Bài toán Vedan đã được giải?

Trong chương trình trước, chúng tôi trình bày về biện pháp tẩy chay sản phẩm của Công ty Bột ngọt Vedan, thủ phạm xả thải trực tiếp ra Sông Thị Vải khiến một khúc sông dài đến 10 kilômét bị ô nhiễm trầm trọng và dân cư sống ven sông không còn phương kế sinh nhai.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2010.08.12
Trụ sở công ty Vedan Trụ sở Công ty Vedan Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai
Ảnh: vnn

Vừa qua một số nông dân được giới luật sư và cơ quan chức năng hỗ trợ tiến hành khởi kiện Công ty Vedan.
Vào chiều ngày 9 tháng 8 vừa qua Công ty này phải đồng ý bồi thường cho người dân bị thiệt hại. Trước hết ở hai địa phương Bà Rịa- Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 13 tháng 8 sẽ đến tỉnh Đồng Nai. Vậy sự vụ Vedan có thể kết thúc hay chưa?

Không còn đường nào lựa chọn

Tính từ tháng chín năm 2008 khi Vedan bị Cảnh sát Môi trường Việt Nam bắt quả tang xả thải trực tiếp ra Sông Thị Vải đến nay đã gần hai năm. Tuy nhiên suốt hai năm qua, Công ty Vedan vẫn không chịu nhận bồi thường cho người nông dân mà chỉ đồng ý hỗ trợ về những thiệt hại đã gây nên.

Truyền thông trong nước cho rằng kết quả đó là do biện pháp đồng lọat tẩy chay sản phẩm của Công ty Bột Ngọt Vedan tại hầu hết những siêu thị lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

Tuy nhiên đến phiên họp diễn ra hồi chiều ngày 9 tháng 8 vừa qua do Bộ Tài Nguyên- Môi truờng chủ trì, Vedan đã đồng ý bồi thường cho nông dân Bà Rịa- Vũng Tàu 53,6 tỷ đồng và thành phố Hồ Chí Minh 45,7 tỷ đồng. Riêng địa phương Đồng Nai sẽ có quyết định đưa ra vào ngày 13 tháng 8 này.
Truyền thông trong nước cho rằng kết quả đó là do biện pháp đồng lọat tẩy chay sản phẩm của Công ty Bột Ngọt Vedan tại hầu hết những siêu thị lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; cũng như biện pháp hỗ trợ nông dân khởi kiện Vedan ra tòa.
Luật sư Hòang Như Vĩnh, đại diện pháp lý cho Vedan lâu nay, vào chiều ngày 10 tháng 8, cũng thừa nhận công ty này đã bị dồn vào thế cùng phải chấp nhận biện pháp đó, dù rằng Vedan không mấy hài lòng:
Vedan không có con đường nào lựa chọn nữa, bởi vì một nhóm người xưng danh Nhà nước gần như ép Vedan đủ đường rồi. Ở đây có sự bất bình đẳng mà không thể nào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tòa cũng là tòa của Nhà

Sản phẩm bột ngọt của Vedan. Ảnh  vedan.com
Sản phẩm bột ngọt của Vedan. Ảnh vedan.com
Ảnh vedan.com
Nước. Nhà Nước còn ứng tiền án phí cho người dân khởi kiện Vedan như thế có đúng không? Luật pháp Việt Nam như vậy không đúng rồi. Qua những sự việc như thế Vedan đã báo cáo Hội đồng Quản trị và họ thấy không thể làm gì đuợc nữa đành phải chấp nhận thôi.

Ở đây có sự bất bình đẳng mà không thể nào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tòa cũng là tòa của Nhà Nước. Nhà Nước còn ứng tiền án phí cho người dân khởi kiện Vedan như thế có đúng không?

LS.đại diện pháp lý cho Vedan

Vấn đề khởi kiện riêng lẻ của từng người

Dù nghe tin Vedan đã phải nhượng bộ, xuống nước bồi thường theo mức đề ra, nhưng anh nông dân Nguyễn Lam Sơn tại ấp Bàu Trường, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, người từng quyết chí khởi kiện Vedan tại phiên họp hôm ngày 7 tháng 7 vừa qua ở ủy ban Nhân dân xã, vẫn cho biết không từ bỏ kế họach đã định:
Nộp đơn ra tòa rồi để tòa giải quyết. Tôi vẫn tiến hành kiện. Khi tòa thụ lý rồi sẽ có hai vụ hòa giải. Ý cũng muốn gặp trực tiếp Vedan cho ‘dễ’.  Vedan thừa nhận 77% ô nhiễm, và Viện Tài Nguyên- Môi trường đánh giá về mức thiệt hại thủy sản, và viện này đưa ra con số chừng 119 tỷ thiệt hại.
Ô nhiễm do Vedan gây nên không thể nào tả cho hết vì thời gian từ năm 1996 đến năm 2008. Từ đầu mà Vedan có thiện chí, bà con không nói gì. Chỉ vì Vedan trả giá, rồi tổng giám đốc lên TV xin lổi mà không sửa lỗi là vô lý.

Nước thải ra từ công ty Vedan không được xỷ lý làm ô nhiễm nặng sông Thị Vải.
Nước thải ra từ công ty Vedan không được xỷ lý làm ô nhiễm nặng sông Thị Vải. Courtesy Vnn.vn
Courtesy Vnn.vn
Đối với việc người dân vẫn khởi kiện Vedan dù công ty thỏa thuận bồi thuờng theo mức mà Viện Tài Nguyên- Môi truờng đưa ra, luật sư Hòang Như Vĩnh có ý kiến:

Đã thống nhất rồi nếu kiện thì ‘làm gì’ qua Nhà nước nữa. Dùng từ ‘bồi thường’ hay ‘hỗ trợ’ cũng chỉ là thuật ngữ vì chưa có cơ quan thẩm quyền nào buộc phải bồi thường. Dân kiện sao nhận được tiền bồi thường.
Ls.Hòang Như Vĩnh

Đã thống nhất rồi nếu kiện thì ‘làm gì’ qua Nhà nước nữa. Dùng từ ‘bồi thường’ hay ‘hỗ trợ’ cũng chỉ là thuật ngữ vì chưa có cơ quan thẩm quyền nào buộc phải bồi thường. Dân kiện sao nhận được tiền bồi thường. Trong thỏa thuận phải lấy từ tiền bồi thường này, bồi thường trọn gói nên Nhà Nước phải có trách nhiệm đứng ra giải quyết cho yêu cầu khởi kiện riêng lẻ của từng người.

Lỗi cơ bản là ở nhà nước?

Luật sư Hòang Như Vĩnh cũng đưa ra giải thích vì sao sau bao chần chừ đến nay Công ty Vedan mới chịu bồi thường cho nông dân mà không cương quyết hỗ trợ như trước đây:

Lỗi cơ bản trong vụ Vedan là do quản lý của Việt Nam mà ra. Ngay từ khi nhà đầu tư Vedan trình hồ sơ nhà máy, cơ quan chức năng đã phải duyệt xét bản vẽ, sơ đồ hệ thống xử lý xả nước thải rồi; chứ không phải đến hơn chục năm sau mới phát hiện được

Từ mười mấy ngàn người kiện và hằng ngàn tỉ đồng thì cần thời gian để xác định con số hôm nay? Vedan cần thời gian. Nguời đại diện bên này không thể quyết định mà cần thời gian để cổ đông thấy con số đưa ra là hợp lý.
Ông này cũng bày tỏ tin tưởng là thế nào luật sư hỗ trợ cho những người nông dân đến nay vẫn đòi kiện Vedan sẽ tư vấn cho họ rút hồ sơ:
Tôi tin điều đó ( kiện) không xảy ra, vì luật sư cũng có trách nhiệm vận động họ rút lại, để được hưởng phía bên này chứ.
Một chuyên gia về nguồn nước hiện giảng dạy tại đại học Wollongong, Australia, tiến sĩ Nghiêm Đức Long, trong một phát biểu với Đài Á Châu Tự do cho rằng lỗi cơ bản trong vụ Vedan là do quản lý của Việt Nam mà ra. Ngay từ khi nhà đầu tư Vedan trình hồ sơ nhà máy, cơ quan chức năng đã phải duyệt xét bản vẽ, sơ đồ hệ thống xử lý xả nước thải rồi; chứ không phải đến hơn chục năm sau mới phát hiện được

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.