Cần thay đổi thể chế hay lãnh đạo chấp nhận chuyển giao quyền lực?

RFA
2022.03.21
Cần thay đổi thể chế hay lãnh đạo chấp nhận chuyển giao quyền lực? Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
REUTERS

Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 5 - khóa XIII dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2022. Hiện vấn đề thay đổi nhân sự lãnh đạo đã được dư luận mạng xã hội bàn tán, đặc biệt là liệu Tổng Bí thư Đảng CSVN - ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chấp nhận từ chức và chuyển giao quyền lực?

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, khi trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 21/3, nhận định:

“Tôi tin rằng Hội nghị Trung ương 5 về nhân sự thì khả năng rất cao ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực. Bởi vì các lý do mà người dân thấy rất rõ, thứ nhất là vấn đề tuổi tác và sức khỏe. Thứ hai là chủ trương ‘đốt lò’ của ổng cũng thành công ở mức độ nhất định tối thiểu... Thứ ba là tính văn hóa nông nghiệp vẫn đậm đặc trong mô hình tổ chức của nhà cầm quyền CSVN từ trước đến giờ... Đó là vấn đề phân biệt vùng miền vẫn rất rõ ràng. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng từng tuyên bố mà ai cũng biết, đó là ‘người bắc có lý luận’... để nắm chức vụ Tổng Bí thư.”

Tôi tin rằng Hội nghị Trung ương 5 về nhân sự thì khả năng rất cao ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực. Bởi vì các lý do mà người dân thấy rất rõ, thứ nhất là vấn đề tuổi tác và sức khỏe.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già

Tuy nhiên nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, trong tình hình hiện nay thì vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng đã chấm dứt. Đặt biệt cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang diễn ra rất dữ dội... thì Việt Nam cũng cần một người vừa bảo đảm về đối nội, nhưng cũng vừa bảo đảm đối ngoại. Ông Nguyễn Ngọc Già nói tiếp:

“Vì vậy tôi tin rằng vai trò của ông Trọng đã chấm dứt và ổng sẽ chuyển giao quyền lực. Và tôi nghĩ rằng, để mà chuyển giao quyền lực, thì tôi chọn một trong hai người có thể nắm chức Tổng Bí thư, một là ông Nguyễn Xuân Phúc, hai là ông Vương Đình Huệ. Tuy nhiên giữa ông Phúc và ông Huệ thì tôi cân nhắc và nghĩ rằng ông Nguyễn Xuân Phúc thích hợp hơn trong thời điểm hiện nay. Bởi vì ông Phúc là Chú tịch nước, bây giờ cần nắm luôn chức Tổng Bí thư để đảm bảo cả đối nội và đối ngoại.”

000_8ZL9GB.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội năm 2021. AFP.

Vào ngày 31 tháng 1 năm 2021, ông Nguyễn Phú Trọng đã chính thức tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp tại Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư lần thứ ba, ông Trọng đã có ngoại lệ đặc biệt đối với quy định tuổi cho lãnh đạo cấp cao. Dư luận khi đó đặt câu hỏi, liệu ông có làm hết nhiệm kỳ kéo dài năm năm hay không? Nhiều người còn cho rằng, có thể có một thỏa thuận ngầm là nếu có người thay thề được đồng thuận, thì ông sẽ nghỉ trước khi hết nhiệm kỳ.

Liệu ông Trọng sẽ ‘tham quyền cố vị’ hay chấp nhận từ chức? Trao đổi với RFA tối ngày 21/3 từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, chuyện ‘tham quyền cố vị’ trong giới lãnh đạo Việt Nam là có:

“Các ông ấy là có ‘tham quyền cố vị’... tại vì người ta không ‘tham quyền cố vị’ khi người ta có tài năng thật sự, làm việc thật sự... chứ mấy ông hiện nay thì ông nhiều, ông ít... Nhưng tôi thì nhận xét đều ‘tham quyền cố vị’ cả. Vì nếu không ‘tham quyền cố vị’ thì khi làm việc gì sai trái rõ ràng quá thì phải từ chức. Ở Việt Nam trước đây có một hai ông gì đấy như Bộ trường Bộ Nông nghiệp Lê Huy Ngọ có từ chức... Còn những ông sau này chả thấy ông nào từ chức cả, mà tìm cách giữ chặt thôi. Thành ra chuyện ‘tham quyền cố vị’ của giới lãnh đạo Việt Nam là có, nhiều hay ít thôi.”

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người có tài năng thật sự thì cần quyền, cần vị là đúng. Những người có tư tưởng thật sự họ muốn có quyền để thực hiện tư tưởng của họ, những người đó rất cẩn quyền lực, rất cần quyền vị... Nhưng Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, ở Việt Nam không có hiện tượng như vậy.

Ít ra là thay đổi phương thức, khi chưa thay đổi được thể chế một cách đàng hoàng, thật sự là tam quyền phân lập... Đấy mới là vấn đề lớn, chứ còn nhân sự thì tôi nghĩ rằng nếu thay người này, người kia... mà phương thức không thay, thì cũng chả giải quyết được vấn đề gì.
-Ông Nguyễn Khắc Mai

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, khi trả lời RFA từ Hà Nội hôm 21/3 thì cho rằng vấn đề không phải là thay đổi nhân sự lãnh đạo Đảng mà phải thay đổi thể chế... hay ít nhất là phương thức lãnh đạo của Đảng:

“Hiện nay đang có vấn đề về phương thức giữa sự hoạt động của đảng với chính quyền, Đảng với các cơ quan quyền lực khác như Quốc Hội, Đảng với Chủ tịch nước... đều đang trục trặc. Nó sẽ tạo ra sự không thuận lợi cho hoạt động của chính quyền, cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Không phải là vấn đề là một người trẻ nào thay ông Trọng, mà vấn đề là phải thay đổi phương thức. Ít ra là thay đổi phương thức, khi chưa thay đổi được thể chế một cách đàng hoàng, thật sự là tam quyền phân lập... Đấy mới là vấn đề lớn, chứ còn nhân sự thì tôi nghĩ rằng nếu thay người này, người kia... mà phương thức không thay, thì cũng chả giải quyết được vấn đề gì.”

Dư luận cho rằng, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam không nên cho phép những người quá tuổi tại vị quá lâu, mà nên chuyển giao thế hệ, tìm nhân sự phù hợp sự phát triển của Việt Nam... còn những lãnh đạo lão thành nhiều kinh nghiệm vẫn có thể làm cố vấn, trợ giúp những lãnh đạo trẻ đương nhiệm.

Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút trang Thoibao.de khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây cho rằng, lòng tham của những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thì rất vô cùng, nhất là về tham nhũng quyền lực. Nó loại gần 100 triệu người dân ra khỏi việc điều hành đất nước, chỉ có một nhóm nhỏ trong Đảng nắm quyền lực và tham nhũng quyền lực.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
22/03/2022 08:54

Nguyễn Phú Trọng trong buổi làm việc với tập thể lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hòa Bình sáng 22-3-2022 đã đặt câu hỏi "vì sao có văn hóa Hòa Bình". Vậy ông làm sao nghỉ được cho đến khi trả lời được câu hỏi này. Làm sao "cống hiến hiến cho đảng, nhà nước và nhân dân đến hơi thở cuối cùng.
Và việc dề cao di sản văn hóa nổi tiếng như Mo Mường, sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước thi làm sao có thể là "người học trò trung thành của Các Mác và Lê-nin".

Duy Hữu, USA
22/03/2022 11:39

Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

Đảng vua Việt Cộng bất chính, đất nước Việt Nam ta tắc loạn.

Đảng vua, vua đảng... vua tham nhũng, vua tham ô, vua tham ăn hối lộ, ăn hôi, ăn thối, ăn trên, ăn dưới, ăn ngang, ăn dọc,
nói dọc, nói ngang... độc quyền... tham quyền cố vị... độc bọn, toàn bọn " lãnh đạo ", vô đạo, bá đạo, bá quyền... độc diễn
họp Đại hội đảng Búa Liềm... độc quyền.. xếp bàn, xếp ghế, chia bàn, chia ghế, bán bàn, bán ghế... độc quyền... tham quyền
cố vị... vì tiền, vì tiên, vì Tàu ... còn Tàu, còn tiền, còn đảng, còn tiên... mất cả tổ tiên, Tiên Rồng.

Muốn Việt Nam thay đổi, nhân dân Việt Nam cần phải đổi thay đảng Việt Cộng.
Muốn đổi thay đảng Việt Cộng, nhân dân Việt Nam cần phải thay đổi chính nhân dân Việt Nam.

Định hướng Tự do, Dân chủ, dân phải làm chủ... Đa đảng, Đa tài... Đa năng, Đa hiệu... Đa nguyên, Đa dạng... Đa chiều, Đa chiêu.

Ý dân là ý Trời, ý Đức Chúa Trời, ý Đức Phật > Tự do, Công bình, Bác ái, Từ bi > Độc lập + Tự do + Dân chủ + Hạnh phúc.

HỒ KHÙNG HÀNỘI VIỆTNAM
23/03/2022 08:18

Trong một bài phân tích phổ biến trên báo tài chính Nikkei của Nhật hôm Thứ Hai, 21 Tháng Ba, ông Derek Grossman nêu nhược điểm, thế yếu của một nước nhỏ như Ukraine trước tham vọng bá quyền bành trướng của ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, quá lớn mạnh. Ông so sánh với hoàn cảnh mà CSVN đang tự cột mình nếu xảy ra xung đột chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.
Dân Hà Nội chống cuộc viếng thăm của ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Ông Derek Grossman hiện là chuyên viên phân tích quốc phòng tại tổ chức nghiên cứu Rand Corp. Trước đó, ông từng là cố vấn tình báo tại Ngũ Giác Đài.
Cuộc xâm lăng của Nga ở Đông Âu khiến người ta so sánh giữa thảm họa mà Ukraine đang chịu đựng với Đài Loan đang đối diện với khả năng tồn tại trước áp lực của Trung Quốc. Nhưng theo ông Grossman, đó là bài học cho Việt Nam.
Ukraine và Đài Loan đều theo chế độ dân chủ, trong khi Nga và Trung Cộng đều độc tài sắt máu. Ông Putin là một tay độc tài không coi Ukraine là nước độc lập. Còn ông Tập Cận Bình coi Đài Loan chỉ là một tỉnh “nổi loạn,” áp lực tái hợp ôn hòa với chính quốc nếu không muốn bị tiêu diệt bằng quân sự.
CSVN tuy cũng là một nước độc tài đảng trị tương tự như Trung Quốc nhưng ngày càng bị áp lực nặng hơn từ Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Hiện Trung Quốc chưa đe dọa xâm lăng Việt Nam như Nga đang xâm lăng Ukraine, nhưng những căng thẳng trên biển và một vài vụ xung đột đổ máu đã xảy ra, nên không bảo đảm là xung đột không xảy ra trên đất liền khi hai nước có chung biên giới gần 1,300 km. Cuộc chiến biên giới 1979 vẫn thấy tưởng niệm hằng năm.
Theo ông Grossman, khả năng xảy ra xung đột giữa CSVN và Trung Quốc cao hơn là giữa Trung Quốc với Đài Loan.
CSVN công bố “Sách Trắng Quốc Phòng” xác định không “tham gia liên minh quân sự,” “không liên kết với nước này để chống nước kia,” “không sử dụng võ lực hoặc đe dọa sử dung võ lực trong quan hệ quốc tế.” Mục đích của chính sách quốc phòng này là nhằm trấn an Bắc Kinh.
Vì Hà Nội không liên minh quân sự với nước nào, cũng không nằm trong một liên minh quân sự nào, nó chính là cái kẹt mà Ukraine đang trả giá. Khối NATO không thể can thiệp trực tiếp vì lo ngại xảy ra Đệ Tam Thế Chiến với bom nguyên tử. Nếu CSVN bị Trung Quốc tấn công, Bắc Kinh không lo sợ bị nước nào chen vào can thiệp.
CSVN đã ký thỏa hiệp “Đối tác toàn diện” với hơn chục nước trên thế giới gồm cả những nước hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp. Hiệp định “Đối tác toàn diện” CSVN ký với Mỹ khi ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, tới Washington năm 2013 nằm ở cuối các bậc thang trong các mức độ đối tác chiến lược mà Hà Nội ký với các nước.
Khi Liên Xô sụp đổ đầu thập niên 1990 kéo theo sự tan rã của khối Cộng Sản Đông Âu, CSVN cố bám chặt lấy chủ nghĩa Cộng Sản để tồn tại nhưng cũng không còn liên minh quân sự với Nga. Hà Nội tự phải đối phó một mình với áp lực của Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông. Trong khi đó, Philippines, cũng tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, vẫn có thể dựa vào Mỹ nếu họ muốn dựa vào hiệp định an ninh hỗ tương có từ năm 1951.
Các chính phủ Mỹ liên tiếp cam kết bảo vệ Đài Loan dựa vào các hiệp định đã ký kết giữa đôi bên. Tháng Mười, 2021, Tổng Thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ít nhất hai lần là sẽ bảo vệ Đài Loan nếu bị Hoa Lục tấn công bằng quân sự. Mỹ đã cung cấp cho Đài Loan rất nhiều loại võ khí tối tân. Còn Hà Nội sẽ không dự trù có cái gì.
Ukraine đang bị nước láng giềng khổng lồ xâm lăng và tàn phá khủng khiếp. Nga đã cướp bán đảo Crimea năm 2014 rồi lại xâm nhập, xúi bẩy hai tỉnh Donetsk và Luhansk đòi tách ra. Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, sau khi Hà Nội nhuộm đỏ được cả nước thì đòi Bắc Kinh trả lại nhưng không được. Đến năm 1979 thì bị Bắc Kinh “dạy cho bài học” khi xua quân đánh giết suốt dọc sáu tỉnh từ Lào Cai đến Quảng Ninh. Năm 1988 thì Trung Quốc cướp bảy bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, nay đã biến chúng thành những đảo nhân tạo khổng lồ và cơ sở quân sự quy mô.
Hà Nội đả kích những ai đem so sánh cuộc chiến tranh Ukraine-Nga với những gì đã từng và có thể xảy ra giữa CSVN và Trung Quốc, thậm chí có người còn đề nghị nên tái lập lại hiệp định hỗ tương quân sự với Nga như trước kia.
Trung Quốc có lực lượng Hải Quân, Hải Cảnh lớn mạnh cùng với một đội dân quân biển hàng ngàn tàu xâm phạm các vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam rất thường xuyên. Bắc Kinh ngăn cấm Hà Nội dò tìm, khai thác dầu khí trong phạm vi “lưỡi bò” mà Hà Nội phải nín nhịn dù biết nó phi lý, ngang ngược.
Dân Việt Nam chống Trung Quốc bá quyền bành trướng tại Biển Đông. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Ngoài các loại võ khí tối tân được Mỹ cung cấp từ máy bay khu trục F-16 tới hỏa tiễn phòng không Patriot, Đài Loan còn tự sản xuất được nhiều thứ tối tân, kể cả tàu chiến, tàu ngầm. Trong khi đó, kỹ nghệ quốc phòng của CSVN gần với số không. Hơn 30 máy bay chiến đấu, bốn chiếc hộ tống hạm, sáu chiếc tàu ngầm, gần 100 chiếc chiến xa T-90 mua của Nga mấy năm nay cũng chỉ như trứng chọi đá khi đối diện lực lượng Trung Quốc.
Muốn xâm lăng Đài Loan, Bắc Kinh phải mở cuộc tấn công qua biển, khoảng cách hơn 160 km sẽ không dễ dàng. Nhưng Việt Nam cùng chung biên giới với Trung Quốc, tương tự như Ukraine chung biên giới với Nga, cuộc xâm lăng trên bộ sẽ khác hẳn. Máu sẽ đổ từ biển lên bờ nhanh chóng.
Theo ông Grossman, xung đột xảy ra giữa Việt Nam với Trung Quốc trên biển có thể dễ xảy ra hơn là giữa Trung Quốc với Đài Loan. Ông cho rằng Washington nên để ý tới vấn đề nhạy cảm của Việt Nam. (TN) [qd]