Ước mơ của người công nhân quét rác

Bất cứ cộng đồng xã hội nào cũng cần có lực lượng thu gom rác mà mọi người thải ra hằng ngày. Tuy thế, những người làm loại công việc ‘vất vả, gian nan’ này thường chịu những cái nhìn không thiện cảm, rẻ rúng, thậm chí khinh miệt của nhiều người xung quanh.
Hoà Ái, phóng viên RFA
2012.05.31
Công việc ‘vất vả, gian nan’ của người công nhân vệ sinh.
RFA

Nhọc nhằn, độc hại và nguy hiểm

 

Có lẽ không một ai muốn chọn cho mình một cái nghề hay công việc quá đỗi gian truân, cực nhọc nhưng dường như đó là cái nghiệp khi trình độ học vấn giới hạn, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn…không còn có một lựa chọn nào khác, ngoài việc tham gia lực lượng “công nhân vệ sinh”, chuyên dọn rác cho cộng đồng.

Dẫu thế, để trở thành một công nhân vệ sinh không phải là đơn giản. Nhiều người cũng phải nhờ vả, chạy vạy và phải chật vật lo lót để tìm được việc trong một công ty chuyên về công ích môi trường. Phần lớn công nhân vệ sinh chia sẻ dù có phần quá mức trong khả năng nhưng họ cũng hài lòng. Vì bánh ít có đi thì bánh quy mới có lại. Để có một công ăn việc làm ổn định đối với những công nhân vệ sinh này là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Càng về khuya thì nỗi sợ hãi về tai nạn càng tăng dần. Những đoàn xe ben, xe container chạy nhanh vượt ẩu, những xe taxi đón trả khách vội vã trên đường... những người say xỉn không điều khiển được tay lái và cả những người thích phóng xe bạt mạng là nỗi ám ảnh triền miên của các công nhân vệ sinh đường phố này.

 

Khi ánh mặt trời dần tắt nhường chỗ cho bóng đêm, một số công nhân vệ sinh đường phố bắt đầu ca làm việc 8 tiếng đồng hồ với công việc quét dọn rác. Họ được phân công quét dọn sạch sẽ 1 km mặt đường. Không chỉ đôi bàn tay cần mẫn với từng nhát chổi mà họ phải tai nghe, mắt ngóng vì tai nạn luôn chực chờ mỗi giây phút. Hình ảnh người lao công nhỏ bé gần như lọt thỏm trong dòng người xe cộ giờ tan tầm. Càng về khuya thì nỗi sợ hãi về tai nạn càng tăng dần. Những đoàn xe ben, xe container chạy nhanh vượt ẩu, những xe taxi đón trả khách vội vã trên đường, những chiếc xe máy dọc ngang xuôi ngược, những người say xỉn không điều khiển được tay lái và cả những người thích phóng xe bạt mạng là nỗi ám ảnh triền miên của các công nhân vệ sinh đường phố này. Những người làm nghề lâu năm thì không thể nhớ nổi số lần bị xe va quẹt, té ngã. Những ai không may bị tai nạn nặng dù chỉ một lần thì cũng là ác mộng mỗi khi cầm cây chổi trên tay. Anh Tiến, một công nhân vệ sinh ở TP. HCM với gần 15 năm trong nghề cho biết:

 

“Xây xát nhẹ thì rủi thôi. Nếu bị nặng quá thì mình nghỉ phép hoặc là nghỉ bù gì đó. Nghỉ một hai ngày, mình được tiền bảo hiểm tai nạn lao động trả cho mình. Lâu lâu cũng có thể chết người xảy ra. Va quẹt thì gẫy tay gẫy chân. Phần trăm thì khoảng 10 phần có 2 phần.”

 

Bên cạnh nỗi ám ảnh bị tai nạn do giao thông gây ra, những công nhân vệ sinh đường phố còn có một nỗi lo sợ vô hình là bệnh nghề nghiệp.

Một toán công nhân đi thu gom rác. RFA
Một toán công nhân đi thu gom rác. RFA
RFA
Do phải tiếp xúc thường xuyên với rác độc hại, súc vật chết, mùi hôi bốc lên từ cống rãnh bị ô nhiễm, bụi bặm…cũng như phải khuân vác quá sức là nguyên nhân làm cho sức khỏe bị hao tổn nhanh chóng.

Dù được cung cấp khẩu trang, bao tay, đồ bảo hộ lao động và có thêm tiền độc hại được trả trong lương nhưng dường như bệnh tật là chuyện không thể tránh. Có rất nhiều người vì sức khỏe sa sút muốn bỏ nghề nhưng vì đây là một công việc ổn định và là nguồn thu nhập chính của gia đình nên vẫn phải tiếp tục.

Do phải tiếp xúc thường xuyên với rác độc hại, súc vật chết, mùi hôi bốc lên từ cống rãnh bị ô nhiễm, bụi bặm… cũng như phải khuân vác quá sức là nguyên nhân làm cho sức khỏe bị hao tổn nhanh chóng.

Những mơ ước xa vời

 

Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, các công ty công ích môi trường cũng nhập khẩu những xe chuyên dụng hỗ trợ cho công nhân trong công việc. Tuy nhiên điểm nghịch lý là những chuyên cụ này lại không phát huy được công dụng ở môi trường rác Việt Nam. Anh Tiến nói:

 

“Cũng có máy quét, cũng có máy hút nhưng không thể sạch bằng thủ công. Tại vì ở Việt Nam rác xả bừa bãi lắm. Bỏ vô bịch ni lông rồi đủ thứ xà bần, đủ thứ các loại. Máy quay không được. Đưa vô là máy quấn làm cứng lại, máy hư liền. Xe chỉ chuyên dùng về quét cho quốc lộ, hút bụi cát giữa con lươn đường thôi, chứ không thể quét được như thủ công bằng tay chân.”

 

Dù công nghệ tiên tiến không giúp ích được là bao trong công việc nhưng những người lao công luôn bằng lòng với những gì mình đang có. Họ vẫn lặng lẽ với cây chổi quét đường mỗi đêm dù thời tiết có mưa gió bão bùng. Đường phố vào mùa lá rụng khiến cho nhát chổi phải nặng

Nạn rác ở các thành phố. AFP
Nạn rác ở các thành phố. AFP
AFP
tay hơn cũng không làm họ than van hay trễ nải công việc. Đêm 30 tết mỗi năm, công việc nặng nhọc hơn do lượng rác nhiều gấp bội cũng không làm cho họ thiếu trách nhiệm để về đón giao thừa cùng gia đình.

 

Đời sống thực của những công nhân vệ sinh đường phố không được bay bổng như trong thơ ca: “chị lao công như sắt như đồng”. Dù cực nhọc thế nào, dù vất vả ra sao cũng không làm họ buồn và tủi phận. Nhưng chính những cái nhìn khinh miệt, những câu nói bổ bã “tui đóng tiền đổ rác, tui có quyền xả rác” như những cái tát vô hình làm cho họ tổn thương. Nhiều lúc họ lại bị một cái bạt tai bất ngờ hay một tiếng chửi thề vô cớ khiến họ cảm thấy bị xúc phạm vì phận đời nghề rác của mình. Anh Phận, một lao công trẻ chia sẻ:

Ước mơ nghĩ đến một ngày mai người Việt Nam không xả rác bừa bãi, vô tội vạ, để công việc có phần nhẹ nhàng hơn.

 

“Nói chung là công việc cũng không nặng nhọc mấy nhưng mà có những người thiếu ý thức, mình đổ quét xong sạch sẽ rồi, người ta xả rác ra tiếp, mình nhắc nhở thì người ta nói không xả rác thì lấy gì anh chị có việc làm.”

 

Khi hỏi đến sẽ có ước mơ gì cho nghề nghiệp của mình, cả anh Tiến và anh Phận đều đơn sơ tâm tình rằng hình như chưa bao giờ nghĩ tới. Vì nếu nghĩ đến ước mơ thì cũng không biết mơ ước như thế nào. Nếu ước rằng có phương tiện máy móc hữu dụng hơn thì sợ mất việc làm dù máy móc như hiện tại không giúp ích gì.

 

Chỉ biết mong sao có sức khỏe để tiếp tục công việc thầm lặng mỗi đêm và sau khi hoàn tất công việc trở về nhà được lành lặn tay chân. Dù không dám đòi hỏi nhưng ít nhiều cũng hy vọng được nhận đồng lương khá hơn cho cuộc sống. Còn ước mơ nghĩ đến một ngày mai người Việt Nam không xả rác bừa bãi, vô tội vạ, để công việc có phần nhẹ nhàng hơn thì thật quá xa vời.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.