Trông chờ gì ở bài diễn văn của Tổng Thống Hoa Kỳ về Trung Đông
Nguyễn Khanh, biên tập viên
2011.05.19
2011.05.19
AFP
Bài diễn văn của ông sẽ nhấn mạnh đến làn sóng đòi tự do dân chủ đang nở rộ ở Trung Đông và Bắc Phi, đồng thời đưa ra những đề nghị nhằm thúc đẩy 2 chính phủ Israel và Palestine tiếp tục cuộc đàm phán hòa binh đã bị gián doạn trong hơn 2 năm qua. Người ta chờ đợi gì ở bài diễn văn mà Tổng Thống Obama sắp đọc là câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi đặt ra với anh Nguyễn Khanh, người được Ban Việt Ngữ cắt cử để theo dõi chuyện này. Theo anh, thế giới trông chờ gì ở bài diễn văn của Tổng Thống Barack Obama?
Người ta chờ đợi xem nhà lãnh đạo của nước Mỹ sẽ giải thích như thế nào trước những thất vọng mà các lực lượng tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi đang có chỉ vì chính sách không được rõ rệt của Hoa Kỳ, người ta cũng trông chờ vào câu giải thích của Tổng Thống Obama về chuyện Washington cứng rắn với các nhà lãnh đạo độc tài ở Ai Cập, ở Libi, ở Tunisi, nhưng tại sao lại không nói gì -hay có nói thì không đủ mạnh- về những nguyện vọng của dân chúng ở các nước đồng minh thân tín của Mỹ, chẳng hạn như tại Bahrain, người ta cũng sẽ mong chờ câu trả lời của Tổng Thống Obama về lý do tại sao Hoa Kỳ lại phản ứng chậm chạp trước các vụ đàn áp đẫm máu mà chính phủ Syri thực hiện, giết chết bảy, tám trăm người dân tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa đòi đổi mới chính trị.
-Tại sao Tổng Thống Obama lại chọn thời điểm này để đọc bài diễn văn nói về chính sách của Hoa Kỳ ở Trung Đông?
Nguyễn Khanh: theo tôi nghĩ thì đáng ra, Tổng Thống Hoa Kỳ phải đọc bài diễn văn này từ lâu rồi, dù chiều hôm qua, một viên chức cao cấp Nhà Trắng có nói với báo chí là Tổng Thống Obama không bỏ lỡ dịp để “bắt nắm cơ hội” trình bày cho thế giới -đặc biệt là thế giới Hồi Giáo- biết về chính sách của Washington…
-Xin lỗi, phải ngắt lời anh ở đây. Cơ hội mà quan chức Nhà Trắng nói là cơ hội gì?
Nguyễn Khanh: phải nói là cơ hội đó đến từ những lý do khác nhau. Trước hết là sự can dự của Hoa Kỳ ở cuộc chiến Iraq đã giảm rất nhanh, mọi quyết định của Iraq bây giờ thuộc về người dân nước này và chính phủ do họ bầu lên ở Baghdad. Kế đến là Washington vẫn duy trì quyết định sẽ bắt đầu chương trình rút quân khói chiến trường Afghanistan vào mùa hè năm nay, cho dù mức độ rút quân như thế nào thì vẫn chưa rõ. Một điểm khác mà viên chức Nhà Trắng nói với báo chí là Hoa Kỳ mới thành công lớn khi giết được trùm khủng bố Osama Bin Laden. Những lý do hay yếu tố đó khiến Washington nghĩ rằng đã đến lúc nên mở một trang sử mới, tích cực hơn, hy vọng hơn vào tương lai cho quan hệ với Trung Đông.
-Và anh nghĩ là những gì thế giới trông chờ sẽ được nói tới trong bài diễn văn này?
Nguyễn Khanh: tôi không nghĩ như thế và nếu Chị cho phép thì tôi có thể nói là chẳng ai nghĩ như vậy cả.
-Tại sao anh lại nói như vậy?
Vì thế, tôi nghĩ là Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ nhắc lại quyết tâm muốn làm bạn với các nước Hồi Giáo, công bố những khoản viện trợ lớn cho Tunisi và Ai Cập, tiếp tục kêu gọi lãnh đạo các nuớc bạn đổi mới chính trị, cam kết sẽ yểm trợ cuộc tranh đấu của người dân Libi. Ngay cả quyết định tăng mức độ cấm vận với Syri mà Nhà Trắng mới công bố hồi khuya hôm qua ở Washington cũng nằm trong mục đích này, tức là muốn nhắn gửi cho thế giới biết Hoa Kỳ luôn luôn cổ võ cho dân chủ, và lãnh đạo Syri biết là chỉ có 2 đường để chọn, một là đổi mới chính trị, nói chuyện với thành phần đối lập, hai là phải ra đi.
-Còn về tiến trình hòa bình Trung Đông thì sao? Liệu có cách nào để hai chính phủ Israel và Palestine gặp nhau không?
Nguyễn Khanh: tôi thấy vẫn còn nhiều khó khăn. Đường lối của Tổng Thống Barack Obama và của Thủ Tướng Benjamin Netanyahu khác biệt nhau quá nhiều, hai ông đã từng tranh luận với nhau tới mức mà tin hành lang Nhà Trắng cho hay là thật căng thẳng. Ông Obama muốn Israel đừng quá cứng rắn, ông Netanyahu thì bị áp lực chính trị trong nước, không thể nhẹ tay được với Palestine cho đến khi an ninh của Israel phải thật sự được đảm bảo. Đó là chưa kể đến chuyện gần đây Fatah và Hamas lại liên kết với nhau, và người ta đang đặt câu hỏi liệu cuộc hôn nhân chính trị này sẽ ảnh hưởng thế nào đến thế lực, đến vai trò của Chủ Tịch Abbas của người Palestine.
Một yếu tố bên lề nữa là tình hình chính trị Trung Đông đã thay đổi, chẳng hạn như trước đây đi sát với Hoa Kỳ là Ai Cập, bây giờ Cairo đã có chính quyền mới và chưa rõ lập trường của tân chính phủ Cairo như thế nào. Theo tôi được nghe nói chính vì những khó khăn đó mà Đặc Sứ Về Trung Đông là ông George Mitchell quyết định từ chức, ngày mai sẽ là ngày làm việc cuối cùng của ông và Nhà Trắng chưa cho biết Tổng Thống Obama sẽ chọn ai thay thế.
-Cám ơn anh Nguyễn Khanh.
Bài diễn văn về chính sách Hoa Kỳ tại Trung Đông?
Nguyễn Khanh: Nếu bảo rằng trông chờ thì thế giới trông chờ rất nhiều vào bài diễn văn mà Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đọc tại Bộ Ngoại Giao Mỹ trong vòng 2 giờ đồng hồ nữa.Người ta chờ đợi xem nhà lãnh đạo của nước Mỹ sẽ giải thích như thế nào trước những thất vọng mà các lực lượng tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi đang có chỉ vì chính sách không được rõ rệt của Hoa Kỳ, người ta cũng trông chờ vào câu giải thích của Tổng Thống Obama về chuyện Washington cứng rắn với các nhà lãnh đạo độc tài ở Ai Cập, ở Libi, ở Tunisi, nhưng tại sao lại không nói gì -hay có nói thì không đủ mạnh- về những nguyện vọng của dân chúng ở các nước đồng minh thân tín của Mỹ, chẳng hạn như tại Bahrain, người ta cũng sẽ mong chờ câu trả lời của Tổng Thống Obama về lý do tại sao Hoa Kỳ lại phản ứng chậm chạp trước các vụ đàn áp đẫm máu mà chính phủ Syri thực hiện, giết chết bảy, tám trăm người dân tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa đòi đổi mới chính trị.
tôi nghĩ là Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ nhắc lại quyết tâm muốn làm bạn với các nước Hồi Giáo, công bố những khoản viện trợ lớn cho Tunisi và Ai Cập, tiếp tục kêu gọi lãnh đạo các nuớc bạn đổi mới chính trị, cam kết sẽ yểm trợ cuộc tranh đấu của người dân Libi. Ngay cả quyết định tăng mức độ cấm vận với SyriĐương nhiên, người ta cũng chờ đợi xem có gì thay đổi trong kế hoạch tìm hòa bình cho vùng Trung Đông mà ông Obama đang theo đuổi hay không, cũng như ông sẽ có cách nào để đưa 2 chính phủ Israel và Palestine trở lại bàn hội nghị. Như chị mới nói, cuộc đàm phán bị gián đoạn đã hơn 2 năm rồi, từ ngày Tổng Thống Obama nhậm chức hồi cuối tháng Giêng năm 2009 đến giờ. Rõ ràng không nhích được một bước nào đáng kể cả.
-Tại sao Tổng Thống Obama lại chọn thời điểm này để đọc bài diễn văn nói về chính sách của Hoa Kỳ ở Trung Đông?
Nguyễn Khanh: theo tôi nghĩ thì đáng ra, Tổng Thống Hoa Kỳ phải đọc bài diễn văn này từ lâu rồi, dù chiều hôm qua, một viên chức cao cấp Nhà Trắng có nói với báo chí là Tổng Thống Obama không bỏ lỡ dịp để “bắt nắm cơ hội” trình bày cho thế giới -đặc biệt là thế giới Hồi Giáo- biết về chính sách của Washington…
-Xin lỗi, phải ngắt lời anh ở đây. Cơ hội mà quan chức Nhà Trắng nói là cơ hội gì?
Nguyễn Khanh: phải nói là cơ hội đó đến từ những lý do khác nhau. Trước hết là sự can dự của Hoa Kỳ ở cuộc chiến Iraq đã giảm rất nhanh, mọi quyết định của Iraq bây giờ thuộc về người dân nước này và chính phủ do họ bầu lên ở Baghdad. Kế đến là Washington vẫn duy trì quyết định sẽ bắt đầu chương trình rút quân khói chiến trường Afghanistan vào mùa hè năm nay, cho dù mức độ rút quân như thế nào thì vẫn chưa rõ. Một điểm khác mà viên chức Nhà Trắng nói với báo chí là Hoa Kỳ mới thành công lớn khi giết được trùm khủng bố Osama Bin Laden. Những lý do hay yếu tố đó khiến Washington nghĩ rằng đã đến lúc nên mở một trang sử mới, tích cực hơn, hy vọng hơn vào tương lai cho quan hệ với Trung Đông.
-Và anh nghĩ là những gì thế giới trông chờ sẽ được nói tới trong bài diễn văn này?
Nguyễn Khanh: tôi không nghĩ như thế và nếu Chị cho phép thì tôi có thể nói là chẳng ai nghĩ như vậy cả.
-Tại sao anh lại nói như vậy?
Ông Obama muốn Israel đừng quá cứng rắn, ông Netanyahu thì bị áp lực chính trị trong nước, không thể nhẹ tay được với Palestine cho đến khi an ninh của Israel phải thật sự được đảm bảo. Đó là chưa kể đến chuyện gần đây Fatah và Hamas lại liên kết với nhauNguyễn Khanh: tôi thấy Hoa Kỳ vẫn ở trong thế khó khăn, vì làm thế nào để có thể cân bằng mọi chuyện. Washington không thể quên sự ước muốn dân chủ, tự do của người dân Trung Đông và Bắc Phi, nhưng cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của mối quan hệ cần thiết đã xây dựng được với các chính phủ bạn để tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố, tiếp tục ngăn chận nguy cơ mà Iran có thể gây nên, và phải đảm bảo không gây trở ngại cho nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng nhất của toàn thế giới.
Vì thế, tôi nghĩ là Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ nhắc lại quyết tâm muốn làm bạn với các nước Hồi Giáo, công bố những khoản viện trợ lớn cho Tunisi và Ai Cập, tiếp tục kêu gọi lãnh đạo các nuớc bạn đổi mới chính trị, cam kết sẽ yểm trợ cuộc tranh đấu của người dân Libi. Ngay cả quyết định tăng mức độ cấm vận với Syri mà Nhà Trắng mới công bố hồi khuya hôm qua ở Washington cũng nằm trong mục đích này, tức là muốn nhắn gửi cho thế giới biết Hoa Kỳ luôn luôn cổ võ cho dân chủ, và lãnh đạo Syri biết là chỉ có 2 đường để chọn, một là đổi mới chính trị, nói chuyện với thành phần đối lập, hai là phải ra đi.
-Còn về tiến trình hòa bình Trung Đông thì sao? Liệu có cách nào để hai chính phủ Israel và Palestine gặp nhau không?
Nguyễn Khanh: tôi thấy vẫn còn nhiều khó khăn. Đường lối của Tổng Thống Barack Obama và của Thủ Tướng Benjamin Netanyahu khác biệt nhau quá nhiều, hai ông đã từng tranh luận với nhau tới mức mà tin hành lang Nhà Trắng cho hay là thật căng thẳng. Ông Obama muốn Israel đừng quá cứng rắn, ông Netanyahu thì bị áp lực chính trị trong nước, không thể nhẹ tay được với Palestine cho đến khi an ninh của Israel phải thật sự được đảm bảo. Đó là chưa kể đến chuyện gần đây Fatah và Hamas lại liên kết với nhau, và người ta đang đặt câu hỏi liệu cuộc hôn nhân chính trị này sẽ ảnh hưởng thế nào đến thế lực, đến vai trò của Chủ Tịch Abbas của người Palestine.
Một yếu tố bên lề nữa là tình hình chính trị Trung Đông đã thay đổi, chẳng hạn như trước đây đi sát với Hoa Kỳ là Ai Cập, bây giờ Cairo đã có chính quyền mới và chưa rõ lập trường của tân chính phủ Cairo như thế nào. Theo tôi được nghe nói chính vì những khó khăn đó mà Đặc Sứ Về Trung Đông là ông George Mitchell quyết định từ chức, ngày mai sẽ là ngày làm việc cuối cùng của ông và Nhà Trắng chưa cho biết Tổng Thống Obama sẽ chọn ai thay thế.
-Cám ơn anh Nguyễn Khanh.