Cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ đã kết thúc

Không đầy 12 tiếng đồng hồ trước đây, cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ đã kết thúc với kết quả đảng Dân Chủ vẫn giữ được đa số ở Thượng Viện, nhưng Hạ Viện bây giờ đã lọt vào tay đảng Cộng Hòa.
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2010.11.03
Hạ Viện đã lọt vào tay đảng Cộng Hòa Cổ động viên ĐCH Dudley Winn ở Texas reo mừng khi biết tin Hạ Viện đã lọt vào tay đảng Cộng Hòa
AFP

Người dân Mỹ đang trông chở thay đổi

Biên tập viên Nguyễn Khanh của chúng tôi được cử để theo dõi cuộc bầu cử năm nay, và tối nay có một số câu hỏi chúng tôi muốn đặt ra với anh.
Câu hỏi đầu tiên là kết quả cuộc bầu cử mới kết thúc cho thấy những gì?
Nguyễn Khanh: câu trả lời không khó vì từ những ngày đầu khi cuộc vận động tranh cử mới diễn ra, cử tri cả nước Mỹ đều nói kinh tế yếu kém, tỷ lệ thất nghiệp cao và nợ nần lên đến 13,000 tỷ dollars là những điều mọi người đều quan tâm. Và quan tâm này được thể hiện qua lá phiếu của họ, để bày tỏ thái độ không hài lòng với đường lối hoạt động của đảng Dân Chủ và các chính sách của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Cách đây 2 năm, 53% cử tri Mỹ bỏ phiếu đưa ông Obama vào Nhà Trắng vì họ tin tưởng ông sẽ thay đổi được tình huống khó khăn của quốc gia. Hai năm sau đó, họ nghĩ rằng những gì ông làm đã không đem lại kết quả như họ trông chờ, và họ dồn phiếu cho đảng Cộng Hòa, giúp đảng Cộng Hòa nắm Hạ Viện
Như vậy phải chăng người dân Hoa Kỳ đang trông chở ở thay đổi?
Nguyễn Khanh: thưa chị, đúng. Cách đây 2 năm, 53% cử tri Mỹ bỏ phiếu đưa ông Obama vào Nhà Trắng vì họ tin tưởng ông sẽ thay đổi được tình huống khó khăn của quốc gia. Hai năm sau đó, họ nghĩ rằng những gì ông làm đã không đem lại kết quả như họ trông chờ, và họ dồn phiếu cho đảng Cộng Hòa, giúp đảng Cộng Hòa nắm Hạ Viện. Chị nói đúng, quả thật người dân Mỹ đang trông chở thay đổi.
Khi nào thì những thay đổi nay sẽ đến cho người dân Hoa Kỳ?
Nguyễn Khanh: câu hỏi này quá khó để tôi có thể trả lời. Trước hết là phải chờ xem kế hoạch hành động của đảng Cộng Hòa như thế nào, và sự hợp tác làm việc chung giữa Hạ Viện Cộng Hòa và Nhà Trắng Dân Chủ ra sao, lúc đó mới có thể dự đoán được chuyện tương lai rồi sẽ ra sao. Ngay giờ này, phía Cộng Hòa chỉ đưa ra những lời cam kết mà tôi gọi là chung chung, chẳng hạn như giảm chi tiêu để không mang thêm nợ, vực kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho dân chúng. Nhưng giảm chi tiêu như thế nào, vực kinh tế ra sao, làm sao để có thêm việc làm cho dân chúng thì phải đợi họ trình bày kỹ hơn, chi tiết hơn.

Dân Chủ và Cộng Hòa sẽ làm việc chung?

Khuya hôm qua ngay sau khi biết Hạ Viện Liên Bang đã lọt vào tay đảng Cộng Hòa, Tổng Thống Barack Obama đã gọi điện thoại nói chuyện với ông John Boehner, là người sẽ nắm chức Chủ Tịch Hạ Viện. Thông báo của Nhà Trắng nói là cuộc nói chuyện rất thân thiện, Tổng Thống có hứa sẽ cùng ông Boehner tìm những điểm đồng thuận để làm việc chung với nhau.
Tôi không bi quan nhưng cũng chưa vội lạc quan. Lý do là vì trong 2 năm vừa qua tính từ ngày Tổng Thống Obama vào Nhà Trắng cho đến giờ, có thể nói là hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa không đi chung bước với nhau và rất có thể tình trạng này sẽ tiếp tục trong những ngày tới.
Anh nghĩ gì về những điều này?
Nguyễn Khanh: trước hết, tôi xem đó là dấu hiệu tốt, đặc biệt khi bên Nhà Trắng cho hay sẽ cùng đi tìm những mẫu số chung để làm việc chung. Nhưng mặt khác, tôi không vội nghĩ mọi chuyện rồi sẽ trôi chảy như những gì mà mọi người được nghe.
Xin ngắt lời anh ở chỗ này. Có phải là anh bi quan về viễn tượng Dân Chủ và Cộng Hòa sẽ làm việc chung với nhau?
Nguyễn Khanh: tôi không bi quan nhưng cũng chưa vội lạc quan. Lý do là vì trong 2 năm vừa qua tính từ ngày Tổng Thống Obama vào Nhà Trắng cho đến giờ, có thể nói là hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa không đi chung bước với nhau và rất có thể tình trạng này sẽ tiếp tục trong những ngày tới.
chiến thắng chính trị mà đảng Cộng Hòa đạt được ở cuộc bầu cử giữa kỳ 2010 chỉ là bước khởi đầu, mức đến của họ là lấy lại Nhà Trắng trong 2 năm tới. Mục tiêu đó cũng sẽ khiến 2 bên khó có thể thật sự đến gần với nhau.
Lý do khiến cho tôi nghĩ và nói như thế vì cứ nhìn vào thành phần các vị dân cử vừa đắc cử ngay trong đảng Cộng Hòa là thấy ngay có những khó khăn. Những người mới đắc cử nhiệm kỳ đầu này biết là nhờ lập trường chống đối đảng Dân Chủ mà cử tri đưa họ vào Quốc Hội Liên Bang, do đó, họ sẽ rất dè dặt khi bắt tay làm việc với cánh Dân Chủ. Ngay bên trong đảng Cộng Hòa cũng có những người thành công ở cuộc chạy đua chính trị lần này nhờ vào sự ủng hộ của lực lượng bảo thủ được gọi là Tea Party, và họ sẽ đóng vai trò “cái phanh chính trị”, không cho những nhà lãnh đạo của đảng đi gần với phe Dân Chủ xưa này được xem là thành phần cấp tiến.
Dân biểu Cao Quang Ánh thua ở bang Louisiana, ông Trần Thái Văn cũng không thành công khi ra tranh cử ở đơn vị 47 của bang California, thua bà Dân Biểu Loretta Sanchez.
Một yếu tố khác nữa là đừng quên, chiến thắng chính trị mà đảng Cộng Hòa đạt được ở cuộc bầu cử giữa kỳ 2010 chỉ là bước khởi đầu, mức đến của họ là lấy lại Nhà Trắng trong 2 năm tới. Mục tiêu đó cũng sẽ khiến 2 bên khó có thể thật sự đến gần với nhau. Nói một cách khác là phía Cộng Hòa vừa gây “tổn thương chính trị” cho đảng Dân Chủ nói chung và cá nhân Tổng Thống Obama nói riêng, và tôi e là họ sẽ không để cho phía Dân Chủ lẫn ông Obama cơ hội dưỡng thương đâu. Đó là nhận xét của tôi.
Trước khi kết thúc, xin anh nói sơ qua về những ứng cử viên Việt Nam tranh cử cấp liên bang lần này.
Nguyễn Khanh: thưa chị, kết quả không được vui lắm. Dân biểu Cao Quang Ánh thua ở bang Louisiana, ông Trần Thái Văn cũng không thành công khi ra tranh cử ở đơn vị 47 của bang California, thua bà Dân Biểu Loretta Sanchez.
Cám ơn anh Nguyễn Khanh.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.