Chính phủ Việt Nam thất bại khi phải kêu gọi người dân góp tiền mua vắc-xin COVID-19?

Trường Sơn
2021.06.10
Chính phủ Việt Nam thất bại khi phải kêu gọi người dân góp tiền mua vắc-xin COVID-19? Hình minh hoạ. Người dân với tin nhắn trên điện thoại về đóng góp cho quỹ vaccine
AFP

Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất kể từ đầu đại dịch khi đã ghi nhận gần 6.600 ca nhiễm trong cộng đồng ở 39 tỉnh, thành phố kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2021. Ngày 5 tháng 6, Chính phủ Việt Nam công bố chiến dịch gây quỹ phòng, chống COVID-19, kêu gọi cá nhân và doanh nghiệp đóng góp tài chính để mua vắc-xin. Tuy được truyền thông nhà nước ca ngợi là một chiến dịch thành công với các khoản đóng góp nhanh chóng được gửi về, vẫn còn đó những vấn đề mà người dân thắc mắc xung quanh việc Chính phủ phải kêu gọi đóng góp tiền cho quỹ vắc xin COVID-19.

Việt Nam hiện là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á phải huy động người dân đóng góp tài chính để mua vắc-xin COVID-19, đồng thời cũng là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất khu vực với chỉ dưới 1% dân số được tiêm đủ hai liều vắc-xin.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là tại sao mặc cho đại dịch đã xảy ra được gần hai năm, nhưng Chính phủ vẫn không chuẩn bị được tài chính để mua vắc-xin, để đến lúc dịch bệnh trở nên nghiêm trọng thì mới cuống cuồng xin người dân đóng góp?

Sự thất bại của Nhà nước

Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho người dân trong bất kể hoàn cảnh nào, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp như đại dịch. Sẽ là không hợp lý khi quy trách nhiệm cho Nhà nước nếu tình huống khẩn cấp xảy ra một cách đột ngột, nhưng trong trường hợp của Việt Nam thì Nhà nước đã có rất nhiều thời gian.

Đại dịch COVID-19 bắt đầu lan tới Việt Nam vào tháng 1 năm 2020, đến nay đã là gần một năm rưỡi. Và vào tháng 11 năm 2020, thế giới đón nhận tin vui khi vắc-xin chống COVID-19 được điều chế thành công và chỉ một tháng sau đó thì được đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2021, khi Chính phủ Việt Nam công khai dự toán ngân sách nhà nước thì không hề tồn tại khoản nào cho việc mua vắc-xin. Thậm chí, ngày 2 tháng 6, Phó thủ tướng Lê Văn Thành còn khẳng định là “Chính phủ không thiếu tiền để bảo vệ sản xuất và sức khoẻ của người dân”. Ấy vậy mà chỉ ba ngày sau đó thì Chính phủ phát động chiến dịch kêu gọi người dân đóng góp tài chính để chống dịch.

Sự thiếu chuẩn bị và các phát ngôn sai lệch của những người đứng đầu Chính phủ về tình hình tài chính cho thấy sự thiếu năng lực của bộ máy nhà nước, và tính không minh bạch của chính phủ.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh từ Đại Học Fulbright thì viết lên trang Facebook cá nhân của mình và gọi đây là biểu hiện của “thất bại chính phủ”.

Cái gì cũng cậy nhờ đến dân

Việc kêu gọi người dân đóng góp tài chính để chống dịch không phải là lần đầu tiên chính phủ cậy nhờ đến dân chúng, trên thực tế, từ trước đến nay người dân vốn đã phải làm thay chính phủ ở nhiều trường hợp, điển hình nhất là các đợt cứu trợ bão lũ.

000_9A6682.jpg
Hình minh hoạ. Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca ở Hà Nội hôm 17/5/2021. AFP

Anh Q, một người dân ở Nghệ An cho RFA biết sự bức xúc của mình trước việc Chính phủ kêu gọi người dân góp tiền mua vắc-xin:

“Dịch COVID đã bước sang năm thứ hai, có bao nhiêu vốn liếng người dân đã đem ra cầm cự ở năm thứ nhất, giờ này người ta đã cạn vốn. Thay vì có những giải pháp kịp thời hỗ trợ người dân bình ổn kinh tế thì lại ban ra chính sách này, chẳng khác gì bào thêm vào sức dân”.

Đây cũng là điểm khác biệt giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Trong khi các chính phủ khắp nơi ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ người dân chống chọi với dịch bênh, từ hỗ trợ người dân chi trả chi phí sinh hoạt, đến giảm thuế, hoặc phát tiền mặt, thì ở Việt Nam, chính phủ không những không giúp được gì để người dân bớt đi gánh nặng trong thời kỳ dịch bệnh, mà còn đề nghị người dân chi thêm tiền.

Cô Trương Thị Hà, một người dân ở Hà Nội, cho RFA biết thái độ của mình trước việc này:

“Việc mua vắc-xin cho dân là trách nhiệm của Chính phủ. Chính phủ cần chủ động và quyết liệt trong việc phân bổ ngân sách và huy động tiền mua vắc-xin từ nhiều nguồn khác nhau. Dân đóng thuế cho Chính phủ để Chính phủ sử dụng tiền vào những việc cho cộng đồng như mua vắc-xin, chứ dân không thể làm thay Chính phủ việc này.”

Lo ngại về nguy cơ tham nhũng 

Ngày 9 tháng 6, báo chí đưa tin đơn vị tư vấn đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông kết luận dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật trong vận hành hệ thống metro, và có nhiều nguy cơ mất an toàn khi đưa vào sử dụng.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội vốn được biết đến là điển hình của vấn nạn đầu tư công thiếu hiệu quả, tiêu tốn mức ngân sách khổng lồ và thời gian thi công kéo dài quá lâu.

Việc báo chí công bố kết luận của đơn vị tư vấn trong lúc chính phủ đang tích cực kêu gọi người dân góp tiền chống dịch tạo nên một làn sóng phẫn nộ, và gia tăng sự ngờ vực vào khả năng sử dụng tiền hiệu quả của chính phủ.

2021-03-08T062604Z_1741614269_RC2U6M95W9WA_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM-VACCINE.JPG
Hình minh hoạ. Một điểm tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Hải Dương hôm 8/3/2021. Reuters

Ông Nguyễn Anh Tuấn, một người dân ở Hà Nội nói với RFA rằng:

“Việc kêu gọi người dân góp tiền mua vắc-xin, khiến bất cứ ai để tâm tới tình hình tham nhũng kinh khủng của bộ máy nhà nước Việt Nam, không khỏi chua xót cho sự lãng phí vô cùng của các tượng đài tiền tỉ và các dự án đầu tư công ngàn tỷ thua lỗ, vì lý do tham nhũng của cán bộ nhà nước.”

Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, với sứ mệnh chống tham nhũng trên toàn cầu, thì Việt Nam được xếp hạng là quốc gia có mức độ tham nhũng cao.

Sự thiếu chi tiết trong cách giải trình của Chính phủ về việc sự dụng tiền do người dân đóng góp trong công tác phòng, chống dịch cũng khiến cho nhiều người dân nghi ngờ.

Một người dân ở TP. HCM không muốn tiết lộ danh tính cho RFA biết:

Nhà nước nhận tiền từ người dân, nhưng đồng thời quản lý tiền cũng là một đơn vị Nhà nước, không hề thấy đề cập đến đơn vị kiểm toán độc lập nào khác, cho nên rất dễ xảy ra chuyện sử dụng tiền không đúng mục tiêu.

Ngoài ra, thời hạn kêu gọi đóng góp, các mục chi tiêu cụ thể, loại vắc-xin mà nhà nước sẽ mua cũng là những thông tin mà nhiều người quan tâm.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
10/06/2021 14:54

Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
chết sống mặc dân, tiền đảng bỏ túi.
Đảng tao ... có tiền, quy tiên... cũng được.
sống chết mặc bay, kệ cha đảng mày.

Tao đã đưa tiền cho mày rồi, bảo mày ra chợ mua thuốc...
thuốc đâu... sao bây giờ mày còn ngửa tay xin tiền mua thuốc?
Dạ con... lấy tiền mua thuốc chích rồi... không còn tiền mua thuốc ...

Tiên sư cha cái thằng con " ngáo đá ", đồ bất hiếu ... bất tài, bất lực, bất lương... ăn hại, đái nát !
Sao mày giống cái thằng đảng, thằng nhà nước... ăn hại, đái nát... ăn cháo, đái bát... bất lương, bất tài, bất lực..
ăn hết tiền thuế của nhân dân... bây giờ hết tiền, bây giờ lai xin tiền dân, bắt dân đóng góp mua thuốc chích ngừa,
không biết mua thuốc để chích cho nhau... hay mua thuốc chích ngừa cho dân đây?

Dạ tại con là cháu ngoan Bác Hồ... tại vì Bác Hồ không ngoan... đâu phải tại con.

Sao mày lại giống cái thằng đảng, thằng nhà nước " cháu ngoan Bác Hồ "...
chỉ có giỏi đổ thừa, đổ tội, đổ lỗi, đổ trách nhiệm... đổ tiền dân cho nhau... lũ " lãnh đạo " bất tài, bất lực, bất lương....
chỉ biết " sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi "... tiền tao bỏ túi, chết sống mặc bay... không góp tiền cho tao, tao bỏ tù cả lũ nhà chúng mày.

Tiên sư cha cái đảng cụ Hồ.... cụ Hồ ơi là cụ Hồ... tiên sư bố cái lũ " cháu ngoan cụ Hồ ".... cụ Hồ chết thối, chúng không chôn cụ Hồ !

Binh Bốn
10/06/2021 15:55

" Nhà cầm nhầm quyền" VN đã tuyên bố là không thiếu tiền chống dịch Covid-19, những kẻ xu nịnh và cuồng tín đóng góp "ủng hộ" chỉ tổ nuôi cho mập thêm đám ký sinh trùng Ba Đình Que ! Đâu có thiếu cách sử dụng đồng tiền vào những mục đích thiết thực hơn , như đem cơm áo , nhà cửa , thuốc men cho dân nghèo còn rất nhiều đang khốn đốn vì giãn cách xã hội như những người bán hàng rong, bán vé số, ăn xin v.v...

Khách
10/06/2021 22:32

Trích: "Đây cũng là điểm khác biệt giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Trong khi các chính phủ khắp nơi ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ người dân chống chọi với dịch bênh, từ hỗ trợ người dân chi trả chi phí sinh hoạt,..." (Trường Sơn).
Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng có nói rồi: "VN làm những chuyện mà nước khác chưa bao giờ làm..."

Anonymous
11/06/2021 02:11

Trò này, Đảng ta đã áp dụng suốt trong mọi thời kỳ, trước, trong và sau chiến tranh, gọi là "nhà nước và nhân dân cùng làm".
Nó có hiệụ quả, không ai dám công khai phản đối, vì người dân bị nhà nước quản lý người dân chặt chẽ thông qua bộ máy công an trị khổng lồ, qua các tổ chức quần chúng mà ai cũng phải tham gia. Thời xưa, nó có hiệu qủa nhất vì người dân bị quản lý qua tem phiếu lương thực, thực phẩm, cho dân được ăn gì, nhiều ít... đều phụ thuộc vào Đảng cầm quyền, như những nô lệ.

Nay dùng lại bổn cũ, chẳng qua vì bộ máy quản lý nhân dân khổng lồ của Đảng ấy vẫn tồn tại, đang "thừa công xuất", nên nó vẫn có hiệu qủa, vẫn sẽ "thắng lợi", nhưng dân trí, suy nghĩ của người dân VN đã khác xưa. Kinh tế thị trường, "hội nhập với thế giới" - mà nhà cầm quyền vẫn áp dụng trò "xin đểu" (định hướng XHCN?) với người dân, với các doanh nghiệp tư nhân - chỉ chứng tỏ nhà nước ở VN không phải của nhân dân.
Dù có không "thất bại", nó là trò vô liêm sỉ, không thể chấp nhận.

Anonymous
11/06/2021 04:30

Kết luận: Hà nội không vội được đâu

Kent
11/06/2021 09:14

hiến pháp VN đã qui định tất cả những gì thuộc về nhân dân và những gì thuộc về nhà nước như.... chính quyền nhân dân, ủy ban nhân dân, toà án nhân dân, quân đội nhân dân, bệnh viện nhân dân....v.v nhưng... ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước.... tên gọi quá rõ ràng rồi mà!

Anonymous
11/06/2021 10:19

Nhà nước nên hợp đồng với những người nổi tiếng như danh hài Hoài Linh kêu gọi quyên góp, ăn chia tứ lục, 2 bên đều có lợi, chỉ có dân là thiệt.

Anonymous
11/06/2021 11:41

VC DUNG LUC CO THÊ RA DONG PHIM " CON NHÀ NGHÈO " cua HBC

le dung
11/06/2021 15:01

đóng góp rồi tiền đó đi đâu về đâu. chả ai biết. chính phủ ko hỗ trợ dân lại nhờ dân hỗ trợ. trò cười.

Anonymous
11/06/2021 23:20

Ngu sao góp tiền mua vác xin, góp tiền để tụi nó “táp đói như những con cá tra ao nuôi bằng … tiêu ” sau năm 1975, tiền đóng góp sao chịu nổi ?