Hàng không mẫu hạm Anh, Mỹ dẫn đầu cuộc phô trương sức mạnh hải quân ở Biển Đông

2021.10.08
Hàng không mẫu hạm Anh, Mỹ dẫn đầu cuộc phô trương sức mạnh hải quân ở Biển Đông Nhóm tấn công tàu sân bay của Anh do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản do tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga JS Ise dẫn đầu tham gia diễn tập chung tại Biển Đông ngày 3/10/2021 cùng các nhóm tấn công tàu sân bay của Mỹ do tàu USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson dẫn đầu.
Ảnh: Hải quân Mỹ

Ba hàng không mẫu hạm và hằng chục chiến hạm khác của các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong tuần này đi vào Biển Đông là một trong những pha phô diễn sức mạnh hàng hải lớn nhất của Phương Tây tại khu vực này suốt nhiều năm qua.

Những cuộc diễn tập tại vùng biển Tây Philippines (mà Việt Nam gọi là Biển Đông) sẽ được tiếp tục với hai tuần tập trận qui mô lớn ngay ở Biển Đông. Điều này phát đi một thông điệp cho Bắc Kinh và khẳng định quyền tự do hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương ngày càng căng thẳng.

Chuyên gia cấp cao Richard Bitzinger tại Trường Nghiên cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore phát biểu rằng “Đây có thể là lần đầu tiên từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Eo Biển Đài. Loan hồi năm 1996, chúng ta chứng kiến những dạng hoạt động với hàng không mẫu hạm như thế”.

Vào ngày 3/10, hàng không mẫu hạm hàng đầu của Hải quân Hoàng gia Anh HMS Queen Elizabeth cùng với hai hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ- USS Carl Vinson và USS Ronal Reagan- cùng với 14 chiến hạm khác của Mỹ, Nhật, Canada, New Zealand và Hòa Lan tiến hành những hoạt động diễn tập gọi là kết hợp tại Vùng biển Philippines.

Hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy đoàn chiến hạm lướt sóng trong nắng với đội chiến đấu cơ bay theo đội hình mũi tên bên trên.

“Nửa triệu tấn sức mạnh biển từ sáu quốc gia cùng với sức mạnh bay tương đương đầy ấn tượng” là điều được mô tả bởi Phó Đề đốc Steve Moorhouse, chỉ huy Nhóm Tác chiến Anh CSG21 do Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth dẫn đầu.

Một ngày sau đó, tổ chức Sáng kiến Theo dõi Chiến lược Nam Hải - một mạng lưới nghiên cứu của Trung Quốc, cảnh báo rằng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ và HMS Quuen Elizabeth của Anh đã vượt Eo Bashi đi vào Biển Đông, và đây là lần thứ hai kể từ tháng 7, hai hàng không mẫu hạm này vào Biển Đông.

Một thông cáo của Bộ Quốc Phòng Anh vào ngày thứ ba cho biết trong vòng hai tuần tới Hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth “sẽ hoạt động tại Biển Đông với chiến hạm và chiến đấu cơ của các nước Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Hoa Kỳ” và tham gia vào cuộc diễn tập hàng hải phối hợp qui mô lớn.

Chuyên gia Bitzinger so sánh hoạt động lần này với đợt phô diễn sức mạnh hồi tháng 3 năm 1996, khi mà Hoa Kỳ cho bố trí hai hàng không mẫu hạm nhằm đáp lại việc Trung Quốc cho thử phi đạn tại vùng biển gần Đài Loan trong thời gian chuẩn bị bầu cử. Thông điệp Bắc Kinh phát ra đối với đảo quốc tự trị là không được tuyên bố độc lập.

Lúc bấy giờ, giới quan sát cho rằng đó là màn phô diễn sức mạnh quân sự lớn nhất ở Châu Á kể từ cuộc chiến Việt Nam. Hoa Kỳ cho bố trí hai nhóm tác chiến dẫn đẫu là hàng không mẫu hạm USS Minitz và hàng không mẫu hạm nay đã loại biên là USS Independence.

Mục tiêu chính của việc phô diễn sức mạnh lúc bấy giờ, cũng như hiện nay, là phát đi một thông điệp cho Bắc Kinh- nhưng theo một số người thì đó là khiêu khích. Học giả cấp cao Mark J. Valencia tại Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc (NISCSS) cho rằng “Họ đang giúp Hoa Kỳ đe dọa Trung Quốc”. Điều này phản ánh quan ngại của Bắc Kinh.

Aircraft.jpg
Máy bay từ nhóm tấn công tàu sân bay của Anh và Mỹ bay theo đội hình trong cuộc diễn tập chung nhiều bên trong khu vực Biển Đông ngày 3/10/2021. Ảnh: Hải quân Mỹ

Trong cùng ngày hai hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ và Anh Quốc đi vào Biển Đông, Trung Quốc cho chiến đấu cơ bay vào Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) của Đài Loan với một con số kỷ lục là 52 chiếc. Trong khoảng thời gian bốn ngày kể từ thứ sáu tuần qua, Đài Loan báo cáo có gần 150 máy bay của Không quân Trung Quốc bay vào ADIZ của Đài Loan.

Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan, Khâu Quốc Chinh, vào ngày thứ tư phát biểu với các nhà lập pháp rằng quan hệ qua Eo biển Đài Loan ‘nghiêm trọng nhất’ trong hơn 40 năm.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày Chủ Nhật cáo buộc quân đội Trung Quốc tiến hành ‘những hoạt động quân sự khiêu khích phá hoại hòa bình và ổn định khu vực; đồng thời nhắc lại cam kết vững như bàn thạch của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.

Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và hứa sẽ thống nhất về lại với Đại Lục, cả bằng vũ lực nếu cần. Đài Loan lại cho mình là một Nhà nước có chủ quyền.

Chuyên gia Bitzinger nói về hoạt động diễn tập phối hợp của các hàng không mẫu hạm rằng “Nhiều quốc gia liên quan trong khu vực Châu Á lo ngại về sự hiếu chiến của Trung Quốc và đây là cách phát đi một thông điệp mạnh mẽ cho Bắc Kinh về quyền tự do hàng hải.

Ông nói thêm “Điều đó cũng cho thấy rằng Hoa Kỳ có được những đồng minh và thân hữu tham gia một cách tích cực và mật thiết với họ.”

Tweet ngày 5/10/2021 của Chỉ huy Nhóm tấn công hàng không mẫu hạm Anh nói về cuộc diễn tập chung
Tweet ngày 5/10/2021 của Chỉ huy Nhóm tấn công hàng không mẫu hạm Anh nói về cuộc diễn tập chung

Hàng không mẫu hạm tự đóng

Sự hiện diện của những hàng không mẫu hạ thường được nhận thức như là dấu chỉ thuyết phục về quyền tự do hàng hải mà Hoa Kỳ và các đồng minh cổ xúy. Điều đó cũng cho thấy một khuynh hướng thú vị về mặt một số nước tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương phát tiển khả năng phòng thủ biển bằng việc tự đóng những hàng không mẫu hạm của nước họ.

Lực lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản (JMSDF hay Hải quân Nhật) vào ngày thứ Ba công bố họ đã thực hiện các chuyến cất và hạ cánh loại chiến đấu cơ F-35B tiên tiến trên Khu trục hạm JS Izumo; như thế có thể biến nó thành một hàng không mẫu hạm.

JMSDF tiếp tục thực hiện một cách vững chắc những bổ sung cần thiết cho chiến hạm lớp Izumo để có thể đạt được khả năng vận hành chiến đấu cơ F-35B.

Theo Ông Jeff Kingston, Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á và là giáo sư Đại học Temple ở Tokyo, Chính phủ Nhật vào năm 2018 bật đèn xanh cho việc chuyển hai khu trục hạm lớp Izumo thành hàng không mẫu hạm hạng nhẹ có thể vận hành chiến đấu cơ F-35B.  Điều này dựa vào một thay đổi chính sách lớn kể từ năm 2015 khi Nhật Bản—với hoạt động quân sự bị hạn chế bởi hiến pháp chủ hòa sau Thế Chiến Thứ hai  – đã gia tăng cam kết với đồng minh an ninh Hoa Kỳ.

Ông phát biểu với RFA rằng “Nhật Bản đã tăng mạnh khả năng nâng cao sức mạnh biển và rũ bỏ những cấm kỵ lâu nay về chính sách an ninh khi thực hiện điều đó. Về mặt địa chính trị, đó là một sự ứng phó với nhận thức ngày càng tăng về mối nguy do chương trình hiện đại hóa quân đội và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.

Ông Jeff Kingston giải thích thêm rằng “Nhật Bản gia nhập Nhóm Bộ Tứ (gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật và Australia) và trở thành một nước cổ xúy cho một khu cực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Đây là quan điểm nhắm đến sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực; và liên quan đến hoạt động diễn tập hải quân chung, một trong những hoạt động khác nữa.”

Trong khi đó chuyên gia Valencia của NISCSS lại đưa ra cảnh báo rằng hoạt động chế tạo hàng không mẫu hạm và ủng hộ Hoa Kỳ nhằm khống chế Trung Quốc có thể là một sai lầm của Nhật Bản.  Ông nói: “Dĩ nhiên Nhật cần có khả năng để tự vệ nhưng đi vào lĩnh vực đóng hàng không mẫu hạm là một vấn đề hoàn toàn khác.

Còn theo chuyên gia Bitzinger, cả hai nước Hàn Quốc và Singapore cũng đang xem xét việc phát triển một số trong những tàu hải quân của họ thành những hàng không mẫu hạm thực sự.

Ông nói: “Cách đây hai mươi năm, mọi người đều có cái nhìn tiêu cực về chúng (hàng không mẫu hạm), gọi rằng chúng là những nam châm hút tên lửa hành trình do quá lớn. Thế nhưng nay, ai cũng muốn có chúng. Dường như họ đang cố đối lại với thực tế là Trung Quốc đang ngày càng có nhiều hàng không mẫu hạm. Đó là dạng cách nói chúng tôi sẽ bắt kịp quí vị thôi. Quả thực chúng tôi có thể vượt quí vị.”

Trung Quốc với mục tiêu trở thành một siêu cường biển đã có hai hàng không mẫu hạm đang hoạt động- Liêu Ninh và Sơn Đông; và hiện đang cho đóng chiết thứ ba. Trung Quốc đã có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới nhưng chủ yếu là những lớp tàu nhỏ hơn. Siêu hàng không mẫu hạm sẽ tăng cường mạnh mẽ sức mạnh của họ.

Cuộc chạy đua phát triển những hàng không mẫu hạm lớn hơn, tốt hơn nêu bật tình hình đáng ngại ở Biển Đông mà các nhà quan sát cho rằng là một trong những khu vực xung đột tiềm năng giữa các siêu cường.

Điều đó ở một mức độ cao cũng sẽ buộc các nước nhỏ, nghèo hơn trong khu vực phải chọn phe.”

Ông nói thêm: “ Tất cả những nước ASEAN nhỏ hơn sẽ thích Trung Quốc và Hoa Kỳ thuận thảo với nhau; thế nhưng điều này sẽ không xảy ra và họ cố giữ vị thế ngoài cuộc khi mà tình thế mỗi lúc một khó thêm hơn.”  

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Nguyễn Văn
10/10/2021 14:50

Biển Đông nay là nơi hội tụ tàu chiến của các quốc gia dân chủ, đi qua lại và tập trận thường xuyên, để bảo vệ hòa bình và lợi ích chung khu vực. Vì hòa bình khu vực Đông Á và Đông Nam Á là cần thiết nên tàu chiến Mỹ và các nước đồng minh hiện diện ở Biển Đông là để ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hòa bình, giữ tự do giao thông hàng hải, bảo vệ lợi ích chung để cùng phát triển kinh tế cung ứng cho toàn cầu; và đây mới chính là nơi hai siêu cường Mỹ - Trung và các nước đồng minh sẽ so găng trong thập niên này mà trọng tâm bắt đầu từ hòn đảo Taiwan.

Tập cho máy bay xâm phạm Không phải là hù dọa mà là để đánh giá phản ứng của Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế và mức độ kiên trì đòi độc lập của hòn đảo Taiwan. Sau kỷ niệm 100 năm đảng cộng sản Tàu, Tập với lời lẽ cứng rắn hung hăng đòi thống nhất bằng quân sự, đánh tan mọi ý đồ đòi độc lập của Taiwan. Nhưng khi cho hàng trăm chuyến bay vi phạm vào vùng nhận dạng phòng không của Taiwan và thấy phản ứng mạnh mẽ của chính phủ bà Thái Anh văn cũng như của Mỹ và cộng đồng quốc tế lên tiếng bảo vệ Taiwan thì ngày 09/10/2021, Tập thay đổi thái độ, nói quyết tâm thống nhất Taiwan bằng con đường hòa bình. Tập hiểu manh động thôn tính Đài Loan bằng quân sự hoặc cứng rắn thì gặp lại phản ứng cứng rắn hơn. Không dễ hù dọa được. Nhưng Tập đã từng nói dối với tổng thống Obama không quân sự hóa các bãi đá ngầm ở Biển Đông nhưng Tập không giữ lời. Kẻ chuyên gây hấn bắt nạt các nước nhỏ nói nhưng không còn ai tin. Và cũng chẳng phải vô cớ mà Mỹ cho rò rỉ tin tức người Mỹ đang có mặt tại Taiwan và đang huấn luyện quân sự cho Taiwan. Đây là một thất bại về chính trị của Tập, càng hung hăng thì Tập nhận kết quả càng cứng rắn của Taiwan, Mỹ và đồng minh.

Vấn đề Taiwan tuyên bố là một quốc gia, không phải là đúng hay không mà là dám hay không. Cũng như Tòa án PCA, mặc dù không có ràng buộc về pháp lý, tuyên bố Biển Đông không thuộc chủ quyền của Tàu Cộng nhưng Tàu Cộng vẫn tuyên bố bên trong đường chín đoạn tự vẽ thuộc chủ quyền của mình. Và Tập cho chiếm các đảo của VN và các bãi đá ngầm để xây dựng căn cứ quân sự mà chẳng có định chế pháp lý nào đủ sức bắt buộc Tàu phải ngưng. Tại sao Tàu Cộng dám ngang ngược như vậy là bởi dựa vào là một nước lớn với sức mạnh kinh tế và quân sự cũng như về dân số áp đảo. Tàu Cộng dám ngang ngược mà không có định chế quốc tế nào dám ngăn cản; trong khi Taiwan nếu tuyên bố là một quốc gia là đúng theo nguyện vọng của người dân Taiwanese thì bị Tàu Cộng hăm đánh. Liên Hiệp Quốc (LHQ) có chỉ để bênh vực quyền lợi các nước lớn, nhất là 5 nước hội viên thường trực có quyền phủ quyết. Chỉ có 5 nước có quyền phủ quyết thì LHQ chính nó đã là nơi chơi bất công rồi còn mong chờ gì ở đây. Đó là lý do Tập hung hăng mà tới nay vẫn không có nước nào dám động tới. Thử tước đoạt quyền phủ quyết của nước Tàu hoặc nhận Taiwan vào LHQ xem phản ứng của Tập ra sao? Quốc gia Taiwan. Đúng vậy. Tại sao không gọi vậy chứ? Tại sao cứ cho Taiwan là hòn đảo thuộc chủ quyền của Tàu mà không là thuộc chủ quyền của chính người dân Taiwanese? Càng bị Tập bức hiếp muốn đánh chiếm thì Taiwan nên càng mau chóng tuyên bố độc lập thành một quốc gia. Đây là điều chính phủ Taiwan nên tiến hành. Đã hơn 70 năm độc lập và hiện đang độc lập thì không có lý do gì cản trở Taiwan tuyên bố trở thành một quốc gia.

Tương lai xung khắc giữa Mỹ và Tàu, ngoài vấn đề thương mại và kinh tế, nhưng có lẽ sự tranh giành Taiwan mới là vấn đề chính để biết nước nào sẽ là cường quốc số một trong tương lai những ngày tới. Chuyện Tàu Cộng sẽ đánh Taiwan thì chỉ có nằm ngủ mơ Tập mới dám. Bởi vậy mà sau khi cho hàng trăm máy bay hù dọa Taiwan thì Tập và Biden nói chuyện và đồng ý giữ hòn đảo này theo thỏa thuận cũ như trước đây. Coi như vở tuồng hạ màn. Rõ ràng là một thử thách và sự thử thách của Tập bị thất bại.

Các nước nhỏ nên tự mình xây dựng cho nước mình một quân đội với vũ khí răn đe để bảo vệ đất nước. Cứ nhìn anh Kim nhà ta, tuy rất nghèo đói mà không nước nào dám hù dọa mà chỉ có thế giới bị anh Kim hù dọa hoài hoài. Lúc nào thì Nhật và Nam Hàn và xa xa nữa là Úc có vũ khí nguyên tử thì vùng đất Đông Á và Đông Nam Á này mới thật sự có hòa bình mà thôi.
nv

Nguyễn Tuấn Anh
10/10/2021 17:05

May quá, nhiệm vụ gìn giữ biển trời của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã do quân đội giải phóng nhân dân đảm nhiệm, quân đội nhân dân Việt Nam chỉ lãnh nhiệm vụ làm le, làm tàng & bảo vệ chế độ trước những trí thức lo lắng cho sự tồn vong của Đảng . Chứ không thì ... lại sống chung với giặc nữa cho mà xem . Tàu giặc ngang nhiên vào thẳng thành phố mang tên Bác, còn giương cao súng như muốn trêu ngươi . May chưa có tàu Pháp nào vô . Cứ tưởng tượng Nguyễn Đình Chiểu còn sống mà tàu Anh, Pháp ngang nhiên đi lại trong lãnh thổ Việt Nam như chốn không người .

Nhân Dân Asean
10/10/2021 21:56

Nhân dân Asean hoan hô Mỹ và đồng minh phô trương sức mạnh răn đe hành vi hung hãng của Trung quốc không cho phép Trung quốc muốn thay đổi hiện trạng ở biển Đông, Hoa Đông và Đài Loan. Thế giới hãy bảo vệ Đài Loan không để Trung quốc xâm chiếm Đài Loan làm bàn đạp dẫn đến đe dọa và tấn công nhiều nước khác trong đó có Nhật Bản, Hàn quốc. Mộng của Trung quốc là ngày càng mở rộng lãnh thổ bằng cách xâm chiếm nhiều nơi để tăng cường sức mạnh biến thế giới này là của Trung quốc, do Trung quốc chỉ huy. Tất cả quan chức Trung quốc đều tự cao tự đại, tự khen mình thuộc loại người hùng, người tài ba, cái gì giõi cái gì hay hãy để cho quan chức Trung quốc còn lại là của tất cả các nước khác.