Ai sẽ giúp người nghèo?
2009.07.15
Đã có không ít cá nhân, gia đình buông xuôi tất cả trong tuyệt vọng, chấp nhận thua thiệt như đó là sự mặc định của định mệnh nhưng cũng có những cá nhân, những gia đình không đầu hàng số phận…
Bất kể thế nào thì những câu chuyện về các cá nhân, các gia đình này vẫn gợi nơi người biết chuyện sự xót xa, day dứt. Còn gì nữa sau cảm nhận đó?
Nhà nghèo hiếu học
Tuần qua, trong các thông tin liên quan đến đợt tuyển sinh đại học của năm nay ở Việt Nam, công chúng đặc biệt quan tâm đến hai câu chuyện, liên quan tới hai thí sinh, một ở miền Trung và một ở miền Tây Nam bộ.
Câu chuyện thứ nhất kể về một nữ thí sinh tên là Bích Thị Xuân, người Chăm, ngụ ở xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Cha cô là một người chuyên vác cá thuê, còn mẹ cô thì đi mót lúa để nuôi năm đứa con. Cũng vì vậy mà họ không đủ khả năng nuôi các con ăn học thành tài.
Để có thể đeo đuổi việc học, Bích Thị Xuân cũng đi làm thuê. Song gánh nặng từ chuyện học hành của chị em cô không vì thế mà nhẹ đi. Một trong số bốn đứa em của cô gái này đã tự nguyện bỏ học đi chăn bò để các anh, chị, em của mình vẫn có thể tới trường. Mùa tuyển sinh đại học năm nay, Bích Thị Xuân vào TP.HCM để dự thi…
Cuối cùng, người chủ căn nhà mà cô thuê chỗ trọ đã kể với báo giới về việc, do quá nghèo, Bích Thị Xuân đã nhịn ăn suốt ba ngày nhằm tiết kiệm tiền chờ đợt thi thứ hai.
Bích Thị Xuân kể với phóng viên báo điện tử Dân Trí rằng, cô đã quen nhịn đói, các thành viên trong gia đình thường phải nhường cơm cho nhau nên cô ăn rất ít. Nhờ vậy, cô có thể nhịn bốn bữa liên tục...
Báo chí Việt Nam còn giới thiệu với công chúng một thí sinh khác: Trương Văn Dương, ngụ tại xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Vào thời điểm đang diễn ra đợt thi thứ nhất, ông Phạm Ngọc Đáng, tài xế xe đò phát giác chàng thanh niên gầy gò, rách rưới, ngủ ở vỉa hè là thí sinh đang tham dự kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Sư phạm TP.HCM.
Quá ít tiền nên Trương Văn Dương tự đạp xe hàng trăm cây số, tìm về Sài Gòn dự thi. Quá ít tiền, Trương Văn Dương mang theo bánh tét, nước uống và ngủ ở lề đường để dự cho xong kỳ thi…
Hầu hết chúng tôi là người mua bán ve chai. Những ngày các em đi thi thì chúng tôi nghỉ làm công việc đó để giúp các em, để các em có tinh thần đi thi cho tốt!
Bà Trần Thị Ngân, Hà Nội
2 mặt của 1 vấn đề
Đã và đang có nhiều người chìa tay giúp Bích Thị Xuân và Trương Văn Dương. Trong đó có không ít người chẳng hề khá giả chút nào.
Hồi đầu tháng này, đài chúng tôi đã từng thực hiện một phóng sự giới thiệu việc linh mục, tu sĩ, giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội và khoảng 800 sinh viên cả Công giáo lẫn ngoài Công giáo cùng góp sức hỗ trợ những thí sinh nghèo về Hà Nội tham dự kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
Bà Trần Thị Ngân, một trong những người tình nguyện nấu nướng, cung cấp các bữa ăn cho những thí sinh nghèo kể: “Tôi bán ve chai. Hầu hết chúng tôi là người mua bán ve chai. Những ngày các em đi thi thì chúng tôi nghỉ làm công việc đó để giúp các em, để các em có tinh thần đi thi cho tốt!”.
Còn linh mục Nguyễn Văn Khải, giáo xứ Thái Hà, Hà Nội thì giải thích lý do khiến Tổng giáo phận Hà Nội, tổ chức công việc được gọi là “Tiếp sức mùa thi”:
“Thí sinh ở các vùng quê rất nghèo mà lối sống ở Hà Nội khác các vùng quê. Cho nên chúng tôi kêu gọi mọi người ở thành phố này, đang định cư cũng như những người đanghọc tập, làm việc tạm thời tại đây, mỗi người hy sinh một tí giúp các em có điều kiện ăn ở, đi lại tốt hơn, cho các em yên tâm để thi cử cho tốt đẹp. Chúng tôi nghĩ rằng, mỗi một em thi đậu đại học thì đất nước, quê hương có tương lai hơn.”
Số thanh niên nghèo, nỗ lực đến kiệt sức, với hy vọng có thể học hành thành tài để thay đổi số phận, rộng hơn là những người nghèo đang phải gánh chịu vô số thiệt thòi, khổ đau, vẫn nhận được những sự giúp đỡ đáng trân trọng như thế của nhiều người giàu lòng hảo tâm. Song chừng đó đã đủ?
Nhà báo Vũ Đình Trọng, một biên tập viên của nhật báo Viet Herald, tại Nam California, chia sẻ suy nghĩ của ông về những phóng sự xã hội mà ông đã đọc trên báo chí Việt Nam:
“Tôi có nhiều
cảm
xúc trái ngược nhau khi đọc những
câu chuyện như thế trên báo chí Việt
Nam. Một
mặt,
những
câu chuyện này khiến người ta cảm
phục
nghị
lực
của
những
người
không khuất phục nghịch cảnh,
cũng như
cảm
kích nghĩa cử của những người
tham gia tương trợ người khác vượt
qua nghịch
cảnh.
Chính quyền Việt Nam sẽ dựa vào đâu để xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh như họ vẫn tuyên bố? Thật đau lòng khi người nghèo, chiếm đa số trong xã hội chỉ biết trông chở vào may mắn và sự trắc ẩn của đồng loại.
Nhà báo Vũ Đình Trọng, California
Mặt khác, tôi lại cảm thấy hết sức phẫn nộ. Tai sao đến giờ này, Việt Nam vẫn chưa có chính sách an sinh xã hội hợp lý và hữu hiệu? Nếu may mắn được báo chí nhắc tới thì người nghèo, người bất hạnh mới có cơ hội vượt qua nghịch cảnh, còn không thì đành chịu!
Thiếu chính sách an sinh xã hội hợp lý và hữu hiệu, chính quyền Việt Nam sẽ dựa vào đâu để xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh như họ vẫn tuyên bố? Thật đau lòng khi người nghèo, chiếm đa số trong xã hội chỉ biết trông chở vào may mắn và sự trắc ẩn của đồng loại.”
Trước nay, chính phủ Việt Nam vẫn thường tỏ ra rất tự hào về các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế.
Còn trong lĩnh vực xã hội? Hồi tháng 3 năm 2007, tại một hội nghị về chủ đề “Cập nhật nghèo” do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, giới nghiên cứu xã hội cho biết, so với các số liệu khảo sát năm 1993 thì tới năm 2004, khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang nới rộng liên tục và đáng kể.
Năm 1993, chi cho tiêu dùng tính trên đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình nghèo nhất, đến năm 2004, tỷ lệ này tăng lên 6,3 lần. Phát triển đã làm tăng thêm khoảng cách giữa các nhóm dân cư, sự phân tầng xã hội rõ nét hơn và hệ lụy tất yếu sẽ là tạo thêm bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo.
Năm 2006, chính quyền Việt Nam loan báo triển khai “Chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo”, theo đó, sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15% vào năm 2010.
Chỉ còn sáu tháng nữa là đến năm 2010 nhưng các báo cáo gần đây của một số tổ chức quốc tế cho thấy, khoảng 50% dân số Việt Nam vẫn chưa có thu nhập vượt qua ngưỡng nghèo là 2 đô la Mỹ/người/ngày/.
Ai đã, đang và sẽ giúp người nghèo? Thực tế cho thấy đối tượng phải giúp họ thoát khỏi nghèo đói một cách căn cơ, hợp lý vẫn chưa phải là chính quyền. Chẳng lẽ đó không phải là chức trách của chính quyền?