Việt Nam trông chờ gì từ chính quyền mới của Hoa Kỳ?

Giang Nguyễn
2021.01.05
Việt Nam trông chờ gì từ chính quyền mới của Hoa Kỳ?
Photo: RFA

Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền lãnh hải tại Biển Đông suốt nhiều năm qua giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực, nhà phân tích quốc phòng của tổ chức nghiên cứu RAND Corporation, ông Derek Grossman vào ngày 4 tháng 1 đã đề cập đến mối quan hệ song phương quan trọng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong bài bình luận đăng trên tờ The Diplomat.

Ông Grossman viết, “Trong khi chính quyền Joe Biden có khả năng sẽ tiếp tục đà tích cực trong quan hệ song phương thì vẫn chưa rõ Hà Nội tìm kiếm điều gì cụ thể từ Washington để giúp họ bắn tiếng với Bắc Kinh một cách hiệu quả”. 

Lý do, theo ông Grossman, là Việt Nam đang cố gắng giữ cân bằng giữa việc vừa ổn định hòa bình với Bắc Kinh vừa tìm cách đẩy lùi sự bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông. Vì vậy Việt Nam tránh công bố những mong chờ cụ thể từ quan hệ song phương với Hoa Kỳ. Nhưng qua nghiên cứu và tìm hiểu của tác giả Derek Grossman, ông nêu ra 4 điều mà phía Việt Nam mong chờ trong chính sách hợp tác an ninh khu vực Biển Đông của Hoa Kỳ.

Thứ nhất, việc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông qua lời phát biểu của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào tháng 7 năm ngoái đã cho Hà Nội nhiều hy vọng rằng Hoa Kỳ ủng hộ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ông Grossman lập luận rằng Hà Nội mong chờ hơn nữa, là một tuyên bố tương tự từ chính quyền Biden đối với quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc đã lập ra thành phố Tam Sa.

Việt Nam và Trung Quốc có những điểm tương đồng. Những tương đồng và khác biệt đó đã dẫn đến mối quan hệ mà Việt Nam không tạo cho mình được một vị thế chính trị trong khu vực, trở thành đối tác có tính cách được tôn trọng và được tin tưởng vì người ta không biết rằng Việt Nam sẽ phải đối với Trung Quốc như thế nào. Nếu chúng ta nhìn kỹ lại từ 2010 cho đến bây giờ thì quả thật là Việt Nam có một chính sách ngoại giao low profile, tức là rất mềm dẻo với Trung Quốc, trong khi không có đưa ra được những chính sách để có thể củng cố niềm tin đối với các đối tác và đồng minh trong tương lai, đặc biệt là Hoa Kỳ. Vì vấn đề đó mà Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong cái thế rất là kẹt”. -Ls Vũ Đức Khanh

Tuy nhiên nhà phân tích chính trị Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định, phát biểu của Ngoại trường Pompeo không hề khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, và lại càng không có việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa:

Biden chả thèm tuyên bố gì về Hoàng Sa. Ngay cả Trump cũng không tuyên bố gì về Hoang Sa. Vì Hoàng Sa là một quần đảo trong đó có đảo lớn nhất thì Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ Việt Nam năm 1974. Cái đó mà xử lý theo luật quốc tế thì rất phức tạp và xử lý một chủ quyền như thế là không có nước nào có thể đứng ra đơn phương nói là tôi công nhận chủ quyền của nước này mà không của nước kia. Không làm thế được. Nên ông Trump không có tuyên bố gì về chủ quyền ở Hoàng Sa hết. Mà tuyên bố của ông Pompeo là tuyên bố ủng hộ việc xác lập chủ quyền của các nước ven biển.

Vấn đề Hoàng Sa là rõ ràng, Liên Hiệp Quốc giao Hoàng Sa cho Việt Nam năm 1951, sau đó khẳng định lại là chính quyền VNCH thừa hưởng. Nhưng khi Trung Quốc chiếm thì họ bảo là của họ nên bây giờ thế giới đành phải nói là vấn đề đang tranh chấp. Cơ chế xử lý thì phải là tòa án về chủ quyền mà hiện nay không tồn tại một tòa án nào có thể đưa ra phán quyết chắc chắn về chủ quyền. Nên đây là một cuộc đấu tranh còn dài. Việt Nam không phải hy vọng và cũng không thể hy vọng vào ông Biden trong việc này”.

Nhận định của ông Grossman về mong muốn thứ nhì của chính quyền Việt Nam đối với Mỹ trong vấn đề Biển Đông liên quan đến những hoạt động tự do hàng hải (FONOPS) gia tăng trong khu vực. Ông nói Việt Nam thầm lặng ủng hộ Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và khó có thể phản đối hoạt động FONOPS trong lãnh hải của mình. Thêm nữa Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ tập trung những hoạt động tự do hàng hải vào quần đảo Hoàng Sa.

Theo Luật sư Vũ Đức Khanh, nhà phân tích chính trị từ Ottawa, Canada, nhận định rằng với chính sách đối ngoại ‘đu dây’ Hà Nội đã tự đẩy mình vào vị thể khó xử.

Việt Nam và Trung Quốc có những điểm tương đồng. Những tương đồng và khác biệt đó đã dẫn đến mối quan hệ mà Việt Nam không tạo cho mình được một vị thế chính trị trong khu vực, trở thành đối tác có tính cách được tôn trọng và được tin tưởng vì người ta không biết rằng Việt Nam sẽ phải đối với Trung Quốc như thế nào. Nếu chúng ta nhìn kỹ lại từ 2010 cho đến bây giờ thì quả thật là Việt Nam có một chính sách ngoại giao low profile, tức là rất mềm dẻo với Trung Quốc, trong khi không có đưa ra được những chính sách để có thể củng cố niềm tin đối với các đối tác và đồng minh trong tương lai, đặc biệt là Hoa Kỳ. Vì vấn đề đó mà Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong cái thế rất là kẹt”.

Ông đồng tình với nhà phân tích Derek Grossman về đà phát triển tốt trong quan hệ Việt-Mỹ thời gian qua. Chủ yếu nhiệm kỳ Joe Biden sẽ chấm dứt chính sách “America First”, “Mỹ trên hết” dưới thời Tổng Thống Donald Trump.

 “Trong 4 năm qua, ông Trump với chính sách đơn phương, cố thủ, America First, tức là “Nước Mỹ trên hết” đã từ bỏ những vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới và Trung Quốc lại dựa trên sự rút lui của ông Donald Trump trên chính trường thế giới, đã lấn dần trên các sân trên toàn thế giới, mà điển hình chúng ta nhìn thấy qua dịch Covid-19, với tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Khi Mỹ bỏ chỗ nào thì Trung Quốc tiến vào, lắp vào chỗ đó. Cho nên vấn đề là chính quyền ông Biden hiểu rất rõ điều đó”.

Tuy nhiên, ông công nhận việc Hoa Kỳ trở lại chính trường quốc tế cần có thời gian vì ông Biden đã tuyên bố sẽ đặt trọng tâm trong 100 ngày đầu của nhiệm kỳ để đối phó với hậu quả của đại dịch Covid-19 cũng như sự phân chia trầm trọng của chính trường Hoa Kỳ:

“Cách đây một tuần ông Biden nói, một trong những quyết định về hành pháp là ông sẽ ra lệnh 100 ngày đầu tiên bắt dân chúng Hoa Kỳ đeo khẩu trang. Thì những vấn đề chính sách đối ngoại sẽ nằm sau 100 ngày. Nhưng chúng ta có thể chờ đợi vào những chương trình vào mùa thu của năm 2021 với những hội nghị lớn trong khu vực. Chắc chắn người được gửi đến cao nhất có thể là bản thân ông Biden, hoặc người số 2, là tân ngoại trưởng Antony Blinken”.

Điều này được tác giả bài bình luận trên tờ Diplomat, ông Derek Grossman nêu ra là điểm mong chớ thứ 3 của Việt Nam. Ông nói Việt Nam mong chờ một sự trở lại của chính sách đa phương dựa trên nền tảng luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Ông viết:

“Trong vài năm qua, chính quyền Trump đã cử đại diện cấp không đủ cao đến Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á, khiến các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tức giận”.

Chính quyền Trump đã cử Cố vấn An ninh Quốc Gia Robert O’Brien tham gia Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tháng 11 năm ngoái, dù sự kiện này diễn ra trực tuyến.

Ông Grossman nói thêm, nếu chính quyền Biden muốn nâng cấp vị thế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và các quốc gia trong khu vực thì nhất thiết phải cử đại diện cao cấp hơn, hoặc chính ông Biden nên đến thăm khu vực.

“Sách trắng quốc phòng mới nhất của Việt Nam, được công bố vào tháng 11 năm 2019, đưa ra hai điểm bổ sung. Đầu tiên là thêm một cái ‘không’, cam kết không khơi mào hoặc đe dọa khơi mào xung đột vũ trang. Tuy nhiên, ‘một tùy’ liên quan nhiều đến Hoa Kỳ vì nó có nội dung: ‘Tùy thuộc vào diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp. Rõ ràng Hà Nội đang để ngỏ cánh cửa cho một quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, mà không nêu đích danh Hoa Kỳ, trong trường hợp sự quyết đoán của Trung Quốc tiếp tục gia tăng ở Biển Đông”. - Derek Grossman

Mong chờ thứ tư của Việt Nam trong quan hệ song phương, theo ông Grossman, là một sự hợp tác an ninh như trong lãnh vực viện trợ nhân đạo, diễn tập tìm kiếm và cứu hộ sau thiên tai, v.v.

Ông viết: “Sách trắng quốc phòng mới nhất của Việt Nam, được công bố vào tháng 11 năm 2019, đưa ra hai điểm bổ sung. Đầu tiên là thêm một cái ‘không’, cam kết không khơi mào hoặc đe dọa khơi mào xung đột vũ trang. Tuy nhiên, ‘một tùy’ liên quan nhiều đến Hoa Kỳ vì nó có nội dung: ‘Tùy thuộc vào diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp. Rõ ràng Hà Nội đang để ngỏ cánh cửa cho một quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, mà không nêu đích danh Hoa Kỳ, trong trường hợp sự quyết đoán của Trung Quốc tiếp tục gia tăng ở Biển Đông”.

Ông Grossman nói thêm, đây là cơ hội cho hai nước nâng cấp quan hệ toàn điện lên quan hệ đối tác chiến lược, một ý tưởng Việt Nam đã đưa ra từ năm 2011.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp bác bỏ khả năng này:

Hai bên chưa nhìn thấy gì để lập quan hệ đối tác chiến lược cả. Về mặt bản chất, thì quan hệ toàn diện cũng gần giống như quan hệ đối tác chiến lược. Hiện nay quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nó bao gồm hết các nhân tố của quan hệ đối tác chiến lược, vì nó bao gồm các đối thoại, tham vấn chính trị, nhân quyền, an ninh, phát triển kinh tế, v.v. Nó gần giống như quan hệ đối tác chiến lược. Có điều người ta không nói ra. Thực ra về mặt hình thức, để mà có quan hệ như thế, nó không thực sự đi vào bản chất của vấn đề.

Việt Nam đang có quan hệ đối tác chiến lược với hai nước, mà đang rất là khó khăn là Trung Quốc và Nga, đang gặp trục trặc rất lớn. Nếu mà xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ thì có khi nó không mang màu sắc bản chất lắm”.

Còn Luật sư Vũ Đức Khanh nói nếu Hà Nội muốn thực sự dứt khoát đối phó với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông thì phải giải quyết được mâu thuẫn trong nội địa. Vấn đề cốt lõi là chính sách đối nội của Đảng CSVN đã làm suy yếu khả năng đối ngoại của Hà Nội:

Hà Nội đã 10 năm qua đi chính sách đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chúng ta thấy trên vấn đề Biển Đông Hà Nội có sự nâng cấp với Hoa Kỳ. Tuy nhiên Hà Nội phải nhượng bộ rất nhiều và những nhượng bộ nằm ngay trong Bộ Chính trị. Trung Quốc đã áp lực trên Bộ Chính Trị. Chúng ta thấy trên các vấn đề Biển Đông, thấy rõ Bộ Chính trị Hà Nội đã yếu kém khi bảo vệ quyền lợi của quốc gia dân tộc trước sự lấn át của Trung Quốc. Vì thế muốn giải quyết được vấn đề của Trung Quốc, đầu tiên chúng ta phải đứng trên chính đôi chân của mình. Chúng ta phải tập hợp được một lực lượng dân tộc yêu nước, trong đó có tất cả 4 triệu người Việt Nam tại hải ngoại đều hướng về Việt Nam để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Thông điệp ngày hôm nay tôi muốn chuyển đến Bộ Chính trị của Hà Nội, chuẩn bị cho Đại Hội Đảng CSVN vào cuối tháng này: Các anh chị đảng viên Đ CSVN không có thể độc quyền yêu nước vì yêu nước không cần theo một chính đảng nào”.

Luật sư Khanh kết luận rằng chính quyền Việt Nam hãy từ bỏ độc quyền lãnh đạo để tranh thủ toàn dân, đồng thời chứng tỏ với các đối tác quốc tế rằng Việt Nam là một đối tác có trách nhiệm và cùng chia sẻ giá trị chung với thế giới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.