Chiến hạm các nước liên tục được gửi đến Biển Đông hàm ý gì?

Diễm Thi, RFA
2021.08.04
Chiến hạm các nước liên tục được gửi đến Biển Đông hàm ý gì? Chiến hạm Bayern của Đức.
REUTERS

Hôm hai tháng tám năm 2021, chiến hạm Bayern của Đức khởi sự chuyến hành trình kéo dài bảy tháng và ghé các nước Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Theo dự kiến, vào tháng 12 tới đây, chiến hạm Bayern sẽ đi qua Biển Đông. Giới chức Đức nói rõ chuyến đi của chiến hạm Bayern nhằm nhấn mạnh rằng nước Đức không chấp nhận các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại đó. Đây là lần đầu tiên từ gần 20 năm nay, một chiến hạm của Đức tham gia bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, một đội tàu của Hải quân Ấn Độ sẽ được triển khai đến Biển Đông trong tháng tám để tham gia tập trận với các nước trong khu vực. Theo Bộ Quốc phòng nước này, các sáng kiến hàng hải như thế sẽ giúp tăng cường sức mạnh tổng hợp và sự hợp tác giữa Hải quân Ấn Độ và các quốc gia thân hữu dựa trên lợi ích hàng hải chung và cam kết hướng đến tự do hàng hải trên biển.

Bộ Ngoại giao Đức hôm nay (4/8) tuyên bố rất rõ là họ làm thế để bảo vệ cho quyền tự do hàng hải, cho an ninh Biển Đông, cho việc thượng tôn luật pháp quốc tế về biển. Ngoài ra còn để ủng hộ các nỗ lực của Mỹ và đồng minh của Mỹ trong khu vực. Ấn Độ thì muốn gửi hai thông điệp. Thứ nhất là Biển Đông. Thứ hai là Ấn Độ sẵn sàng đánh Trung Quốc ở vùng biên giới hiện đang có tranh chấp. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Nhà phân tích chính trị, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng, tất cả chỉ là biểu tượng mang tính chính trị chứ không phải là hành động mang tính răn đe về quân sự. Ông nhận định:

“Đức là nước có quan hệ kinh tế rất là sâu với Trung Quốc nhưng Đức là một nước tự do, dân chủ nên họ không bao giờ chấp nhận thể chế chính trị của Trung Quốc. Đức hiện có thái độ rất rõ ràng với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan…

Đưa chiến hạm ra Biển Đông, Đức phải lấy lý do là can dự khung “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP). Bộ Ngoại giao Đức hôm nay (4/8) tuyên bố rất rõ là họ làm thế để bảo vệ cho quyền tự do hàng hải, cho an ninh Biển Đông, cho việc thượng tôn luật pháp quốc tế về biển. Ngoài ra còn để ủng hộ các nỗ lực của Mỹ và đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Ấn Độ thì muốn gửi hai thông điệp. Thứ nhất là Biển Đông. Thứ hai là Ấn Độ sẵn sàng đánh Trung Quốc ở vùng biên giới hiện đang có tranh chấp. Mà thông điệp của Ấn Độ thì nó cũng rất là mạnh bởi Ấn Độ là một quốc gia có vũ khí hạt nhân.”

Trước đó, hôm 12 tháng bảy, khu trục hạm USS Benfold của Hoa Kỳ đi vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông để tiến hành tuần tra tự do hàng hải. Hải quân Hoa Kỳ cho rằng việc thực hiện hoạt động đi qua vô hại mà không thông báo trước hoặc xin phép nước có tuyên bố chủ quyền cho thấy Washington thách thức những giới hạn phi pháp mà các nước đưa ra.

Cũng trong tháng bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Anh công bố kế hoạch của London cho triển khai thường trực hai tàu hải quân tại Châu Á vào cuối năm nay.

Kế hoạch này sẽ được thực hiện sau khi hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth vào tháng chín tới đây sẽ đi qua Biển Đông trên đường đến Nhật.

Hồi đầu tháng hai, Pháp cũng đã đưa tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tiến hành tuần tra qua Biển Đông. Theo đánh giá của tờ South China Morning Post, cuộc tuần tra này nằm một phần trong nỗ lực của Pháp nhằm thách thức các yêu sách vô lý của Trung Quốc tại vùng biển này. Theo Bộ Quân Lực Pháp, trong chiến dịch mang tên Jeanne d’Arc 2021, hai chiến hạm của Hải Quân Pháp sẽ hai lần đi ngang Biển Đông, đồng thời có kế hoạch ghé cảng nhiều nước, trong đó có Indonesia,Việt Nam, Singapore, Malaysia.

Jeanne d’Arc là một chiến dịch tập huấn thường niên nhằm cung cấp cho các học viên sĩ quan kỹ năng tác chiến trên biển trước khi chính thức gia nhập hải quân.

000_UE5ZD.jpg
Khu trục hạm USS Benfold của Hoa Kỳ. AFP

Việc các chiến hạm đã và đang có kế hoạch đi qua Biển Đông khiến Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ. Mạng báo South China Morning Post vào ngày ba tháng tám loan tin Trung Quốc yêu cầu Đức nói rõ ý định đưa chiến hạm đến Biển Đông. Nếu không Bắc Kinh sẽ không xem xét yêu cầu của Berlin cho chiến hạm Bayern cập cảng Thượng Hải.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm của ông:

“Rõ ràng họ không muốn gây căng thẳng với Trung Quốc. Thế nhưng nhìn kỹ mà thấy thì nếu trường hợp xấu nhất là nếu có chiến tranh xảy ra với Mỹ thì Đức sẽ bảo vệ Mỹ, là đồng minh của mình. Chiến hạm Đức vào Biển Đông cũng từ từ, không có gì đặc biệt. Không như Anh hoặc Pháp. Tàu ngầm Pháp thì cách đây mấy tháng, khi họ vào đến Biển Đông họ mới nói. Tàu này mang những đầu đạn hạt nhân và họ nói rõ rằng, chỉ cần bắn hết cơ số đan họ có sẽ tiêu hủy Bắc Kinh và Thượng Hải. Người Pháp thì như thế.

Việt Nam phải hoan nghênh những nước này, bởi những hoạt động như thế của họ trên Biển Đông thứ nhất là phù hợp với luật pháp quốc tế. Thứ hai, đó là những tín hiệu về chính trị để nhắc nhở Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế. Đặc biệt là nền pháp lý trên biển.”

Theo ông Hợp, nói một cách thẳng thắn, có trách nhiệm và đúng với tình hình hiện nay, Trung Quốc bây giờ thừa ‘điên’ để chẳng ngán ai hết. Đấy là cái thuyết của người Trung Quốc. Những hành xử của Chủ tịch Tập Cận Bình bây giờ vượt qua sự hiểu biết thông thường của những con người bình thường. Chính quyền Mỹ và các chính quyền khác, đặc biệt Nhật Bản, rất lo lắng và đều phải có những tính toán cụ thể hạn chế những rủi ro trong chiến tranh khi Trung Quốc tấn công để chiếm Đài Loan.

Nếu đánh thì trước hết Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan. Họ đổ bộ và đánh chiếm Đài Loan coi như tái thống nhất bằng vũ lực. Đấy là luận điểm và chính sách của Trung Quốc mà họ đã nói ra nhiều lần. Song song đó, hoặc trước, hoặc sau, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam ở Biển Đông vì Việt Nam là nước cương cường nhất với Trung Quốc trong số các quốc gia tranh chấp ở Biển Đông. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và không ít lần công khai ý định sử dụng quân sự để thống nhất hòn đảo này. Đài Loan coi mình là một quốc gia có chủ quyền. Bắc Kinh từng cảnh báo những nỗ lực của Đài Loan nhằm độc lập khỏi Bắc Kinh nghĩa là chiến tranh.

Nếu chiến tranh xảy ra thì Việt Nam có nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc hay không?

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận xét về điều này:

“Nếu đánh thì trước hết Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan. Họ đổ bộ và đánh chiếm Đài Loan coi như tái thống nhất bằng vũ lực. Đấy là luận điểm và chính sách của Trung Quốc mà họ đã nói ra nhiều lần. Song song đó, hoặc trước, hoặc sau, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam ở Biển Đông vì Việt Nam là nước cương cường nhất với Trung Quốc trong số các quốc gia tranh chấp ở Biển Đông. Nó phù hợp với các phân tích và dự đoán của các học giả chiến lược ở cả phương Tây, các nơi khác và ngay cả Trung Quốc.

Đánh Việt Nam thì chủ yếu là đánh ở Trường Sa chứ không thể có chuyện đánh Việt Nam trên đất liền. Việt Nam không mạnh trên phương diện đối chiếu về năng lực vũ khí hay về mặt lực lượng với Trung Quốc, nhưng Việt Nam rất mạnh về phòng thủ và tự vệ. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì Việt Nam sẽ đánh trả và sẽ có đồng minh. Việt Nam đã có sẵn nhưng không cần phải tuyên bố ra làm gì.”

Trong bài viết “Why China is picking a fight with Vietnam” từ năm 2019, nhà báo David Hutt đã dựa trên các phân tích của các chuyên gia để kết luận rằng, nếu có một cuộc chiến tranh tại khu vực Biển Đông thì Việt Nam sẽ là mục tiêu đầu tiên mà Trung Quốc tấn công như là một cách để khởi động trước khi có một cuộc chiến lớn hơn với Mỹ trên vùng biển này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

tui trốn ở đây
04/08/2021 18:08

sách tàu chạy tới chạy lui không thể là răn đe vì trung quốc không hề chùng tay. vn nếu có đồng minh thì là đồng minh nào vậy kìa?

Nguyễn Văn
04/08/2021 18:34

Đánh thì dễ nhưng chiếm thì không dễ vì đàng sau còn có Mỹ và đồng minh sẽ nhảy vào. Chính vì biết vậy nên Tàu Cộng không dám đánh mà nhiều năm qua dùng chiến lược tiệm tiến như vết dầu loang. Tàu Cộng chiếm các đảo đá, mở rộng thêm, xây dựng phi trường và căn cứ quân sự để ngăn cản Mỹ và các nước khác vào Biển Đông mà Mỹ không đủ lý do để gây chiến.

Tàu Cộng không cần đánh VN trên đất liền như năm 1979, rất khó thắng, tiêu hao thời gian cũng như sinh mạng, mà chỉ cần chiếm hoặc cấm được các tàu nước ngoài vào Biển Đông thì VN coi như bị cô lập. Đó cũng là lý do tại sao các nước dồn dập cho tàu chiến tới Biển Đông, thăm VN, để bắn tiếng răn đe canh chừng bảo vệ tuyến đường tự do hàng hải.

Hà Nội nói là trung lập với chính sách 4 Không nhưng nếu chiến tranh xảy ra và khi bị Tàu Cộng tấn công thì VN sẽ phải thay đổi chính sách, bằng mọi cách chống trả giữ không để Tàu Cộng làm chủ vùng chủ quyền biển của mình, đồng thời phản kháng lên LHQ. Mỹ và các nước vì quyền lợi chung sẽ phải can dự. Tàu Cộng đánh Taiwan hay đánh VN thì trận chiến này là một cuộc chiến tranh giành lợi ích kinh tế và địa chính trị giữa Tàu Cộng với Mỹ và các nước mà Mỹ và đồng minh không thể không nhảy vào. Chiến tranh sẽ phải xảy ra, sớm hay muộn, trừ khi Tàu Cộng biết sống theo luật.
nv

Phuong Dong
04/08/2021 20:41

Trung quốc và ĐCSTQ vẫn còn quá kém cỏi trong tầm nhìn chiến lược. Cho đến nay ĐCS này vẫn chưa thấy sự nhục nhã của mình đối với thế giới. Một đảng lãnh đạo gì mà bị hầu như cả thế giới ngó lơ, không muốn quan hệ, mất lòng tin do ĐCS này luôn nuôi tư tưởng phải tìm cách lật đỗ Mỹ để lên ngôi thống trị hành tinh này. Khi ĐCSTQ đã lật đỗ được Mỹ coi như thế giới này là của Trung quốc, mọi quốc gia là một tỉnh, một huyện một xã của Trung quốc do Tập cận Bình làm lãnh tụ thiên tài. Nhìn lại sẽ thấy ĐCSTQ là kẻ ăn cháo đá bát, từ năm 1972 nhờ lừa được Mỹ bắt tay quan hệ, ĐCSTQ ra sức tranh thủ ăn cắp mọi thứ nhất là ăn cắp công nghệ thông minh và chế tạo đồng thời cài người lén nghe thông tin, cho đến nay, Trung quốc giàu lên rồi lộ rõ bộ mặt của kẻ bá chủ không muốn ngang hàng với bất cứ nước nào mà phải trên hết. Một ĐCS bất chấp luật pháp quốc tế và quyền lợi chính đáng của nhiều quốc gia khác, một ĐCS dựa vào lợi thế nước to, dân đông tiềm lực mạnh rồi ức hiếp, đe dọa, hù dọa đủ bề để các nước phải "khiếp đảm" bỏ lại cho Trung quốc ngày càng mở to thêm cho đến khi thừa sức đánh bật cả thế giới cộng lại

Tommy
04/08/2021 22:17

Năm 2021, cà thế giới Tự Do đã âm thầm thống hhất với Hoa Kỳ ở quan điểm sẵn sàng tiêu diệt CS Trung Hoa,chỉ cần một nguyên nhân rất nhỏ để là Chiến tranh sẽ bùng nổ, giải phóng cho người dân Hoa Luc thoát khỏi sự cai trị qúa tàn bạo vô nhân tính của đảng CS Tầu..! Và Trưóc tình hình thục tế trên thế giới, thỉ Trung Cộng không có một đồng minh nào liên kết theo sau..! Kề cả nưóc Nga hiện giờ..dù đã ký bao nhiêu hiệp ưóc hỗ tương, với Trung Cộng , Nhưng một khi chiến tranh xẫy ra do Mỹ và quân đồng mình khởi xướng tấn công Hoa Lục, thì Nưóc Nga cũng sẽ vờ, và đứng ngoài , chờ cơ hội thuận tiện , sẽ nhẩy vào cùng Hoa Kỳ thôn tính Trung Cộng..Bởi dân tộc Nga luôn gắn liền với khối dân Âu Châu..!
Thế thì ngày nay , với biến chuyển chính trị, do chính Mộng bá quyền của Trung Cộng đã tự tạo ra , Thì Đài Loan có quyền tuyên bố là một quốc gia độc lập...! sẽ đưọc toàn thế giới công nhân, Lúc đó Trung Cộng phải ngậm đáng nuốt cay , rồi dùng chiến thuật bằng những lời hù doạ.. chớ không dám hành động bằng sức mạnh của vũ khí, bởi đảng CS Tầu còn mong sống , để mưu cầu lợi ích tư .!
Một khi chiến tranh sẫy ra, thì đội quân chử lực để tấn công Trung Cộng , là Hoa Kỳ và Ấn Độ.. sẽ song hành cùng các nưóc Tự Do trên thế giới , Biến Trung Hoa Lục địa đỏ, trở về thời qúa khứ của ngàn năm về trước..và Nga cùng các nưóc giáp ranh Tầu, lại đưọc hưỏng lợi hoi nhiều.. cho dẫu họ bỏ công ra không nhiều..!!
Tuy nhiên chiến tranh cũng sẽ không thể xảy ra , bởi CS Tầu đã hiểu đưọc chơi với lửa, tất nhiên bị đốt, bởi Toàn Âu CHâu và Hoa Kỳ đã đoàn kết , chống CS Tầu..vậy thì các đảo nhân tạo của Tầu đã xây dựng ỡ Biển Đông, sẽ lại đưọc LHQ quản lý , xây dựng những công trình nhiên cứu khoa học của Thế giới , cùng là nhũng trạm cứu nặn cho tầu thuyển trên biển Đông.!

TRAN TU
04/08/2021 22:21

TRAM THANG DANH MOT-CHANG CHOT CUNG QUE? VIEC GI MA PHAI DIEU VO DUONG OAI? CHUNG SONG SONG PHANG THOAI MAI THI CHANG AI DUNG DEN CHAN LONG!

Duy Hữu, USA
05/08/2021 13:18

Các đại cường quốc quân sự, kinh tế, thương mại, mậu dịch, tự do, dân chủ, đa đảng... Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc, Ấn...
muốn gởi một thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng đến " Đảng là Nhà nước " Búa Liềm Tàu Cộng, độc đảng, độc tài, độc địa ...

Make my day !... Đừng có ngu !... Đừng có tham !... Đừng có hèn !... Đừng có ác !... Đừng có láo !
Đừng có xâm lăng, xâm chiếm, xâm phạm chủ quyền biển đảo của các nước, và các quyền tự do đi lại của các nước... tại Biển Đông

Dang Khoa
06/08/2021 01:22

Ngày xưa, bị các nước phương tây xâm chiếm, sau đó là nhật từ 1937, Không có Mỹ nhảy vào để kết thúc chiến tranh thế giời thứ II tại châu á, thì Trung Quốc có được như ngày hôm nay không? Hay là thành thuộc địa của Nhật mất rồi. Biết chiến tranh là đau thương, vậy mà cứ cố gây chiến. Lo tập trung phát triển kinh tế, để mọi người cùng hưởng lợi. Chứ chiến tranh nổ ra, Trung Quốc cũng là "Đông Á bệnh phu".

TK
07/08/2021 23:32

Đồng minh của Việt Nam là Cu Ba ?