sinh ở các tỉnh vùng núi phía Bắc bao gồm Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang đạt điểm thấp nhất.

Theo phân tích của Bộ Giáo dục-Đào tạo thì điểm thi trung bình môn Anh văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cao hơn so với năm 2019, ở mức 4,38/10. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục thấp nhất, so với các môn thi còn lại trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều năm qua.

“Em cảm thấy cũng khó. Nhất là một vài phần khó để lấy điểm chính thôi, chứ còn phần điểm khác thì em nghĩ chắc dễ.”

<i>Em thấy đúng là trình độ tiến Anh của giới trẻ bây giờ thì phát triển hơn, nhưng mà họ mạnh hơn về mặt kỹ năng mềm. Ví dụ như họ phát triển về kỹ năng giao thiếp, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt hơn. Còn việc đi thi thì chỉ dừng lại ở mức gọi là đánh đố học sinh trong suy nghĩ, suy luận về văn phạm thôi. Trong khi đó về khía cạnh này thì học sinh ít chú tâm tới nhiều hay không áp dụng trong đời sống nên họ cũng không quan tâm lắm. Điểm thi thấp nhưng trình độ thì cao, hoàn toàn trái ngược nhau như vậy<br/>-Bạn Phú, học sinh THPT</i>

Trên đây là chia sẻ của một thí sinh ở TP.HCM, tên Huy, về môn thi tốt nghiệp Anh văn năm học 2020.

Bạn Huy nhận xét rằng cũng khó mà đánh giá đề thi Anh văn năm nay khó hay dễ vì trong phòng thi có 24 đề thi khác nhau và tùy theo khả năng học tập của mỗi học sinh.

Bạn Phú, một thí sinh khác, cũng ở TP.HCM đạt điểm cao trong bộ môn Anh văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, vào tối ngày 1/9 nói với RFA về các chương trình học tiếng Anh mà học sinh phổ thông tại Việt Nam đang theo học.

“Em thấy giáo trình trong trường chỉ gọi là sơ cấp thôi. Nếu muốn bổ sung thì tự mình phải củng cố kiến thức bên ngoài nhà trường. Kiến thức (Anh văn) trong trường thì chỉ để đi thi thôi. Còn như áp dụng trong đời sống thì cần phải học thêm ở bên ngoài nhiều lắm. Ở trong trường thì thường dạy về văn phạm, ngữ pháp. Còn phát âm, nói lưu loát, nghe tốt thì học sinh phải tự bổ sung hoặc nâng cao khả năng bằng nhiều phương pháp khác. Còn trong trường hầu như chỉ dạy ngữ pháp là nhiều."

Trong bản tin, phiên bản Anh ngữ của VnExpress, đăng tải ngày 27/8, ghi nhận môn học tiếng Anh được bắt đầu dạy cho học sinh lớp 3 trở lên trong hệ thống trường công lập ở Việt Nam. Phương pháp giảng dạy chủ yếu là tập trung vào ngữ pháp và từ vựng.

VnExpress dẫn lời một số chuyên gia giáo dục cho biết trình độ Anh ngữ của học sinh Việt Nam trong khỏang vài năm qua được cải thiện nhờ vào các nguồn như internet, phim tiếng Anh trình chiếu trên kênh truyền hình cáp và phụ huynh đầu tư cho con em học thêm tiếng anh ở trung tâm ngoại ngữ.

Thế nhưng, một nghịch lý vẫn tồn tại là điểm thi tốt nghiệp bộ môn Anh văn của đa số học sinh Việt Nam vẫn thấp dưới trung bình.

Ảnh minh họa. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink (thứ ba, bìa trái sang) và Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Phúc (thứ tư, bìa trái sang) tại lễ ký kết Hiệp định Thực thi về giảng dạy tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình, ngày 10/7/2020.
Ảnh minh họa. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink (thứ ba, bìa trái sang) và Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Phúc (thứ tư, bìa trái sang) tại lễ ký kết Hiệp định Thực thi về giảng dạy tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình, ngày 10/7/2020. (Courtesy: moet.gov.vn)

Nguyên nhân và giải pháp

Bạn Phú lên tiếng giải thích vì sao có nghịch lý như thế:

“Em thấy đúng là trình độ tiến Anh của giới trẻ bây giờ thì phát triển hơn, nhưng mà họ mạnh hơn về mặt kỹ năng mềm. Ví dụ như họ phát triển về kỹ năng giao thiếp, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt hơn. Còn việc đi thi thì chỉ dừng lại ở mức gọi là đánh đố học sinh trong suy nghĩ, suy luận về văn phạm thôi. Trong khi đó về khía cạnh này thì học sinh ít chú tâm tới nhiều hay không áp dụng trong đời sống nên họ cũng không quan tâm lắm. Điểm thi thấp nhưng trình độ thì cao, hoàn toàn trái ngược nhau như vậy.”

Đài RFA ghi nhận qua trang fanpage của Báo mạng VnExpress, một vài độc giả cho rằng đề thi tốt nghiệp THPT bộ môn Anh văn là vô ích. Bởi vì đề thi có 50 câu hỏi và trả lời bằng cách thức lựa chọn, mà không bao gồm nói, nghe và viết. Một độc giả còn khẳng định rằng đề thi không đánh giá chính xác trình độ của học sinh. Và không chỉ đề thi, mà phương pháp giảng dạy của Bộ Giáo dục còn nhiều vấn đề không phù hợp với thực tiễn.

Cô Trần Thị Bình, giáo viên dạy tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ tư nhân nêu lên ghi nhận cá nhân với RFA:

“Bây giờ tiếng Anh của các em tốt hơn hồi xưa nhiều là do đã có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ và các em học trên mạng internet, trên Youtube, học online qua các lớp học đăng ký với những thầy cô người nước ngoài…Nhìn chung trình độ tiếng Anh của các em giỏi hơn trước đây nhiều tại vì các em có nhiều cơ hội để học. Nhưng việc học đó chỉ ở bên ngoài trường học. Đó là những em có điều kiện hay những em chịu khó tìm tòi học hỏi thêm. Học bên ngoài trường thì được hỗ trợ về nghe và nói nhiều hơn. Còn trong trường thì chương trình sách giáo khoa cũng soạn theo 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) nhưng giờ học đọc và viết thì nhiều hơn giờ nghe và nói.”

Cô Bình nói thêm về các phương pháp mà cô đang áp dụng để dạy cho học sinh ở trung tâm:

“Lớp tôi dạy giống như một câu lạc bộ tiếng Anh. Ví dụ như tôi đưa đề tài ra cho các em học sinh nói và trao đổi. Hoặc là chiếu một đoạn phim hay một đoạn video nào đó rồi soạn một bài cho các em làm. Các em sẽ xem về chủ đề gì và trong quá trình xem thì các em sẽ cần nắm những thông tin nào để các em trả lời được những câu hỏi này? Học như thế thì thú vị hơn và các em thích hơn nhiều vì giống như vừa học vừa chơi. Tuy nhiên, cách học này chỉ áp dụng trong các lớp học thêm bên ngoài, còn giáo viên trong trường phải bám theo sách giáo khoa. Họ phải dạy cho hết chương trình trong thời gian 9 tháng của năm học. Cho nên, nếu họ muốn thêm (cách học như vậy) thì cũng rất ít vì phải dạy thêm ngoài giờ.”

<i>Lớp tôi dạy giống như một câu lạc bộ tiếng Anh. Ví dụ như tôi đưa đề tài ra cho các em học sinh nói và trao đổi. Hoặc là chiếu một đoạn phim hay một đoạn video nào đó rồi soạn một bài cho các em làm. Các em sẽ xem về chủ đề gì và trong quá trình xem thì các em sẽ cần nắm những thông tin nào để các em trả lời được những câu hỏi này? Học như thế thì thú vị hơn và các em thích hơn nhiều vì giống như vừa học vừa chơi. Tuy nhiên, cách học này chỉ áp dụng trong các lớp học thêm bên ngoài, còn giáo viên trong trường phải bám theo sách giáo khoa. Họ phải dạy cho hết chương trình trong thời gian 9 tháng của năm học. Cho nên, nếu họ muốn thêm (cách học như vậy) thì cũng rất ít vì phải dạy thêm ngoài giờ<br/>-Cô giáo Trần Thị Bình</i>

Đài phát thanh Việt Nam, vào ngày 30/8, trích lời của tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm khảo thí, Đại học quốc gia TP.HCM nhận định rằng cần nhanh chóng có những giải pháp căn bản để cải thiện, bởi vì hiệu quả giảng dạy môn tiếng Anh trong trường phổ thông vẫn tiếp tục ở mức thấp.

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh nhấn mạnh rằng nhà trường cần phải tạo điều kiện cho học sinh thường xuyên tiếp cận và sử dụng với ngoại ngữ ngay trong thời gian học tại nhà trường. Chẳng hạn như nhà trường cần tổ chức lớp học mang tính tích cực, chú ý các hoạt động như xem phim, đọc sách/ truyện bằng tiếng Anh, tổ chức giao lưu, dã ngoại, viết nhật ký bằng tiếng Anh ...

Chuyên gia giáo dục Vũ Thị Phương Anh cho rằng để thực hiện các phương pháp giảng dạy và học tập tiếng Anh năng động như thế thì trước tiên đội ngũ giáo viên phải được tập huấn các kỹ năng, phương pháp giảng dạy mới cũng như thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với người bản xứ và văn hóa của ngôn ngữ thì mới có thể giảng dạy một cách hiệu quả.

Một thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, làm việc tại trường RMIT, TP.HCM, cho RFA biết nhiều trường học phổ thông ở Việt Nam mời giáo viên nước ngoài về dạy ngoại ngữ cho học sinh, chủ yếu dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, chuyên gia giáo dục ẩn danh này nhận xét nếu như các giáo viên nước ngoài không phải là người trong giới chuyên môn sư phạm thì hiệu quả cũng không cao, bởi họ chỉ biết ngôn ngữ mà không có phương pháp dạy học tốt cho học sinh.

Công ty đào tạo ngôn ngữ toàn cầu của Thụy Sĩ, Education First (EF), hồi năm 2019, công bố Chỉ số Thông thạo Anh ngữ, đã xếp Việt Nam thứ hạng 52/100 quốc gia và Việt Nam thuộc vào danh sách những người có trình độ tiếng Anh thấp, lần đầu tiên kể từ năm 2015, giảm hơn so với mức trung bình của những năm trước đó.