Công nhân Việt Nam bị bỏ rơi ở Tây Phi

21 công nhân Việt, được công ty xuất khẩu lao động Traenco đưa đi làm việc trên tàu đánh cá xa bờ của Hàn Quốc, khi tới phi trường Conakry thuộc xứ Guineo của Tây Phi thì trở thành những kẻ thất cơ lỡ vận, phải đi xin thức ăn thức uống qua ngày ở bên đó.
Thanh trúc, phóng viên RFA
2010.07.08
Một cảng nhỏ ở Tây Phi Một cảng nhỏ ở Tây Phi. Ảnh minh họa
Courtesy-melkbees.com/west-coast-south-africa

Hợp đồng làm cho tàu Hàn Quốc

Theo bản tin trên báo Lao Động số 152 ngày 5 tháng Bảy, hai mươi mốt lao động Việt Nam, trong đó mười người ở Nghệ An, mười một người khác ở Hà Tĩnh, khi đáp xuống phi trường Conakry thuộc thành phố Conakry của Guineo, một quốc gia Tây Phi, thì trở thành những kẻ bơ vơ, phải đi xin cơm ăn nước uống và tạm trú trong một căn nhà bỏ hoang đã mấy ngày nay.

21 công nhân Việt, được công ty xuất khẩu lao động Traenco đưa đi làm việc trên tàu đánh cá  xa bờ của Hàn Quốc

Đây là những người được đưa đi xuất khẩu lao động qua trung gian của công ty môi giới Traenco ở trong nước. Phóng viên báo  Lao Động đã không nói rõ vì sao hai mươi mốt người này đến Tây Phi, vì sao họ trở thành những kẻ thất cơ lỡ vận, chỉ cho hay thân nhân của họ ở xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, kêu ca và nhờ báo Lao Động thông tin vụ việc con em của họ bị bỏ  rơi như thế.
Tin còn nói sở dĩ thân nhân bên nhà biết được là nhờ một công nhân đang lao động ở nước ngoài, anh Nam, tình cờ gặp đoàn người bị bỏ rơi đó  và đã cho họ mượn điện thoại di động để gọi về báo với gia đình. 

Linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt ở Đài Loan, từng giúp đỡ nhiều công nhân đánh cá Việt Nam đi qua trung gian của công ty xuất khẩu lao động Traenco, dựa vào kinh nghiệm của ông để giải thích:

Trụ sở công ty Traenco
Trụ sở công ty Traenco tại Hà Nội.
Ảnh infomap.vn
Tôi từng giúp đỡ nhiều người Việt Nam đi qua công ty Traenco như vậy. Có nghĩa là những công nhân đánh cá Việt Nam được công ty môi giới Việt Nam giới thiệu, Công việc thông thường của họ là đánh ca xa bờ trên tàu của Hàn Quốc hay của Đài Loan. Họ phải đi đến địa điểm mà chiếc tàu đó đang còn đậu để lên tàu từ đó.

Công việc thông thường của họ là đánh ca xa bờ trên tàu của Hàn Quốc hay của Đài Loan. Họ phải đi đến địa điểm mà chiếc tàu đó đang còn đậu để lên tàu từ đó.

Cho nên đối với hai mươi mốt người đánh cá Việt Nam thì họ phải đến tận Tây Phi tại vì chiếc tàu đánh ca lúc đó đang ở Tây Phi. Nhưng bảo những người này đến đó và không thấy chiếc tàu mình làm việc là tàu Hàn quốc mà là tàu của một nước khác thì tôi nghĩ cái này không phải lỗi của công nhân mà là  lỗi của công ty môi giới ở Việt Nam.

Họ đã không tìm hiểu cái chủ thuê mà sẽ nhận những người lao động Việt Nam đến làm việc. Tình trạng đang xảy ra cho hai mươi mốt người lao động đánh cá xa bờ ở Tây Phi cũng là  tình trạng phổ biến trong những ngày tháng qua đối với những anh chị em đi đánh cá xa bờ của Việt Nam. 

Không biết công ty môi giới Traenco có xin visa cho những người lao động này nhập cư vào nước Guineo của Tây Phi hay không. Nếu họ không làm thủ tục đó mà chỉ đưa người ta đến thì đây là việc làm có tính chất lừa đối. 

Tàu Hàn Quốc treo cờ Trung Quốc?

Trên đường dây viễn liên gọi về công ty xuất khẩu lao động Traenco ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, ông Đức, trưởng phòng tổ chức của Traenco, trả lời những câu hỏi liên quan như sau:

Ông Đức: Báo mới đưa một chiều thôi. Bọn tôi đang còn phát huy để mà tìm giải pháp , chuyện bình thường có gì đâu.

Thanh Trúc: Có phải chỗ Conakry ở Guineo có một chiếc tàu hiện giờ neo ở đó, tàu của Hàn Quốc, thay vì đưa người ta qua Hàn Quốc ...

Vì cái tàu này đều chủ Hàn Quốc cả, đại lý là của Hàn Quốc hết. Nhưng người ta treo cờ của Trung Quốc vì coi như chủ tàu là người ta thuê mà.

Ông Đức: Đấy, thì bọn tôi đang còn triển khai như thế đấy. Chứ số lao động nào, thuyền viên nào người ta chờ đợi được thì bọn tôi sẽ bố trí sẽ sắp xếp sang tàu của Hàn Quốc. Vì cái tàu này đều chủ Hàn Quốc cả, đại lý là của Hàn Quốc hết. Nhưng người ta treo cờ của Trung Quốc vì coi như chủ tàu là người ta thuê mà.

Thanh Trúc: Nhưng anh Đức cho biết lý do nào mà hai mươi mốt thuyền viên này không chịu lên tàu làm việc?

Ông Đức: Thì vì lý do đấy, người ta treo cờ Trung Quốc . Nếu như thuyền đã cập bến mà người ta lên thì không vấn đề gì. Đây người ta mới sang, đang chờ đợi, trong lúc tàu chuẩn bị cập cảng để người ta lên thì coi như có người nói thế này thế nọ , mà trong lúc chẳng hạn như số lượng thuyền viên ít thì nó khác. Đây thì đi cả mấy chục đứa thì nó mới xáo trộn như thế.

Trong hai mươi mốt người thì có khoảng ba hay bốn người  chống đối thôi, số còn lại vẫn đồng ý lên tàu. Chị cứ nghe bên báo chí thông tin như thế là sai lạc, người ta đưa một chiều người ta chưa tìm hiểu hết chứ không phải như thế đâu. Hôm nay có mấy người bọn tôi đã đón và đưa về Sài Gòn rồi .

Thì vì lý do đấy, người ta treo cờ Trung Quốc . Nếu như thuyền đã cập bến mà người ta lên thì không vấn đề gì. Đây người ta mới sang, đang chờ đợi, trong lúc tàu chuẩn bị cập cảng để người ta lên thì coi như có người nói thế này thế nọ

Thanh Trúc: Anh Đức có thể cho tôi liên lạc với mấy người về Sài Gòn không?

Lao động có nhu cầu sang Hàn Quốc làm việc đăng ký dự
Lao động có nhu cầu sang Hàn Quốc làm việc đăng ký dự kiểm tra tiếng Hàn -courtesy xalo.cn
Ông Đức: Những thuyền viên này là coi như không chịu lên tàu làm việc. Bọn tôi đã bố trí thì lúc nào người ta về thì trực tiếp coi như là  tìm hiểu cụ thể.

Thanh Trúc:  Hồi nãy anh có nói tàu này là tàu của Hàn Quốc mà lại treo cờ Trung Quốc là như thế nào?

Ông Đức: Tức là đại lý tàu đấy  thuê thuyền trưởng là người Trung Quốc. Đấy thì người ta đi người ta phải treo cờ Trung Quốc. Đại lý người ta thuê tàu nào là việc của người ta chứ. Cũng là  một đại lý của Hàn Quốc cả, người ta chuyển lương về Việt Nam cho chúng tôi rồi chúng tôi phát cho thuyền viên, chứ có phải mình đi làm theo hợp đồng của Trung Quốc đâu.Đấy là người ta chưa hiểu thôi.

Công ty chúng  tôi được  sự chỉ đạo của Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước và một số ban ngành , chúng tôi là công ty có danh tiếng chứ không phải công ty vớ vẩn đâu.

Thanh Trúc: Có thể cho tôi xin tên và số điện thoại của mấy người về không?

Ông Đức: Hiện tại bây giờ người ta còn ngồi trên máy bay. Chắc chiều nay người ta mới về đến Sài Gòn.

Thanh Trúc: Tôi sẽ chờ tới sáng mai rồi tôi gọi cho anh Đức..

Ông Đức:  Vâng , chị mới nghe có một phía, gia đình người ta  chưa biết được con họ bên kia như thế nào , cũng chưa tìm hiểu công ty chúng tôi như thế nào. Công ty chúng  tôi được  sự chỉ đạo của Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước và một số ban ngành , chúng tôi là công ty có danh tiếng chứ không phải công ty vớ vẩn đâu.

Họ đồng ý chờ , ví dụ đợt này  tàu của Hàn Quốc vào cảng thì bọn tôi sẽ bố trí lên từng tàu một. Tức là không đi tàu đấy nữa mà sẽ bố trí vào tàu khác của Hàn Quốc luôn


Thanh Trúc: Bây giờ hai mươi mốt lao động xuất khẩu thì về bốn người rồi, vậy còn mưới tám người kia thì sao?

Ông Đức: Thì họ đồng ý chờ , ví dụ đợt này  tàu của Hàn Quốc vào cảng thì bọn tôi sẽ bố trí lên từng tàu một. Tức là không đi tàu đấy nữa mà sẽ bố trí vào tàu khác của Hàn Quốc luôn. Số bên kia không liên lạc mô,  vì bọn tôi làm việc qua đại lý Hàn Quốc rồi đại lý ấy trực tiếp làm việc bên kia. 

Hành trình lao động xuất khẩu của hai mươi mốt thuyền viên đánh cá,  lần đầu tiên rời khỏi nước, bắt đầu ngày 19 tháng Sáu từ  phi trường Tân Sơn Nhất qua Thái Lan, tiếp đó bay tới Pháp. Tất cả đến phi trường Conakry của Guineo ngày 21 tháng Sáu, trở thành những kẻ bơ vơ trên đất lạ.
Chúng tôi sẽ theo dõi tiếp để tường trình cùng quí vị.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.