Biện pháp chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam

Ở Việt Nam, thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến số lượng tử vong cao do các bệnh có liên quan. Trong lần phát thanh trước, Việt Hà đã tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.
Việt Hà phóng viên RFA
2009.06.08
Việt Nam là nơi kinh doanh thuốc lá mang lại lợi nhuận cao Việt Nam là nơi kinh doanh thuốc lá mang lại lợi nhuận cao
AFP photo

Trong bài này, Việt Hà xin được tiếp tục tường trình với quý thính giả về tình hình thực hiện các biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Trên thế giới, hàng năm có hơn 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, sốt rét và lao cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi giờ có 5 ca tử vong vì thuốc lá.

Kế họach có nhưng thực hiện chưa tốt

Trên thế giới, hàng năm có hơn 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, sốt rét và lao cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi giờ có 5 ca tử vong vì thuốc lá.

Chính phủ Việt Nam, trong nỗ lực phòng chống tác hại của thuốc lá, đã ban hành một số các quy định về công tác này. Năm 2001, Việt Nam thành lập chương trình phòng chống tác  hại của thuốc lá. Tháng 12 năm 2004, Việt Nam chính thức phê chuẩn công ước khung của Tổ Chức Y tế thế giới về phòng chống thuốc lá.

Để kiểm soát thuốc lá, chính phủ Việt Nam phải giải quyết những vấn đề lớn từ cấm hút thuốc nơi công cộng, cấm các công ty thuốc lá quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, in cảnh báo tác hại của thuốc lá trên bao thuốc, cho đến thuế thuốc lá.

Liên quan đến việc cấm hút thuốc nơi công cộng, Việt Nam đã có các văn bản quy định về cấm hút thuốc nơi công cộng. Nhưng hiện trạng hút thuốc ở nơi công cộng vẫn còn rất phổ biến.

Ông Lý Ngọc Kính, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ y tế trả lời báo VNexpress là mặc dù Chính phủ Việt nam không thiếu văn bản, chế tài nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt.

Để kiểm soát thuốc lá, chính phủ Việt Nam phải giải quyết những vấn đề lớn từ cấm hút thuốc nơi công cộng, cấm các công ty thuốc lá quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, in cảnh báo tác hại của thuốc lá trên bao thuốc, cho đến thuế thuốc lá.

Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, nguyên giám đốc bệnh viện U bướu thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận khó khăn này:

Hiện nay nhà nước đặt ra vấn đề lớn là phấn đấu các bệnh viện không có khói thuốc, điều này tốt nhưng thực hiện không  dễ dàng, người bệnh đông quá, không  phải lúc nào người ta cũng nghe theo, nhiều khi thực hiện biện pháp chế tài lại xúc phạm người ta, bị trách cứ, nên tự ý thích thì khó, vì là thói quen, hơn nữa nhiều người ở xa xôi tới, ở quê, nên ý thức không được tốt, chế tài ép buộc thì lại ra mặt khác như là không thông cảm người bệnh.

Bà Phạm Hoàng Anh, Giám đốc văn phòng đại diện Healthbridge Canada, tổ chức chuyên hỗ trợ các chương trình phòng chống thuốc lá giải thích về vấn đề này như sau:

Về văn bản pháp lý và cam kết của chính phủ dường như là có cả,  tuy nhiên cơ chế xử phạt chỉ có văn bản là cái xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, có điều quy định là hút nơi công cộng bị phạt 50 đến 100,00đ, mà cái mức phạt đấy theo tôi là chưa đủ mạnh để làm cho người vi phạm họ sợ mà chỉ đánh vào cá nhân, trong khi thực tế nếu muốn thực thi chính sách.. thì chủ cơ sở đó phải có trách nhiệm thực thi, hiện nay chưa có, mới chỉ có quy định cá nhân, mà quy định cá nhân thì khó thực hiện vì lượng người rất là đông.

"Bệnh viện không có khói thuốc", điều này tốt nhưng thực hiện không  dễ dàng, người bệnh đông quá, nhiều khi thực hiện biện pháp chế tài lại xúc phạm người ta, bị trách cứ, nên tự ý thích thì khó, vì là thói quen, hơn nữa nhiều người ở xa xôi tới, ở quê, nên ý thức không được tốt
Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng

Kinh doanh thuốc lá mang lại lợi nhuận cao

Với tỷ lệ người hút thuốc cao, Việt Nam là nơi kinh doanh thuốc lá mang lại lợi nhuận cao. Chị Nguyễn Thị Oanh, chủ một cửa hàng tạp hoá trên đường Đê La Thành, Hà Nội nói doanh thu thuốc lá của cửa hàng chiếm đến 50% tổng doanh thu.

Các hãng thuốc lá dù bị cấm quảng cáo, vẫn tìm cách lách luật để quảng cáo, khuyến mãi dưới nhiều hình thức. Trong khi đó, một số người bán không có giấy phép kinh doanh vẫn tiếp tục bán thuốc lá mà không bị xử phạt, chị Oanh cho biết:

Việt Nam là nơi kinh doanh thuốc lá mang lại lợi nhuận cao. Chị Nguyễn Thị Oanh, chủ một cửa hàng tạp hoá trên đường Đê La Thành, Hà Nội nói doanh thu thuốc lá của cửa hàng chiếm đến 50% tổng doanh thu.

Hàng nào mới ra, nó khuyến mại kiểu đấy, mua bao nhiêu cây thì tặng, ví dụ Mal mới về được vài ba năm, nó khuyến mãi mua 1 cây được 1 bao chỉ có bày tủ, mỗi tủ nhỏ khoảng 30 đến 40cm mỗi tháng 3 bao, tủ to được 1 cây, hầu như hãng nào cũng thế.

Không được quảng cáo nhưng có thấy nói gì đâu, chỉ không có giấy phép kinh doanh thì không cho bán, nhưng đấy là bán lớn, bán buôn, còn bán nhỏ lẻ thì nó vẫn bán. Chính phủ cứ khuyến cáo thế thôi nhưng thực thi không  mạnh mẽ lắm.

Tăng thuế thuốc lá từ 45% lên 65%?

Tổ chức Y tế thế giới cũng đề nghị Việt Nam tăng thuế thuốc lá từ 45% lên 65%, và thực hiện việc in hình ảnh cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá. Bác sĩ Jean Marc Olive, Trưởng văn phòng đại diện của WHO tại Việt Nam cho biết:

Các hãng thuốc lá dù bị cấm quảng cáo, vẫn tìm cách lách luật để quảng cáo, khuyến mãi dưới nhiều hình thức. Trong khi đó, một số người bán không có giấy phép kinh doanh vẫn tiếp tục bán thuốc lá mà không bị xử phạt

Người ta nghĩ rằng việc tăng thuế sẽ làm cho chính phủ thất thu về mặt tài chính, điều này là hoàn toàn sai.

Tuy nhiên, khó khăn trước hết là việc các công ty sản xuất thuốc lá làm công tác vận động hành lang rất mạnh để bán sản phẩm của  họ, thứ hai nữa là việc thực thi các quy định và luật pháp hiện hành.

Điều mà Việt Nam đã đạt được là thực hiện lệnh cấm quảng cáo, và khuyến mãi thuốc lá. Một điểm tốt nữa là việc tăng thuế lên 65%.

 Ngoài việc tăng diện tích khuyến cáo tác hại thuốc lá trên vỏ bao ở mức 30%, Việt Nam cũng cần thực thi ở mức địa phương chính sách về môi trường không khói thuốc nơi công cộng, các thành phố lớn, đặc biệt là trường  học và bệnh viện.

Hiện Việt Nam đang soạn thảo luật về kiểm soát thuốc lá, dự định sẽ trình quốc hội vào năm tới.

Theo ông Jean Mark Olive nhận định thì với các biện pháp như tăng thuế, chống quảng cáo, khuyến mãi, và thực hiện các biện pháp tuyên truyền khác, dù số lượng người bỏ thuốc không nhiều, nhưng điều này cũng giúp Việt Nam làm giảm tỷ lệ người hút thuốc mới và để mọi người hiểu được đầy đủ hơn về tác hại của thuốc lá đối với con người.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
03/12/2009 00:19

Quả thật Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá. Nhưng tôi thấy rằng phải giải quyết vấn đề từ cái gốc của nó, tức là phải bắt đầu từ các nhà máy thuốc lá. Điển hình là nhà máy thuốc lá Thăng Long. Nếu nhà nước kêu gọi người dân bỏ thuốc lá mà lại để nhà máy thuốc lá giữa lòng Hà Nội thì thật khó thuyết phục. Nhà máy càng ở gần thành phố thì việc người dân Hà Nội hút thuốc tràn lan cũng chẳng có gì khó hiểu. Không những thế, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân sống gần nhà máy. Chẳng lẽ chúng ta lại muốn rút ngắn cuộc đời tươi đẹp của những chủ nhân tương lai đất nước hay sao???

Anonymous
05/03/2010 07:24

thuoc la la mot con quy