Hội thảo hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình tại gia của HT Quảng Độ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hòa thượng Thích Quảng Độ, “Biểu tình tại gia, bất tuân dân sự”, trước việc nhà nước cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên, một buổi hội thảo đã được tổ chức tại thành phố Houston.
Hiền Vy , thông tín viên RFA
2009.05.05

Cuộc hội thảo tổ chức vào chiều thứ Bảy ngày 3 tháng 5, nhằm trình bày những dữ kiện liên quan đến môi sinh và an ninh quốc phòng cũng như những lợi hại về kinh tế của quốc gia.

Thiếu trách nhiệm

Buổi hội thảo, có hai diễn giả chính là Thượng toạ Thích Giác Đẳng thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Có khoảng trên

Hòa thượng Thích Quảng Độ
Hòa thượng Thích Quảng Độ. AFP photo
AFP photo
500 người tham dự, trong số này, ngoài cư dân của Houston và vùng phụ cận, còn có những người đến từ Dallas, Austin, và từ tiểu bang California. Đặc biệt còn có người đến từ Phần Lan và vương quốc Anh.

Hoà thượng Thích Huyền Việt đã đọc lại lời kêu gọi của đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trong đó có đoạn nói về việc bất tuân dân sự, biểu tình tại gia cho người trong nước vào Tháng 5, và với người Việt hải ngoại, Hoà Thượng kêu gọi không về nước du lịch và không gửi tiền về ViệtNam cũng trong tháng 5.

Thượng toạ Thích Giác Đẳng đã giải thích về những khó khăn mà đất nước đang phải đối phó, tuy nhiên ông cho rằng việc nhà cầm quyền ViệtNam chấp nhận cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là một sự lựa chọn thiếu trách nhiệm :

“Đất nước Việtnam không phải là đất nước rừng tiền biển bạc mà nhà cầm quyền muốn xoay xở thế nào cũng được. Chúng ta có nhiều lý do để lựa chọn những điều khó lựa chọn.

Nhà cầm quyền coi dân như là một thành phần bị thống trị và thay vì lắng nghe lòng dân, thay vì tìm hiểu xem dân chúng thực sự muốn thế nào thì nhà cầm quyền đã chọn lựa đứng về thế lực của ngoại bang. Đó cũng là một sự lựa chọn rất đáng tiếc.

Thượng toạ Thích Giác Đẳng

Chúng ta phải đặt ưu tiên cho sách lược lâu dài của đất nước, nhưng trường hợp hiện tại khi chúng ta nói về sự khai thác bauxite thì đó là một sự đặc trưng, đặc trưng của một sự lựa chọn thiếu trách nhiệm.Một sự lựa chọn không thể chấp nhận được đối với tiền đồ đất nước”

Nhà cầm quyền Việtnam còn một sự lựa chọn khác đó là giữa lòng dân và thế lực của ngoại bang.

Ở đây nhà cầm quyền coi dân như là một thành phần bị thống trị và thay vì lắng nghe lòng dân, thay vì tìm hiểu xem dân chúng thực sự muốn thế nào thì nhà cầm quyền đã chọn lựa đứng về thế lực của ngoại bang. Đó cũng là một sự lựa chọn rất đáng tiếc” 

Dự án nhiều tai hại

Trước khi giải thích những dữ kiện có hại cho nền kinh tế ViệtNam, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa đã nói qua về lịch sử nước nhà rồi ông dẫn đến những tai hại do sự khai thác bauxite mang đến cho người dân cũng như cho an ninh của quốc gia

“Để có 1 tấn ốc xít nhôm, chúng ta phải bỏ ít ra là 2 triệu lít nước để rửa nó ra thì sẽ có được 4 tấn bùn đỏ, còn lại 1 tấn ốc xít nhôm để xuất cảng ra ngoài. Và khi nước đó chảy thì sẽ chảy xuống dưới, tức là cả sông Kê-prong chảy xuống sông Đồng Nai”

“Trước hết là sự hủy diệt môi sinh, kế đến là hủy diệt toàn bộ nền văn hóa của địa phương đó, của 19 sắc tộc người thiểu số. Và sau đó là xâm phạm vào an ninh quốc gia. Từ cao nguyên Bô la Văng, giáp giới với Lào, xuống đến cao nguyên Komtum, cao nguyên Komplum, cao nguyên Kom hà Nừng, Pleiku … cao nguyên Lâm Viên … và cao nguyên Chi Linh.. Cả vùng đó là vùng chiến lược của đất nước chúng ta.

Đấy là xương sống của chúng ta. Khai thác bauxite ở ngoài, bên trong đoàn ngũ hoá, thành những trại lính. Có thể họ đã đem cả sư đoàn vào trong đó, họ làm gì  ta cũng không biết.

KTG.Nguyễn Xuân Nghĩa

Đấy là xương sống của chúng ta. Khai thác bauxite ở ngoài, bên trong đoàn ngũ hoá, thành những trại lính. Có thể họ đã đem cả sư đoàn vào trong đó, họ làm gì  ta cũng không biết”             

Và theo ông, việc để cho Trung Quốc khai thác bauxite đã được thảo luận trong Đảng từ nhiều năm trước nhưng mãi đến gần đây thì dân chúng mới biết tin:

“Nhiều chuyên gia, nhiều đảng viên lão thành trong Đảng đã nói lên chuyện này từ cuối năm trước trong khi thực sự dự án này đã manh nha từ nhiều năm trước rồi mà bây giờ dần dần dân chúng ở trong nước mới biết.”

Trong phần thảo luận, các cử tọa đã góp nhiều ý kiến cũng như phương pháp để đưa tin tức về đến người dân trong nước. Một tham dự viên đến từ Dallas cho biết là cô sẽ tuân theo lời kêu gọi của đại lão hòa thượng Quảng Độ vì không bằng lòng với việc nhượng bộ Trung quốc của nhà cầm quyền Việtnam

Đảng cộng sản Việtnam đã nhường đất, nhường lãnh hải cho Trung quốc và bây giờ khai thác bauxite nữa thì đó là một điều lợi cho Trung quốc sau này vì vậy người Việt hải ngoại rất phẫn uất. Đây là môi trường để cho Trung quốc chiếm dần đất đai và có thể đồng hóa luôn người Việt mình.

KTG.Nguyễn Xuân Nghĩa


“Đảng cộng sản Việtnam đã nhường đất, nhường lãnh hải cho Trung quốc và bây giờ khai thác bauxite nữa thì đó là một điều lợi cho Trung quốc sau này vì vậy người Việt hải ngoại rất phẫn uất. Đây là môi trường để cho Trung quốc chiếm dần đất đai và có thể đồng hóa luôn người Việt mình” 

Cô Thiên Hương chia sẻ cảm nghĩ của cô :

“Em đến từ Phần Lan. Em rất ủng hộ và rất quí trọng Hòa thượng Quảng Độ.  Đã có những công trình to lớn để cho người dân có thể làm nhưng nhà nước lại không cho đồng bào chúng ta làm việc đó mà lại đưa công nhân của nước ngoài đến. Đó là điều chúng ta không thể chấp nhận được”  

Anh Dương Ngọc cũng không đồng ý việc Trung Quốc đưa công nhân của họ đến Việtnam làm việc trong khi người dân Việt lại không có việc làm

“Người mình có khả năng làm công việc đó mà tại sao lại để cho hãng Trung quốc đưa người của họ vào ?”

Buổi hội thảo đã kết thúc khi tất cả tham dự viên đã đồng ý một bản quyết nghị, ủng hộ lời kêu gọi của đại lão hòa thượng Quảng Độ và cũng yêu cầu nhà nước  Việtnam gấp rút nạp hồ sơ phân định thềm lục địa ngoài khơi của ViệtNam cho liên hiệp quốc trước thời hạn chót là ngày 13 tháng 5. 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.