Việt Nam làm được gì trong vấn đề sông Mekong khi là Chủ tịch ASEAN?
2020.03.09
Hiệp định ứng xử của các quốc gia thuộc sông Mekong
Báo mạng VnExpress, vào đầu tháng 3 đăng tải trong mục “Góc nhìn” một bài viết có nhan đề “Chung một dòng sông”, của Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương.
Trong bài viết vừa nêu, tác giả đề cập đến ghi nhận của các tổ chức và giới chuyên gia gắn bó với vùng đồng bằng sông Cửu Long rằng tình trạng xâm nhập mặn, nguồn nước bị suy thoái khiến sạt lở, mùa màng thất bát trong năm 2020 có thể gây thiệt hại cao hơn mọi năm. Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng khô hạn, xâm mặn, lún sụt tiếp tục kéo dài thì kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam, càng bị đe dọa nghiêm trọng. Và như một hệ quả phần lớn người dân địa phương đã và đang phải di cư đến nơi khác để tìm kế sinh nhai.
Qua ghi nhận thực tế này, Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương đề ra một kế hoạch với tầm nhìn ngắn, trung và dài hạn. Trong đó, ông nhấn mạnh về tầm nhìn xa trên 10 năm thì phải bắt đầu từ bây giờ cần nỗ lực đi đến một “Hiệp định ứng xử cho toàn lưu vực với sáu quốc gia đang chia sẻ nguồn nước giống như Hiệp định khai thác và phát triển lưu vực sông Rhine ở Châu Âu”.
Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương cho rằng Hiệp định ứng xử này là chìa khóa của vấn đề, bởi vì nguyên nhân quan trọng của khó khăn hiện nay với đồng bằng sông Cửu Long là do những đập nước thượng nguồn sông Mekong gây ra. Và, Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương kết thúc bài viết “Chung một dòng sông” với lập luận nếu như Việt Nam không dám lên tiếng mạnh mẽ và kêu gọi, thúc đẩy cho ra đời một hiệp định quốc tế được tôn trọng bằng tầm nhìn xa và những kiến thức khoa học thì không ai cứu được đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nếu không tạo ra một nguyên tắc cứng xử chung văn minh, nhất quán thì liệu rằng các quốc gia trong lưu vực sông Mekong “còn dòng nước chung mà uống mãi được không”.
Bài viết “Chung một dòng sông” của Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương được nhiều độc giả quan tâm và bày tỏ qua trang fanpage của VnExpress về sự lo ngại cho viễn cảnh không xa ngày đồng bằng sông Cửu Long bị “bức tử”. Một số độc giả lên tiếng rằng giải pháp dài hạn cho một Hiệp định ứng xử chung mà Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương đề xuất sẽ có thể rất khó để thực hiện vì thực tế các nước trên thượng nguồn sông Mekong xây dựng hàng loạt đập thủy điện mà chính Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương cho là “tham lam và ích kỷ”.
Đài RFA nêu vấn đề với Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ và được ông cho biết trong nhiều năm qua 6 quốc gia trên lưu vực sông Mekong đã nhiều lần thảo luận về sẽ có những hợp tác chia sẻ nguồn nước và thúc đẩy sự phát triển trên hệ thống sông Mekong. Thế nhưng, những kêu gọi đó mang tính chung chung và mang hình thức ngoại giao nhiều hơn là thực tế.
Trung Quốc đưa ra một đề xuất gọi là thực hiện ‘Lancang-Mekong Cooporation’, tức là một sự hợp tác Langcang-Mekong, kết nối giữa phần trên và phần dưới của sông Mekong. Tuy nhiên, Trung Quốc phải có vai trò chính yếu trong sự hợp tác này. Qua đó cho thấy Trung Quốc bộc lộ ý đồ muốn sử dụng nguồn nước Mekong như là một công cụ để kiểm soát dòng chảy ở các nước hạ lưu. Điều này cũng rất là thử thách và gây khó khăn cho những nước bên dưới. Cộng thêm yếu tố là Lào muốn trở thành một ‘bình điện’ của khu vực này để phát triển và điều này làm cho việc sử dụng nước ở hạ lưu ngày càng khó khăn hơn. Tôi cho rằng với những lợi thế mà Trung Quốc hay Lào đang nắm thì đòi hỏi 6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong xây dựng ra một hiệp ước mới mà có lợi hơn cho những nước hạ lưu thì rất là khó
-Tiến sĩ Lê Anh Tuấn
Liên quan đề xuất về giải pháp dài hạn cho một Hiệp định ứng xử của 6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong của Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn trình bày thêm:
“Lời kêu gọi này cũng không có gì là mới. Vấn đề các nước trên lưu vực sông Mekong có thực tâm cùng nhau hợp tác với nhau và cùng chia sẻ những rủi ro hoặc những lợi ích trên sông Mekong hay không? Ngoài ra còn thêm một vấn đề nữa là Trung Quốc cũng muốn khống chế nguồn nước ở phía dưới thượng nguồn nên họ không có thực tâm chia sẻ nguồn nước phía trên của sông Mekong, tức là khu vực mà họ gọi là Lan Thương. Trung Quốc đã không tham gia Ủy ban sông Mekong từ ban đầu rồi và họ cứ lặng lẽ xây dựng ra một loạt các đập thủy điện ở Vân Nam. Bây giờ các chuỗi thủy điện của họ gần như là hoàn tất. Đồng thời Trung Quốc đưa ra một đề xuất gọi là thực hiện ‘Lancang-Mekong Cooporation’, tức là một sự hợp tác Langcang-Mekong, kết nối giữa phần trên và phần dưới của sông Mekong. Tuy nhiên, Trung Quốc phải có vai trò chính yếu trong sự hợp tác này. Qua đó cho thấy Trung Quốc bộc lộ ý đồ muốn sử dụng nguồn nước Mekong như là một công cụ để kiểm soát dòng chảy ở các nước hạ lưu. Điều này cũng rất là thử thách và gây khó khăn cho những nước bên dưới. Cộng thêm yếu tố là Lào muốn trở thành một ‘bình điện’ của khu vực này để phát triển và điều này làm cho việc sử dụng nước ở hạ lưu ngày càng khó khăn hơn. Tôi cho rằng với những lợi thế mà Trung Quốc hay Lào đang nắm thì đòi hỏi 6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong xây dựng ra một hiệp ước mới mà có lợi hơn cho những nước hạ lưu thì rất là khó.”
Tận dụng vị thế Chủ tịch ASEAN trong thúc đẩy hợp tác?
Dưới góc độ ngoại giao, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện đang là Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho rằng trong thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN thì Việt Nam cần phải:
“Việt Nam phải luôn ý thức được tác hại của những đập nước ở thượng nguồn, phải nhấn mạnh hơn nội dung về Mekong trong 2 cuộc họp cấp cao ASEAN, vào tháng 4 và tháng 11 tới đây, về ‘những quả bom nước’ đe dọa 5 quốc gia hạ nguồn. Việt Nam không một phút nào được lãng quên tiến độ suy thoái của sông Mekong và nhiều nhánh sông của nó đang tàn phá sức khỏe kinh tế và môi trường của vùng hạ lưu sông Mekong, địa bàn của khoảng 20 triệu nông dân và ngư dân.”
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng lưu ý Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN chỉ có1 năm, cho nên về dài hạn:
“Làm sao sau 1 năm nữa, Việt Nam vẫn là nước đồng-dẫn dắt, cùng với Mỹ, Nhật thúc đẩy ưu tiên cao nhất các dự án hiện nay, đặc biệt là ‘Sáng kiến Hạ nguồn Mekong’ (LMI) của Mỹ. Cam kết của Nhật Bản hỗ trợ các nước ở lưu vực Mekong 7 tỷ đô la Mỹ (USD) nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng. Trong quá trình thúc đẩy các dự án Mekong, phải luôn ý thức, dù là vấn đề Mekong, hay vấn đề COC (Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông), tất cả phải được đặt trong cuộc đấu tranh chống lại chính sách mở rộng ảnh hưởng một cách thái quá như một lời nguyền về địa lý đối với Đông Nam Á của Trung Quốc. Do đó, Uỷ ban sông Mekong Việt Nam phải có xây dựng tầm nhìn dài hạn để dẫn dắt, phối hợp để thúc đẩy các hoạt động tại Uỷ hội sông Mekong (MRC).”
Nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nhấn mạnh rằng Việt Nam phải cảnh báo về các hệ luỵ nhãn tiền trong việc xây dựng các đập thủy điện nhằm tập trung kiểm soát dòng chảy, các kế hoạch mở rộng và nạo vét lòng sông, các cuộc tuần tra trên sông ngoài biên giới và áp lực của một số bên trong việc đưa ra các quy định nhằm quản trị dòng sông theo cách làm suy yếu vai trò của các thể chế quốc tế.
Việc khẩn trương cần làm trước mắt
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng đề cập đến công trình nghiên cứu của Nhà nghiên cứu-Bác sĩ Ngô Thế Vinh qua hai cuốn sách “Cửu Long cạn dòng-Biển Đông dậy sóng” và “Mekong-Dòng sông nghẽn mạch”. Chuyên gia về sông Mekong Ngô Thế Vinh với cơ sở khoa học, viễn kiến và tính xác thực của dự báo đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của tình trạnh sông Mekong đang hấp hối cũng như những tác hại mà đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam ở hạ nguồn dòng sông này đang gánh chịu chính là hệ thống các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Tiến sĩ Đinh Hòang Thắng cho rằng:
“Tôi nghĩ quan trọng nhất và khẩn trương nhất, Việt Nam phải tính toán lại việc bỏ vốn đến 38% cùng xây dựng một con đập Luang Prabang khổng lồ trên sông Mekong, có công suất 1400 MW, tháng 4 tới đây khởi công (do PV Power, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tham gia trong dự án này). Đập thủy điện Luang Prabang trị giá 2,3 tỷ USD. Ở đây có 3 vấn đề phải xem lại: Nó sẽ ảnh hưởng tiếng nói của VN sau này. Bởi vì Việt Nam đã có ý kiến về việc Trung Quốc và 1 nước xây dựng quá nhiều đập trên Mekong, mà Việt Nam cùng Lào xây cái đập này thì tự tước quyền của mình trong vấn đề bảo vệ sông Mekong. Thứ hai, việc làm này tạo tiến lệ ngy hiểm. Thứ ba, đối với trong nước cấn phải có chấp thuận của Quốc hội, chứ không thể tự quyết định như thế được.”
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, nói với RFA mặc dù có lập luận được đưa ra rằng Việt Nam không tham gia đầu tư thì Lào vẫn xây dựng đập thủy điện Luang Prabang và PV Power đầu tư 38% trong dự án này nhằm để có thể có những quyết định điều tiết dòng chảy của sông Mekong tốt hơn hoặc có những ý kiến để khai thác nguồn sông đó; thế nhưng:
Tôi nghĩ quan trọng nhất và khẩn trương nhất, Việt Nam phải tính toán lại việc bỏ vốn đến 38% cùng xây dựng một con đập Luang Prabang khổng lồ trên sông Mekong, có công suất 1400 MW, tháng 4 tới đây khởi công (do PV Power, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tham gia trong dự án này). Đập thủy điện Luang Prabang trị giá 2,3 tỷ USD. Ở đây có 3 vấn đề phải xem lại: Nó sẽ ảnh hưởng tiếng nói của VN sau này. Bởi vì Việt Nam đã có ý kiến về việc Trung Quốc và 1 nước xây dựng quá nhiều đập trên Mekong, mà Việt Nam cùng Lào xây cái đập này thì tự tước quyền của mình trong vấn đề bảo vệ sông Mekong. Thứ hai, việc làm này tạo tiến lệ ngy hiểm. Thứ ba, đối với trong nước cấn phải có chấp thuận của Quốc hội, chứ không thể tự quyết định như thế được
-Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng
“Theo tôi, sự tham gia của Việt Nam thì cái hại sẽ lớn hơn cái được rất nhiều và tôi cho đây là một sự bất cập vì lợi ích chưa rõ ràng, nhưng cái hại rất rõ là làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bị thiếu phù sa, thiếu nguồn cát và bị nguy cơ sạt lở, lún sụt hoặc bị giảm dinh dưỡng, giảm nguồn cá cho các vùng hạ lưu càng ngày càng rõ ràng hơn. Cộng thêm các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở cùng đồng bằng sông Cửu Long càng phát triển rõ hơn, gây ra thêm khó khăn hơn.”
Trong một cuộc phỏng vấn với RFA hồi trung tuần tháng 11 năm 2019, Nhà nghiên cứu-Bác sĩ Ngô Thế Vinh, thành viên của Viet Ecology Foudation quả quyết rằng Lào đã có những hành xử đơn phương và độc đoán, bất chấp mọi mối quan tâm của các quốc gia thành viên khác trong MRC, qua các dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay và Luang Prabang sắp tới đây. Chuyên gia sông Mekong Ngô Thế Vinh khẳng định Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ Hiệp Định Mekong 1995, buộc Lào phải tuân thủ những điều khoản cam kết trong Hiệp định này vì sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long với 20 triệu cư dân và cũng là bảo vệ an ninh lương thực cho toàn vùng.
Nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh cảnh báo Chính phủ Việt Nam rằng Trung Quốc rất muốn phân hóa chia rẽ giữa các quốc gia Mekong và hiện trạng 3 nước Đông Dương thì đã có Lào và Campuchia đang tách ra khỏi Việt Nam để rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Bác sĩ Ngô Thế Vinh cho rằng việc Hà Nội cần làm ngay và phải làm là hủy dự án Luang Prabang và hoãn thêm 10 năm tới năm 2030 tất cả các con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào.