Cân nhắc lợi nhuận kinh tế từ bô xít

Sau khi chính quyền Hà Nội tuyên bố việc khai thác quặng bô-xít tại Tây Nguyên sẽ đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế cao thì nhiều nhà kinh tế cũng như các nhà khoa học đã chứng minh ngược lại với những lập luận phản biện.
Nhã Trân, phóng viên RFA-Bangkok
2009.04.01
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Môi trường sống của vùng Tây Nguyên có thể hủy hoại khi tiến hành  những dự án khai thác quẳng mỏ bô-xít. Môi trường sống của vùng Tây Nguyên có thể hủy hoại khi tiến hành những dự án khai thác quẳng mỏ bô-xít.
AFP photo

Việc khai thác bô-xít có hiệu quả kinh tế ra sao? Và giá trị kinh tế này có đáng để bỏ qua những tác hại về môi sinh hay không? Mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện giữa Nhã Trân và Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia cao cấp và cũng là cựu cố vấn kinh tế của chính phủ Việt Nam.

Khai thác quặng bô-xít có hiệu quả cao về kinh tế?

Nhã Trân : Thưa Tiến Sĩ, chính phủ Việt Nam cho rằng khai thác quặng bô-xít có hiệu quả cao về kinh tế, thế nhưng có nhiều nhà kinh tế thì lại nói là các hiệu quả này thực sự rất thấp. Là một người am tường về tình hình kinh tế của Việt Nam, ông nhận định ra sao về hiệu quả kinh tế của việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên?

Phương án họ đưa ra là không phải khai thác để chế biến thành aluminium tinh khiết, vì aluminium tinh khiết thì cần phải điện phân và sử dụng rất nhiều điện. Người ta đã tính ra là đến hơn 60% giá thành của aluminium chính là giá điện mà thôi, mà hiện nay chúng ta thiếu điện, cho nên có lẽ chỉ có sản xuất ra được cái gọi là alumi
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

TS Lê Đăng Doanh : Tôi không thể trả lời một cách chính xác cái giá trị kinh tế đó là bao nhiêu, nhưng theo tôi, không thể tách giá trị kinh tế ra khỏi chi phí toàn bộ về môi trường, về tác động đến đời sống của đồng bào dân tộc, nên tôi thiên về cái hướng là cần phải có một sự cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi triển khai.

Hiện nay đang có hai luồng ý kiến khác nhau về việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Một ý kiến cho rằng với trữ lượng lớn và với công nghệ hiện đại thì có thể bảo đảm khai thác và có lãi. Phương án họ đưa ra là không phải khai thác để chế biến thành aluminium tinh khiết, vì aluminium tinh khiết thì cần phải điện phân và sử dụng rất nhiều điện.

Người ta đã tính ra là đến hơn 60% giá thành của aluminium chính là giá điện mà thôi, mà hiện nay chúng ta thiếu điện, cho nên có lẽ chỉ có sản xuất ra được cái gọi là alumi, tức là một chất quặng được làm giàu tinh khiết, rồi sẽ được điện phân ở nơi khác. Và tính ra với trữ lượng lớn như vậy cũng có thể có lãi.

Một phương án khác được nhiều nhà khoa học lên tiếng thì cho rằng việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên sẽ giỡ lớp đất bề mặt, sẽ huỷ hoại môi trường, và sẽ không những là không có lãi về mặt kinh tế mà cái giá phải trả về mặt môi trường, về mặt xã hội sẽ rất là to lớn. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, giá của nguyên vật liệu đã giảm hết sức sâu, ngay cả những nước giàu tài nguyên như nước Úc cũng đang gặp khó khăn trong việc khai thác tài nguyên, khai thác dầu.

Phương án khác được nhiều nhà khoa học lên tiếng thì cho rằng việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên sẽ dở lớp đất bề mặt, sẽ huỷ hoại môi trường, và sẽ không những là không có lãi về mặt kinh tế mà cái giá phải trả về mặt môi trường, về mặt xã hội sẽ rất là to lớn. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, giá của nguyên vật liệu đã giảm hết sức sâu
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Nhã Trân : Theo giới khoa học trong cũng như ngoài nước, việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên sẽ đưa đến những tác hại nghiêm trọng về vấn đề môi trường, không những cho vùng Tây Nguyên mà còn lan truyền xuống cả vùng phía Nam của Việt Nam. Tiến Sĩ đánh giá thế nào về các nhận định này ?

TS Lê Đăng Doanh : Tôi thấy những lập luận của các nhà khoa học đưa ra là rất đáng chú ý. Nhất là trong bối cảnh môi trường ở Việt Nam hiện nay đang bị tác động rất là tiêu cực, và mức độ ô nhiễm môi trường đã trở nên rất nghiêm trọng, mặc dầu chúng ta mới ở giai đoạn đầu của công nghiệp hoá.

Tôi cũng đồng ý với nhiều đồng nghiệp của tôi rằng đề nghị chính phủ cân nhắc rất là kỹ lưỡng, xem xét đầy đủ các ý kiến phản biện và các đề án khác nhau. Và tôi cũng thiên về cái hướng là nên bắt đầu một dự án có tính chất thí điểm để xem xét tác động toàn diện trước khi triển khai trên quy mô lớn.

Trong bối cảnh môi trường ở Việt Nam hiện nay đang bị tác động rất là tiêu cực, và mức độ ô nhiễm môi trường đã trở nên rất nghiêm trọng, mặc dầu chúng ta mới ở giai đoạn đầu của công nghiệp hoá.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Nhiều nhà kinh tế và nhà nghiên cứu đã có đề xuất phương án là cần phải chờ cho tới khi nào có các công nghệ mới và có cách khai thác có thể đủ bảo đảm được môi trường, bảo đảm được đời sống của các đồng bào dân tộc, thì hãy tính đến việc khai thác. Còn hiện nay thì chưa nên tính đến việc khai thác. Trước mắt thì chỉ nên làm thí nghiệm một quy mô rất nhỏ trước khi quyết định khai thác và triển khai trên quy mô lớn.

Hạn chế phát triển công nghiệp trên tài nguyên thiên nhiên

Nhã Trân : Theo ông, Việt Nam nếu muốn đạt được hiệu quả kinh tế, ít nhất là bằng với việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên theo như dự kiến của chính phủ thì có thể làm những điều gì ? Tiếp tục phát triển việc trồng những loại cây lâu nay mang lại kinh tế cao ở vùng Tây Nguyên như là cao su, cà phê, hay là nên nghĩ đến những dự án khác mà thật sự mang lại lợi nhuận cao về kinh tế ?

TS Lê Đăng Doanh : Theo tôi, trong thời gian hiện nay nên bảo tồn môi trường và chú ý trồng những loại cây như cà phê, hoặc cao su, hoặc các loại cây thích hợp khác. Tôi cũng xin lưu ý  là việc trồng cà phê cũng đã tạo ra một tác động tiêu cực đối với môi truờng vì khai thác nước ngầm đã quá mức có thể cân bằng được.

Cho nên hiện nay mức nước ngầm ở Tây Nguyên cũng đang cạn đi và điều ấy cũng đe doạ rằng cà phê cũng có thể không có hiệu quả, vì vậy mà Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn kiến nghị nên giữ diện tích trồng cây cà phê ở mức độ hợp lý, không nên cứ tăng quá đáng theo tín hiệu của thị trường.

Theo tôi, cái hướng của Việt Nam là không nên tiếp tục phát triển nền kinh tế của mình, nền công nghiệp của mình trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà nên chú ý đến phát triển nguồn nhân lực, chú ý đến phát triển khoa học - công nghệ để tăng giá trị gia tăng.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Theo tôi, cái hướng của Việt Nam là không nên tiếp tục phát triển nền kinh tế của mình, nền công nghiệp của mình trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà nên chú ý đến phát triển nguồn nhân lực, chú ý đến phát triển khoa học - công nghệ để tăng giá trị gia tăng.

Thí dụ như không thể chỉ cứ xuất khẩu cà phê mà nên cố gắng chế biến thành cà phê hoà tan, không thể chỉ là xuất khẩu tôm - hải sản đông lạnh mà nên cố gắng chế biến thành tôm bao bột, tôm được chế biến và có thương hiệu để từ đấy có thể tiến lên,

có thể phát triển những ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản, và phát triển công nghệ phần mềm và các loại dịch vụ khác để bảo đảm một tốc độ tăng trưởng bền vững hơn so với mô hình tăng trưởng hiện nay dựa quá nhiều vào vốn đầu tư, dựa quá nhiều vào mở rộng tài nguyên, khai thác tài nguyên thiên nhiên và đất đai.

Thí dụ như không thể chỉ cứ xuất khẩu cà phê mà nên cố gắng chế biến thành cà phê hoà tan, không thể chỉ là xuất khẩu tôm - hải sản đông lạnh mà nên cố gắng chế biến thành tôm bao bột, tôm được chế biến và có thương hiệu để từ đấy có thể tiến lên
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Nhã Trân : Tiện đây cũng xin được hỏi Tiến Sĩ là kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế mà chính phủ Việt Nam vừa đưa ra, theo đánh giá của Tiến Sĩ, có thể là một kế hoạch khả quan, giúp Việt Nam gặt hái được một số thành quả kinh tế nhất định để từ đó có thể thay cho việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của đất nước ?

TS Lê Đăng Doanh : Vâng. nhiều nhà kinh tế cũng đã đề nghị là nên xây dựng phương án tái cơ cấu nền kinh tế, cấu trúc lại nền kinh tế, đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực, và phát triển theo chiều sâu để bảo đảm một sự phát triển lâu bền và có hiệu quả hơn.

Theo như tôi được biết, hiện nay quyết định khai thác bô-xít đã được triển khai và có một số công nhân Trung Quốc đã tham gia vào việc khai thác ở Đắc-Nông, ở Tây Nguyên rồi, cho nên tôi rất tha thiết là (mong chính phủ) nên xem xét một cách nghiêm túc cái tác động toàn thể về mặt kinh tế, xã hội, về mặt ổn định đời sống đối với đồng bào dân tộc, trước khi đi đến quyết định.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.