Đảng Cộng sản siết chặt “báo hoá” tạp chí, “tư nhân hoá” báo chí để giữ chế độ!

2022.10.06
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Đảng Cộng sản siết chặt “báo hoá” tạp chí,  “tư nhân hoá” báo chí để giữ chế độ! Một sạp báo in ở Việt Nam
RFA

“Quản lý báo chí là một công tác cực kỳ quan trọng của Đảng lâu nay vì Đảng biết rõ sức mạnh hủy diệt của báo chí đối với xã hội.” - Một nhà báo kỳ cựu ở trong nước nhận định như vậy khi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết sắp tới sẽ xử lý triệt để tình trạng “báo hoá” tạp chí và “tư nhân hoá” báo chí.

Siết chặt quản lý báo chí

Theo thông báo của Bộ TT-TT, kể từ tháng 10/2022, Bộ này sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn hai của Kế hoạch xử lý tình trạng o hoá” tạp chí, biểu hiện tư nhân hoá” báo chí.

Theo đó, Bộ TT-TT nói sẽ cương quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm. Thậm chí tước quyền sử dụng giấy phép đối với những cơ quan báo chí bị xác định là sai phạm nghiêm trọng, kéo dài, không cầu thị, không nhận thức được việc khắc phục sai phạm. 

Hiện, Bộ TT-TT cho biết đã xác định được khoảng 30 cơ quan báo chí bị cho có du hiệu o hoá” tạp chí, tư nhân hoá” báo chí.

Ở giai đoạn một, Bộ này đã thanh tra 16 cơ quan báo chí và ban hành 11 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh, cựu thư ký báo Tuổi Trẻ, với 30 năm làm việc trong ngành báo, cho biết Việt Nam đã và đang thực hiện đề án quy hoạch báo chí đến 2025. Mục đích là khép báo chí vào khuôn khổ, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản.

Theo đó, cơ quan chức năng chỉ cấp phép cho một số tờ báo và tạp chí hoạt động theo “tôn chỉ mục đích” của từng tờ. Đảng phân biệt rất rõ báo và tạp chí bằng các tiêu chí cụ thể.

Báo in hoặc báo điện tử là những tờ báo được phép đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội đa dạng, ví dụ như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Sài gòn giải phóng hay VNExpress… Những tờ báo này có đội ngũ phóng viện, tòa soạn chuyên nghiệp. Đây là điều mà tạp chí hoặc trang tin điện tử thì không được phép.

Tạp chí chỉ được phép thông tin những vấn đề chuyên ngành, chuyên sâu, phù hợp với giấy phép được cấp. Đa số các tạp chí này trực thuộc cơ quan chủ quản là các ban ngành, đoàn thể có tôn chỉ riêng.

Xu hướng “báo hoá” tạp chí

Trong Bộ Tiêu chí nhận diện o hóa” các loại hình ấn phẩm ngoài báo, do Bộ TT-TT ban hành hồi tháng 7/2022, một số tiêu chí được cho là biểu hiện của “báo hoá” tạp chí bao gồm: mẫu trình bày tên gọi của ấn phẩm không có chữ “tạp chí”; có các chuyên mục như tin nóng, tin hot, đời sống…

Nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh nhận định, hiện nay, các tạp chí luôn có xu hướng bung ra thành tờ báo vì nó sẽ được đề cập đến những vấn đề đa dạng hơn, từ kinh tế đến xã hội, dĩ nhiên là để dễ mưu sinh hơn:

“Vì khi được đề cập đến nhiều lĩnh vực, nó mới có nhiều độc giả, lượng tương tác tăng lên, mới hy vọng khai thác được nhiều quảng cáo và khẳng định được quyền lực báo chí của mình.

Đồng quan điểm, nhà báo Nguyễn An Dân, từ Sài Gòn, nói với RFA rằng:

“Những tờ tạp chí do những doanh nhân có tiền đứng ra làm, không sử dụng ngân sách Nhà nước. Tạp chí phải đi vào chuyên môn, chuyên ngành nên số lượng độc giả bị hạn chế.

Họ cần phải “báo hoá” để tăng người đọc, để bán quảng cáo, dẫn đến tăng doanh thu. Đó là lý do tạp chí bị báo hoá.”

Theo ban Tuyên giáo, một số tờ tạp chí còn biểu hiện báo hóa bằng cách mở nhiều văn phòng đại diện tại các địa phương mà không tương xứng với tầm hoạt động của một tờ tạp chí, rồi thành lập ban phóng viên, mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực thông tin, không khác gì một tờ báo.

“Tư nhân hoá” báo chí

Theo Cục Báo chí, thuộc Bộ TT-TT định nghĩa: Tư nhân hoá báo chí” bản chất là cơ quan báo chí giao các chuyên trang, chuyên mục cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thực hiện liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, chuyển giao quyền kiểm soát một phần nội dung trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích liên kết.”

“Tư nhân hoá báo chí” xảy ra khi lợi ích đối với cơ quan báo chí nhỏ hơn nhiều so với lợi ích mà đối tác liên kết thu được. Và tình trạng này xảy ra là do lãnh đạo cơ quan báo chí không kiểm soát tốt lợi ích trong sự liên kết giữa báo chí và thành phần kinh tế khác.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh phân tích, cái gọi là “tư nhân hóa báo chí” ở Việt Nam nói một cách dễ hiểu là việc các tờ báo liên kết với một số doanh nghiệp tư nhân để cùng nhau sản xuất và sử dụng thông tin. Việc liên kết này khiến một số tờ báo bị các doanh nghiệp lũng đoạn thông tin và vật chất, điều mà Đảng không bao giờ muốn xảy ra.

Do đó, ông khẳng định chính sách kiên quyết của Đảng là không cho phép tư nhân hóa báo chí. Đó cũng là một trong những mục đích của Đề án quy hoạch báo chí. Những tờ báo nào có dấu hiệu tư nhân hóa, ngay lập tức sẽ bị ban Tuyên giáo “thổi còi”:

“Một thực tế hiện nay là, nhiều tờ tạp chí trực thuộc các cơ quan chủ quản chuyên ngành là do tư nhân bỏ vốn và nắm quyền điều khiển. Đảng biết điều này nên luôn luôn cảnh giác. Nếu các tạp chí ấy chỉ biết kiếm tiền thì được để yên, còn như hó hé ý đồ làm báo chính trị là bị dập tắt ngay.”

1995-08-25T120000Z_586156198_PBEAHUNDDFE_RTRMADP_3_VIETNAM.JPG
Người dân Hà Nội xem báo trên tường và biển cổ động kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2/9 (hình minh hoạ). Reuters

Lo ngại “báo hoá” tạp chí, tư nhân hoá báo chí

Vậy tại sao các cơ quan quản lý Nhà nước lại lo ngại, dẫn đến việc quyết xử lý triệt để tình trạng “báo hoá” tạp chí và “tư nhân hoá” báo chí?

Trả lời câu hỏi này, nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh cho biết sở dĩ Việt Nam lo ngại vấn đề “báo hóa” tạp chí là vì nó sẽ gây khó cho vấn đề quản lý báo chí.

“Cứ hình dung, việc quản lý một chục tờ báo dĩ nhiên là dễ hơn quản lý 100 tờ báo. Đảng đã quy hoạch khoảng một chục tờ báo thì cứ thế mà làm, không được thêm bớt lung tung. Nếu hàng chục tạp chí bung ra thành tờ báo thì tất yếu sẽ dẫn đến lộn xộn cho công tác quản lý báo chí và việc này sẽ phá hỏng đề án quy hoạch báo chí mà Đảng đã dầy công xây dựng.”

Nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo, từ nước Đức chia sẻ quan điểm với RFA rằng chính quyền Việt Nam luôn dùng mọi cách để hạn chế tự do ngôn luận.

Do đó, theo nhà báo này, các bộ ngành quản lý báo chí buộc phải ban hành nhiều quy định nhằm siết chặt phạm vi hoạt động của các tờ báo, tránh dẫn đến tình trạng “tư nhân hoá” báo chí:

“Tất cả cũng chỉ được đưa tin theo chỉ đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể… Tóm lại, họ sợ rằng tạp chí mà mở rộng phạm vi đưa tin bài thì sẽ tăng sức mạnh và phạm vi hoạt động của tạp chí đó, tiến đến việc ngầm tư nhân hóa báo chí và thúc đẩy tự do ngôn luận.”

Muốn giữ chế độ, phải giữ truyền thông

Trước những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát các hoạt động báo chí, truyền thông như trong thời gian qua, nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh nói rằng đó là nhằm chấn chỉnh hoạt động báo chí theo đúng hướng. Theo ông, việc này cũng là bình thường ở Việt Nam. Báo chí phải là công cụ của Đảng, không thể khác hơn:

Quản lý báo chí là một công tác cực kỳ quan trọng của Đảng lâu nay vì Đảng biết rõ sức mạnh hủy diệt của báo chí đối với xã hội. Vì thế chưa bao giờ Đảng lơ là công tác này.

o Tui Trẻ, nơi tôi làm việc 30 năm, đã từng xảy ra trường hợp ba tổng biên tập liên tiếp bị mất chức cũng vì cố thoát ra các nguyên tắc lãnh đạo báo chí cứng nhắc của Đảng để tìm một chút tự do.

Theo nhà báo Võ An Dân, bởi vì Đảng coi báo chí là chìa khoá giữ chế độ, cho nên:

“Muốn giữ chế độ thì phải giữ cho được truyền thông. Chuyện lạc quan là người dân muốn được làm báo tự do rồi, nhưng chuyện bi quan là Nhà nước vẫn muốn kiểm soát, độc quyền thông tin.”

Hôm 28/9 vừa qua, hãng tin Reuters trích các nguồn tin giấu tên cho biết Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị một luật nhằm hạn chế đưa tin tức lên mạng xã hội vì những lo ngại mà Chính phủ Việt Nam gọi là “báo hoá” mạng xã hội.

Luật mới nhằm đặt cơ sở pháp lý cho biện pháp kiểm soát việc lan truyền tin tức trên các nền tảng như Facebook và YouTube, cũng như buộc thêm trách nhiệm điều tiết cho các nhà cung cấp. Cơ quan chức năng có thể yêu cu các công ty mạng xã hội cm các tài khoản vi phạm theo luật Việt Nam.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Người Quan Sát
07/10/2022 16:41

Nhà nước , đảng ta lo xa thôi . Chừng nào VN mới có được báo chí tư nhân; làm gì có tạp chí tư nhân ở thể chế độc tài toàn trị . Tất cả chỉ là giả tạo, đóng kịch ra vẻ tự do báo chí, để lừa mị mấy con nhạn là đà nước ngoài .
Một khi còn cái ban tuyên giáo trung ương thì báo chí , truyền thanh , truyển hình .... chỉ là những con vẹt .Đừng nói chi truyền thông trong nước bị kìm kẹp kiểm soát .... ngay cả Netflex chiếu phim BA CÔ GÁI còn bị kiểm duyệt cấm chiếu .

Nhớ rằng ban tuyên huấn trung ương cai quản luôn cả bộ giáo dục và đào tạo ; mục đích chỉ sản xuất , chỉ trồng một loại cây duy nhất : cây cộng sản !!

Xuyên Đảo Phương Tử
07/10/2022 20:27

Báo chí là phục vụ xã hội và đất nước để sau cùng làm cho nó tốt lên .Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản toàn trị , báo chí chỉ để phục vụ cho đảng.Chế độ này luôn coi truyền thông báo chí là công cụ tuyên truyền cho đảng .Do vậy các phóng viên nhà báo dù muốn dù không làm việc lâu dần cũng thành bưng bô , xu nịnh chế độ , hoặc thành kiểu ba phải , nói mé mé chứ không trực diện nói thẳng vào vấn đề do lương tâm .Thỉnh thoảng , ban tuyên giáo đảng cũng giả vờ cà ẹo cà ẹo lập một số báo mạng mang tính chất phản biện các vấn đề xã hội , thí dụ như Tre Làng nhưng chung quy toàn là đám dư luận viên , bồi bút viết ý kiến .

HỒTẬPCHƯƠNG
09/10/2022 13:37

Ý ĐỒ CỦA CỘNGSẢN (KẾ HOẠCH CỦA VIỆTCÔNG) ! ! ! Việt Nam có 54 Dân tộc Bản địa được mang tên Dân tộc Thiểu số hay Người Thượng sống rải rác từ Bắc chí Nam. Trước kia, họ sống hoàn toàn biệt lập, cách xa người Việt, chiếm khoảng 86% trên tổng dân số (hiện tại CSBV gọi là “dân tộc Kinh” hoàn toàn vô nghĩa, và phủ nhận lịch sử dân tộc Việt).
Nếu chia các dân tộc thiểu số theo ngôn ngữ thì chỉ còn lại 8 nhóm. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen), Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai... Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người.
Nhân Ngày Dân tộc Bản địa, người viết muốn đưa ra một cảnh báo rất quan trọng về âm mưu của CSBV qua sự “chỉ đạo” của TC là “mượn danh nghĩa Dân tộc Bản địa” để
“xé” Đất và Nước Việt Nam thành nhiều mảnh, chia thành nhiều “khu tự trị” để khai thác. Xin chia xẻ trường hợp của dân tộc Chàm để thẩm thấu rõ hơn nhận định nêu trên:
“…Một tổ chức tên The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền Trung Việt Nam, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các”. Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay lông lá của TC mới thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang tị nạn và định cư tại đây vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc Chăm năm 988”.
Chỉ nội việc biến tên gọi người Việt thành…”Dân tộc Kinh” là một âm mưu của CSBV mập mờ đánh lận con đen để dễ dàng được/bị Hán hóa. Vì sao?
Vì ở biên giới phía Bắc Việt Nam hiện có một dân tộc tên gọi là Dân tộc King, ước tính độ 5 triệu người sống rải rác ở phía Bắc Việt Nam như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và chạy dài đến Quảng Châu (TC). Họ nói tiếng thổ âm có pha trộn tiếng Việt.
Phải chăng, trong một ngày “đẹp nắng” nào đó, TC và VC nhìn dãy đất phía Nam Tàu gồm có hơn 86% dân số là người dân tộc King – Kinh…thì kết luận đây là một tỉnh của Tàu thôi!
Chúng ta cần nên cảnh giác về điều nầy vì đây là sự thật có thể xảy ra, chứ không là thuyết âm mưu. Rất nhiều chỉ dấu đã thể hiện cho biết qua việc thành lập các khu công kỹ nghệ tự trị nhằm triệt để khai thác tài nguyên ở Việt Nam, nhưng thực sự mang mầm móng thành lập những quốc gia “nhỏ” tự trị (dưới ảnh hưởng của TC) như:
Việc khai thác Bauxite ở Tân Rai, Bảo Lộc và Nhân Cơ, Đắk Nông từ năm 2008, và hệ lụy cho đến hôm nay không kể việc thua lỗ, mà phải kể đến sự hiện diện trên 20.000 công nhân (?) Tàu cùng 3000 trẻ em qua các cuộc hôn nhân dị chủng, mà CS bị bắt buộc xây dựng trường ốc cho chúng học…tiếng Tàu;
Việc khai thác gang thép của Cty Gang thép Formosa Hưng Nghiệp, Vũng Áng, Hà Tĩnh vào năm 2016 đã tiêu diệt nguồn cá ở suốt 4 tỉnh miền Trung;
Và còn nhiều nữa, như việc xây dựng khu tự trị dọc the oven biển từ Bắc chí Nam thậm chí đến tận đảo Phú Quốc như: Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng), - Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa);- Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (Nghệ An); - Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh);- Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình); - Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế);- Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam); - Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); - Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định); - Khu kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên);- Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa); - Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang);- Khu kinh tế Định An (Trà Vinh);- Khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau); - Khu kinh tế ven biển Quảng Yên (Quảng Ninh);- Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (Quảng Trị);- Khu kinh tế ven biển Thái Bình (Thái Bình);- Khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định) …
Tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu tùy thuộc vào sức bật của
thế hệ trẻ Việt Nam hiện tại.
Mong lắm thay!

Mai Thanh Truyết