Châu Á dẫn đầu chỉ số phát triển con người

Chương trình Phát triển LHQ vừa công bố bản báo cáo về nhân quyền 2010 nhìn lại những bước tiến mà các nước đã đạt được trong vòng 40 năm qua trong việc cải thiện cuộc sống của con người.

Những tiến bộ

Trong bản báo cáo năm nay, châu Á đã nổi lên là khu vực dẫn đầu với nhiều nước được xếp vào top 10 nước có bước tiến vượt bậc trong chỉ số phát triển con người. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những lo ngại. Việt Hà phỏng vấn bà Jeni Klugman, Giám đốc Văn phòng Báo cáo về phát triển con người của Liên Hiệp Quốc về bản báo cáo này. Trước hết bà Klugman nói về những điểm nổi bật của bản báo cáo năm nay như sau:

Chúng tôi thấy có những tiến bộ đáng kể trên toàn thế giới. Ví dụ như tỷ lệ được đăng ký đến trường đã tăng từ 55% lên mức 70%.

Jeni Klugman

Jeni Klugman: Báo cáo về phát triển con người năm nay của chúng tôi nhìn lại cả một quá trình 4 thập kỷ qua trên thế giới, đầu tiên chúng tôi tập trung vào chỉ số phát triển con người, vốn là một tổng hợp của thu nhập, sức khỏe và giáo dục. Và chúng tôi thấy có những tiến bộ đáng kể trên toàn thế giới. Ví dụ như tỷ lệ được đăng ký đến trường đã tăng từ 55% lên mức 70%. Chúng tôi cũng thấy những bước tiến nhanh nhất chủ yếu đến từ các nước nghèo bao gồm cả các nước nghèo đang phát triển ở châu Á và hiện đang dần bắt kịp với các nước giàu trên thế giới.

Việt Hà: Trong báo cáo lần này, chúng ta thấy có một số nước châu Á được xếp vào danh sách 10 nước có nhiều tiến bộ nhất, trong khi đó những tiến bộ này được xét cả về mặt phát triển kinh tế, sức khỏe và giáo dục. Vậy đâu là những nhân tố chính khiến các nước này đạt được những tiến bộ vượt bậc này?

Jeni Klugman: Thực ra các nước khác nhau thì những tiến bộ trong từng lĩnh vực cũng khác nhau. Chúng tôi có nói đến 10 nước tiến bộ vượt bậc bao gồm nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Nepal, Nam Hàn. Những tiến bộ này là so với mức khởi điểm của các nước này mà thôi. Ví dụ như Lào và Nepal hiện vẫn được coi là các nước nghèo, nhưng họ đã có những tiến bộ lớn so với mức ban đầu của mình vào năm 1970. Nhưng điều đáng quan tâm trong bản báo cáo lần này là con đường mà mỗi nước đã đi qua để đạt được mức ngày hôm nay. Trên thực tế Trung Quốc là nước duy nhất trong 10 nước có tiến bộ nhất đạt được tiến bộ chủ yếu qua tăng trưởng kinh tế mà thôi.

000_Del423524-250.jpg
Người Miến Điện đăng ký trước khi bỏ phiếu tại một trạm bỏ phiếu ở Loikaw, Kayah, phía đông của Yangon ngày 7 tháng 11 năm 2010. AFP PHOTO / STR.

Trong suốt 40 năm qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc rất đáng kể, mức thu nhập đầu người tăng lên khoảng 2000%. Nhưng những cải thiện trong lĩnh vực sức khỏe và giáo dục thì còn kém xa so với tiến bộ về kinh tế.

Một điểm đáng chú ý khác nữa là có một số nước đã chú ý hơn vào lĩnh vực sức khỏe và giáo dục, ví dụ như Lào và Nepal. Điểm cuối cũng rất đáng chú ý lần này là có một vài trường hợp đã có những bước tiến cân bằng đó là các nước như Indonesia và Nam Phi. Cả hai nước này đều nằm trong top 10 nước có tiến bộ nhất vì những cải thiện đáng kể không những trong lĩnh vực sức khỏe, giáo dục mà cả thu nhập.

Việt Hà: Việt Nam được đánh giá thế nào trong bản báo cáo này của Liên Hiệp Quốc, thưa bà?

Chúng tôi thấy sự mất cân đối trong phân chia nguồn lực và lợi ích ở Việt Nam ít hơn so với những nước khác trong khu vực.

Jeni Klugman

Jeni Klugman: Theo tôi, nhìn chung Việt Nam đã làm khá tốt, đây là một trường hợp khác đã có những bước tiến khá nhanh từ mức rất thấp khoảng 2 thập kỷ trước. Bây giờ Việt nam đã vượt Lào, Campuchia, chỉ còn sau Indonesia. Những thành tựu đạt được là ở tuổi thọ con người, khá cao vào lúc này, vào mức trung bình 75 tuổi, mức này thậm chí còn cao hơn so với Indonesia ở mức 72. Số năm được đi học ở trường học cũng khá tốt, vào mức trung bình 10 năm. Theo tôi những tiến bộ này của Việt Nam sẽ còn được tiếp tục trong tương lai. Nhưng có một điểm khác đặc biệt đáng chú ý là khi tính mức độ phân chia không công bằng vào chỉ số phát triển con người hiện có thì chúng tôi thấy sự mất cân đối trong phân chia nguồn lực và lợi ích ở Việt Nam ít hơn so với những nước khác trong khu vực. Và theo tôi đây cũng là một thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được.

Những lo ngại

Việt Hà: Vậy bên cạnh những thành tựu, Việt Nam có còn những điểm gì cần phải cải thiện nữa không thưa bà?

Jeni Klugman: Tất nhiên là có chứ. Ví dụ như mức trung bình đi học là 5 năm, tức là khá thấp, mức này ở Đông Á và Thái Bình Dương là 7 năm rưỡi. Thu nhập đã tăng lên khá nhanh trong thời gian qua nhưng vẫn còn rất thấp so với khu vực, tức là mới ở một nửa mức trung bình của khu vực. Ngoài ra Việt nam cũng vẫn còn gặp vấn đề về đói nghèo và tất nhiên sự phân chia nguồn lực và lợi ích chưa đều vẫn còn tồn tại.

Việt Hà: Trong báo cáo lần này, Liên Hiệp Quốc giới thiệu 3 chỉ số mới là chỉ số về cách biệt giới, chỉ số về nghèo đói mới, và chỉ số phát triển con người điều chỉnh. Xin bà cho biết tại sao lại có những chỉ số đó trong lần báo cáo này?

Việt nam cũng vẫn còn gặp vấn đề về đói nghèo và tất nhiên sự phân chia nguồn lực và lợi ích chưa đều vẫn còn tồn tại.

Jeni Klugman

Jeni Klugman: Những chỉ số đánh giá mới được thiết kế để đo lường những cái mà chúng ta vẫn biết từ lâu nay là những thiếu sót trong chỉ số phát triển con người, cho nên có những nước có cùng chỉ số HDI nhưng lại có thể có sự phân chia nguồn lực và lợi ích khác nhau và mức độ đói nghèo cũng khác. Cho nên, năm nay, dựa vào những thông tin đã có, và cả những phương pháp nghiên cứu tiên tiến, chúng tôi có thể đo lường sự mất cân bằng này ở 140 nước, và mức đói nghèo ở 100 nước lần đầu tiên. Đây là những bổ sung quan trọng cho chỉ số phát triển con người vốn có. Chỉ số đo lường đói nghèo mới bổ sung thêm những chi tiết cho mức đói nghèo được đo theo thu nhập đô la mỗi ngày của mỗi gia đình.

Chỉ số về những khác biệt giới cũng là một bổ sung quan trọng cho HDI. Ví dụ nhìn vào 10 nước có bước tiến lớn, thì chúng ta thấy vẫn có một số nước chưa thực hiện tốt trong lĩnh vực này. Cho nên khi đánh giá tiến bộ của một nước, chúng ta cũng phải nhìn vào vấn đề về cách biệt giới. Điều này tốt hơn nhiều là tổng hợp tất cả các chỉ số vào một chỉ số thì sẽ rất khó hiểu. Với cách này chính phủ các nước có thể nhìn vào và hiểu được những lĩnh vực nào nước mình làm tốt và những lĩnh vực nào chưa tốt.

Việt Hà: Những chỉ số này ảnh hưởng đến thứ hạng của các nước thế nào trong bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc?

Jeni Klugman: Mới hôm ngày 4 tháng 11 vừa qua, nhân kỳ họp thứ tám Quốc hội Khoá 12, tiến sĩ Trần Đình Bá gửi cho Bộ trưởng Giao thông Vận Tải, ông Hồ Nghiã Dũng một lá thư trong đó ông cho rằng.

Mới hôm ngày 4 tháng 11 vừa qua, nhân kỳ họp thứ tám Quốc hội Khoá 12, tiến sĩ Trần Đình Bá gửi cho Bộ trưởng Giao thông Vận Tải, ông Hồ Nghiã Dũng một lá thư trong đó ông cho rằng.

Với chỉ số HDI điều chỉnh thì Việt Nam đã tăng 9 hạng, bởi sự phân chia mất cân đối thấp hơn so với các nước khác. Ví dụ như Nam Hàn bị rớt rất nhiều, 18 hạng so với chỉ số cũ, Timoles cũng tụt hạng trong chỉ số mới, còn Indonesia và Việt nam thì tương đương nhau. Ở đây không có nghĩa là Việt nam không có sự mất công bằng, hiện vẫn có 16% trong chỉ số phát triển con người ở Việt Nam vẫn bị coi là mất công bằng. Nhưng các nước khác khi tính theo chỉ số mới thì mất nhiều hơn so với Việt Nam và do đó thứ hạng của Việt Nam tăng lên.

Việt Hà: Xin cảm ơn Bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Theo dòng thời sự: